Khái quát tình hình nền kinh tế; ngành kinh doanh phần mềm, dịch

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ phần Tập đoàn HIPT (Trang 50 - 73)

dịch vụ máy tính và tình hình tài chính Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần tập đoàn công nghệ CMC, Công ty cổ phần tập đoàn HIPT giai đoạn 2009 - 2011

2.2.1.1. Tình hình nền kinh tế và ngành kinh doanh phần mềm, dịch vụ máy tính giai đoạn 2009 – 2011

Bƣớc vào năm 2009, nền kinh tế nƣớc ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn, thách thức. Khủng hoảng tài chính của một số nền kinh tế lớn trong năm 2008 đã đẩy kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái, làm thu hẹp đáng kể thị trƣờng xuất khẩu, thị trƣờng vốn, thị trƣờng lao động và tác động tiêu cực tới nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác của nƣớc ta. Ở trong nƣớc, thiên tai dịch bệnh xảy ra liên tiếp trên địa bàn cả nƣớc cũng đã gây ảnh hƣởng lớn đến sản xuất và đời sống dân cƣ. Tính chung cả năm 2009, Tổng sản phẩm quốc nội tăng 5.32%, bao gồm: khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1.83%; khu

42

vực công nghiệp và xây dựng tăng 5.52%; khu vực dịch vụ tăng 6.63%. Với mục tiêu ƣu tiên là ngăn chặn suy giảm kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, trong năm qua Chính phủ đã tập trung thực hiện các gói kích cầu đầu tƣ và tiêu dùng; đồng thời chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, công trình trọng điểm nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tƣ và thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Do ngay từ đầu năm Chính phủ và các cấp, các ngành đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm chủ động phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung phát triển thị trƣờng trong nƣớc; chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt nên mức lạm phát năm 2009 không cao.

Kinh tế thế giới năm 2010 mặc dù đang phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu và có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung chƣa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế nƣớc ta. Ở trong nƣớc, thiên tai liên tiếp xảy ra, ảnh hƣởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống dân cƣ. Năm 2010 là năm có ý nghĩa to lớn và tầm quan trọng, đây là năm cuối thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2006-2010 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2001-2010. Kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của năm 2010 là cơ sở và đặt nền tảng cho việc xây dựng và thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2011, năm đầu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011-2020. Với quyết tâm cao của cả nƣớc, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong những nƣớc sớm vƣợt qua giai đoạn khó khăn và phục hồi nhanh sau khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2010 ƣớc tính tăng 6.78% so với năm 2009, trong đó quý I tăng 5.84%; quý II tăng 6.44%; quý III tăng 7.18% và quý IV tăng 7.34%. Thực hiện mục tiêu phục hồi tốc độ tăng trƣởng kinh tế đạt mức cao hơn năm 2009, nhiều dự án, công trình trọng điểm năm 2010 đã đƣợc các cấp,

43

các ngành tập trung chỉ đạo quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ nhằm sớm hoàn thành kế hoạch đề ra. Bên cạnh đó, hoạt động đầu tƣ xây dựng của các địa phƣơng trên cả nƣớc cũng phát triển khá mạnh nên giá trị sản xuất xây dựng năm 2010 theo giá thực tế ƣớc tính đạt 545,2 nghìn tỷ đồng, tăng 23.1% so với năm trƣớc. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2010 so với tháng 12/2009 tăng 11.75%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2010 tăng 9.19% so với bình quân năm 2009.

Bƣớc vào năm 2011, năm đầu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội 5 năm 2011-2015, nƣớc ta có những thuận lợi cơ bản: Tình hình chính trị ổn định; kinh tế - xã hội phục hồi trong năm 2010 sau hơn một năm bị tác động mạnh của lạm phát tăng cao và suy thoái kinh tế toàn cầu. Tuy nhiên, ngay sau đó những khó khăn, thách thức tiềm ẩn trong nội tại nền kinh tế thế giới với vấn đề nợ công, tăng trƣởng kinh tế chậm lại. Giá hàng hóa, giá dầu mỏ và giá một số nguyên vật liệu chủ yếu tăng cao và có diễn biến phức tạp. Ở trong nƣớc, lạm phát và mặt bằng lãi suất cao gây áp lực cho sản xuất và đời sống dân cƣ. GDP năm 2011 ƣớc tính tăng 5.89% so với năm 2010, tuy thấp hơn mức tăng 6.78% của năm 2010 nhƣng trong điều kiện tình hình sản xuất rất khó khăn và cả nƣớc tập trung ƣu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng trƣởng trên là khá cao và hợp lý. Vốn đầu tƣ toàn xã hội thực hiện năm 2011 theo giá thực tế ƣớc tính đạt 877,9 nghìn tỷ đồng, tăng 5.7% so với năm 2010. Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhƣng đã có xu hƣớng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0.53% so với tháng trƣớc, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1.38% và 1.98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010.

Trong những năm qua, ngành công nghệ thông tin đã trở thành ngành kinh tế quan trọng, có tốc độ phát triển hàng năm cao so với các khu vực khác, có tỷ lệ đóng góp cho tăng trƣởng GDP của cả nƣớc ngày càng tăng.

44

Tăng trƣởng doanh thu bình quân toàn ngành công nghiệp công nghệ thông tin trong giai đoạn 2001-2009 đạt 20-25%/năm. Đến cuối năm 2010, doanh thu công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số đã đạt gần 2 tỷ USD, doanh thu công nghiệp phần cứng đạt trên 5.6 tỷ USD, doanh thu dịch vụ viễn thông đạt trên 9.4 tỷ USD, đƣa tổng doanh thu toàn ngành viễn thông và công nghiệp công nghệ thông tin đạt gần 17 tỷ USD, gấp 19 lần so với năm 2000. Hạ tầng viễn thông Việt Nam đã đạt chuẩn quốc tế. Tổng số thuê bao điện thoại cả nƣớc tính đến cuối tháng 12/2010 ƣớc đạt xấp xỉ 126 triệu thuê bao, trong đó có xấp xỉ 14,3 triệu thuê bao cố định, số thuê bao Internet băng rộng trên cả nƣớc ƣớc gần 3.7 triệu thuê bao. Hiện trên cả nƣớc, 100% các trƣờng từ tiểu học đến đại học đã có kết nối Internet; 99.7% số xã đã có máy điện thoại cố định, nhiều nông dân có máy di động. Hệ thống đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin viễn thông phát triển nhanh cả về quy mô và hình thức đào tạo. Trong giai đoạn 2000 -2011, số lƣợng cơ sở đào tạo chính quy đại học và cao đẳng về công nghệ thông tin viễn thông tăng lên đáng kể, trong đó số cơ sở đào tạo đại học tăng gần 5 lần từ 42 lên 206, cao đẳng từ 36 lên 205, tăng gần 6 lần. Đến năm 2011, cả nƣớc có hơn 277 trƣờng đại học và cao đẳng đào tạo về nhóm ngành công nghệ thông tin viễn thông (chiếm 73% tổng số trƣờng) với 70 nhóm ngành công nghệ thông tin viễn thông, tin học và 59 khoa thuộc nhóm ngành điện tử - viễn thông, có 220 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên công nghệ thông tin viễn thông cấp trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, và 62 cơ sở đào tạo kỹ thuật viên điện tử - viễn thông. 100% các trƣờng từ tiểu học trở lên đã đƣợc kết nối Internet là điều kiện vô cùng thiết yếu cho phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin viễn thông cả trƣớc mắt và lâu dài. Ứng dụng công nghệ thông tin trong xã hội, ngƣời dân và doanh nghiệp

đã có những chuyển biến tích cực nhờ tác dụng lan toả của Chỉ thị 58-CT/TW

45

công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa”.

Năm 2010 Thủ tƣớng chính phủ ban hành Quyết định 1775/QĐ- TTg ngày 22/9/2010 về việc phê duyệt Đề án đƣa Việt Nam sớm trở thành nƣớc mạnh về công nghệ thông tin. Chính phủ đã xác định công nghệ thông tin là một trong những hạ tầng quan trọng, vừa là hạ tầng của ngành kinh tế - kỹ thuật, vừa là hạ tầng đặc thù phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền số. Mọi tầng lớp xã hội ở mọi miền đất nƣớc đều đƣợc tạo điều kiện để có thể khai thác, sử dụng thông tin điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của mình. Việt Nam đã trở thành một trong những nƣớc có số lƣợng ngƣời dùng Internet cao nhất. Tháng 6/2010, tỷ lệ số hộ gia đình có máy tính đạt 14.76% tăng hơn 6 lần so với năm 2002. Tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet đạt 12.84% tính đến tháng 12/2010. Đa số các doanh nghiệp đã có kết nối Internet để phục vụ hoạt động (khoảng 90%); với 67.7% doanh nghiệp đã có mạng cục bộ LAN và việc ứng dụng phần mềm trong quản lý điều hành bắt đầu đƣợc chú trọng. Các dịch vụ công cộng (giáo dục, đào tạo từ xa, chẩn đoán bệnh từ xa, thƣ viện điện tử,...) đã đạt nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Những ứng dụng mang tính kỹ thuật cao đã đƣợc áp dụng trong hoạt động của nhiều ngành nhƣ xây dựng, cơ khí, công nghiệp in ấn, dệt may, dầu khí, khí tƣợng thuỷ văn,…

Hiện nay, ngành công nghệ thông tin viễn thông thế giới đang có những xu hƣớng phát triển mới với sự hội tụ ngày càng sâu giữa các ngành điện tử, viễn thông, công nghệ thông tin và phát thanh truyền hình, sự chuyển dịch từ sản xuất sản phẩm sang dịch vụ công nghệ thông tin. Trong năm 2011 kinh tế Việt Nam bị suy thoái song ngành công nghiệp công nghệ thông tin vẫn giữa đƣợc tốc độ tăng trƣởng cao. Tổng doanh thu toàn ngành năm 2011 đạt 13.7 tỉ USD gấp 2.6 lần so với năm 2008 và tăng ngoạn mục 79% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trƣởng cao của lĩnh vực công

46

nghiệp phần cứng, điện tử với doanh thu chiếm tới 82% tổng doanh thu ngành. Cụ thể: Doanh thu công nghiệp phần cứng đạt 11,3 tỉ USD tăng trƣởng ngoạn mục 101%; Doanh thu công nghiệp phần mềm đạt 1,17 tỉ USD tăng trƣởng khiêm tốn 10% và Doanh thu công nghiệp nội dung số đạt 1.16 tỉ USD tăng trƣởng 25%. Do tác động của suy giảm kinh tế và chênh lệch tỉ giá USD/VND, tổng doanh thu viễn thông năm 2011 chỉ đạt gần 7 tỉ USD giảm gần 26% so với năm 2010. Một điều đáng quan tâm là doanh thu dịch vụ di động giảm từ 5.7 tỉ xuống còn 5.4 tỉ USD song vẫn áp đảo trong cơ cấu doanh thu với 77.5%. Trong khi đó, doanh thu dịch vụ cố định và Internet đều tăng với số liệu lần lƣợt là 361.8 triệu USD (tăng 70%) và 468.12 triệu USD (tăng 20%). Tuy nhiên, mặc dù mức tăng trƣởng chung vẫn cao, nhƣng ở một số lĩnh vực công nghệ thông tin viễn thông đã có sự giảm sút về tốc độ tăng trƣởng trong năm 2011. Cụ thể, ngành công nghiệp phần mềm mặc dù vẫn thể hiện là một lĩnh vực giàu tiềm năng, doanh thu năm 2011 đạt 1.17 tỷ USD, nhƣng mức độ tăng trƣởng chỉ còn 10% (trong khi các năm trƣớc đều trên 20%). Nguyên nhân do thị trƣờng phần mềm trong nƣớc và xuất khẩu đều bị ảnh hƣởng mạnh bởi suy thoái kinh tế thế giới cũng nhƣ của Việt Nam và bị cạnh tranh gay gắt từ các nƣớc nhƣ Philippines, Trung Quốc, Ấn Độ... Tính đến nay thị trƣờng viễn thông Việt Nam có 6 nhà cung cấp dịch vụ cố định, 7 nhà cung cấp dịch vụ di động và 50 nhà cung cấp dịch vụ Internet. Năm 2011, do tác động của suy giảm kinh tế và chênh lệch tỷ giá USD/VND, tổng doanh thu viễn thông chỉ đạt 7 tỷ USD, giảm gần 26% so với năm 2010 (9 tỉ USD). Bên cạnh đó doanh thu dịch vụ di động giảm từ 5.7 tỷ USD xuống còn 5.4 tỷ USD.

Môi trƣờng chính sách cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin viễn thông tƣơng đối hoàn thiện. Đã có nhiều văn bản quy phạm pháp luật về công nghệ thông tin đƣợc xây dựng và ban hành trong giai đoạn 2001- 2011, trong

47

đó điển hình có: Luật Giao dịch điện tử năm 2005, Luật công nghệ thông tin năm 2006, Luật Viễn thông năm 2009, Luật Tần số vô tuyến điện năm 2009, Luật Bƣu chính năm 2010 và nhiều Nghị định, Quyết định của Chính phủ, Thủ tƣớng Chính phủ về bƣu chính, viễn thông, Internet, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện,... Các văn bản này đã tạo thành hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ góp phần quan trọng thúc đẩy ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin viễn thông trong thời gian qua.

2.2.1.2. Phân tích so sánh tình hình Tài sản – Nguồn vốn

a. Tình hình Tài sản

Phân tích tình hình tình tài sản của doanh nghiệp sẽ giúp các nhà quản lý nắm đƣợc tình hình đầu tƣ (sử dụng) số vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đính kinh doanh của doanh nghiệp hay không để đƣa ra các chính sách điều chỉnh phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn tiếp theo.

48

Bảng 2.2: Cơ cấu tài sản FPT giai đoạn 2009 - 2011

CHỈ TIÊU FPT 2009 2010 2011 Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Mức tăng Tỷ trọng tăng Giá trị Mức tăng Tỷ trọng Tỷ trọng tăng A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 7,678,505 73.86% 8,839,022 71.84% 1,160,517 -2.03% 11,410,324 2,571,302 75.94% 4.11% I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền

2,310,510 22.23% 1,436,128 11.67% (874,382) - 10.55% 2,900,389 1,464,261 19.30% 7.63% II. Các khoản đầu tƣ

tài chính ngắn hạn 619,749 5.96% 563,892 4.58% (55,857) -1.38% 860,197 296,305 5.73% 1.14% III. Các khoản phải

thu ngắn hạn 2,545,551 24.49% 3,248,876 26.40% 703,325 1.92% 3,835,502 586,626 25.53% -0.88% IV. Hàng tồn kho 1,426,043 13.72% 2,448,472 19.90% 1,022,429 6.18% 3,265,652 817,180 21.73% 1.84% V. Tài sản ngắn hạn khác 776,651 7.47% 1,141,654 9.28% 365,003 1.81% 548,583 (593,071) 3.65% -5.63% B. TÀI SẢN DÀI HẠN 2,716,910 26.14% 3,465,522 28.16% 748,612 2.03% 3,614,585 149,063 24.06% -4.11% I. Các khoản phải thu dài hạn 109 0.00% 376 0.00% 267 0.00% 1,029 653 0.01% 0.00% II. Tài sản cố định 1,638,512 15.76% 2,000,339 16.26% 361,828 0.50% 2,185,959 185,620 14.55% -1.71% III.Bất động sản đầu tƣ - 0.00% - 0.00% - 0.00% - - 0.00% 0.00%

IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 909,809 8.75% 978,170 7.95% 68,361 -0.80% 885,742 (92,427) 5.90% -2.05% V. Lợi thế thƣơng mại 5,999 0.06% 221,714 1.80% 215,716 1.74% 216,366 (5,348) 1.44% -0.36% VI. Tài sản dài hạn

khác 162,482 1.56% 264,923 2.15% 102,441 0.59% 325,489 60,566 2.17% 0.01% TỔNG TÀI SẢN 10,395,415 100% 12,304,544 100% 1,909,129 0 15,024,909 2,720,364 100% 0

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán FPT giai đoạn 2009 – 2011)

Có thể thấy Tổng tài sản của FPT tăng lên qua các năm từ năm 2009 đến năm 2011. Chiếm tỷ trọng lớn trong Tổng tài sản của FPT là phần Tài sản ngắn hạn. Cụ thể:

- Năm 2009, tổng tài sản của FPT đạt mức 10,395,415 triệu đồng, đến năm

49

năm 2011 tăng thêm 2,720,364 triệu đồng so với năm 2010, đạt mức 15,024,909 triệu đồng.

- Tài sản ngắn hạn của FPT năm 2009 chiếm 73.86%, năm 2010 giảm

xuống một ít ở mức 71.84% và năm 2011 lại tăng lên 75.94% trong Tổng tài sản. Trong Tài sản ngắn hạn của FPT từ năm 2009 – 2011, chiếm phần lớn là Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền, Các khoản phải thu ngắn hạn và Hàng tồn kho. Năm 2009, Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền chiếm tới 22.23% ở

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính so sánh Công ty cổ phần FPT, Công ty cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty cổ phần Tập đoàn HIPT (Trang 50 - 73)