Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp là việc dựa trên những dữ liệu tài chính trong quá khứ và hiện tại của doanh nghiệp để tính toán và xác định các chỉ tiêu phản ánh thực trạng và an ninh tài chính của doanh nghiệp, nhằm mục đích đƣa ra những nhận định sơ bộ, ban đầu về thực trạng tài chính và sức mạnh tài chính của doanh nghiệp. Thông thƣờng, đối tƣợng quan tâm đến thông tin khái quát này chủ yếu là các nhà quản lý doanh nghiệp. Qua kết quả phân tích đó, các nhà quản lý nắm đƣợc mức độ độc lập về tài chính; về an ninh tài chính cũng nhƣ những khó khăn mà doanh nghiệp phải đƣơng đầu. Bên cạnh đó, các đối thủ cạnh tranh cũng sử dụng những thông tin để có đánh giá tổng quan về năng lực tài chính của doanh nghiệp để góp phần đƣa ra những chính sách hợp lý trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp mình.
Có thể thực hiện đánh giá khái quát tình hình tài chính theo các bƣớc sau:
1.3.1.1. Phân tích tình hình tài sản – nguồn vốn
a. Phân tích tình hình tài sản
Phân tích tình hình tình tài sản của doanh nghiệp, đặc biệt là phân tích cơ cấu sử dụng vốn sẽ giúp các nhà quản lý nắm đƣợc tình hình đầu tƣ (sử dụng) số vốn có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và có phục vụ tích cực cho mục đính kinh doanh của doanh nghiệp hay không.
17
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp đƣợc thực hiện bằng cách tính toán, so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích và kỳ gốc về cả tỷ trọng của từng bộ phận tài sản trong tổng tài sản cũng nhƣ giá trị của các bộ phận ấy. Bên cạnh đó còn xem xét xu hƣớng biến động của chúng theo thời gian để thấy đƣợc mức độ hợp lý của việc phân bổ.
b. Phân tích tình hình nguồn vốn
Qua việc phân tích tình hình nguồn vốn, các nhà quản lý nắm đƣợc cơ cấu vốn huy động, biết đƣợc trách nhiệm của doanh nghiệp đối với những ngƣời cho vay, nhà cung cấp, ngƣời lao động, ngân sách,... về số tài sản tài trợ bằng nguồn vốn của họ. Đồng thời các nhà quản lý cũng nắm đƣợc mức độ độc lập về tài chính cũng nhƣ xu hƣớng biến động của cơ cấu nguồn vốn huy động.
Việc phân tích cơ cấu nguồn vốn cũng tiến hành tƣơng tự nhƣ phân tích cơ cấu tài sản, tức là xem xét tỷ trọng của từng khoản mục trong tổng nguồn vốn và so sánh giá trị của các khoản mục ấy tại kỳ so sánh so với kỳ gốc.
1.3.1.2. Phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Mục tiêu phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là xác định mối liên hệ và đặc điểm các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả kinh doanh, đồng thời so sánh chúng qua một số niên độ kế toán liên tiếp và với số liệu trung bình của ngành (nếu có) để đánh giá xu hƣớng thay đổi từng chỉ tiêu và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp so với các doanh nghiệp khác.