- Tiếp tục củng cố, kiện toàn, sắp xếp lại bộ máy, hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, mạng lưới giao dịch phù hợp, gọn nhẹ.
- Xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá kết quả công việc của người lao động phù hợp với đặc thù từng vùng miền, từng tính chất công việc.
- Nghiên cứu cải tiến và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Tiếp tục kiến nghị cấp trên rà soát lại cơ chế quản lý và thủ tục vay vốn ngân hàng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận tín dụng của nông dân và doanh nghiệp.
- Giảm thiểu các thủ tục hành chính và các loại hồ sơ, giấy tờ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi đến giao dịch với ngân hàng.
điều kiện cho chi nhánh tiết giảm được chi phí sử dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả cho vay xây dựng NTM.
KẾT LUẬN
Với mục tiêu của đề tài đặt ra là: Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về tín dụng ngân hàng đối với hoạt động cho vay xây dựng NTM; phân tích, đánh giá thực trạng cho vay xây dựng NTM của Agribank Lâm Đồng giai đoạn 2010-2012; đưa ra các biện pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng trong giai đoạn mới. Sau thời gian nghiên cứu, đề tài “Hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Lâm Đồng” tác giả đã chỉ ra được những thành công và hạn chế của hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng đó là:
Những thành công
Một là, Chi nhánh đã luôn khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư cho vay đối với xây dựng NTM tại địa phương.
Hai là, Chi nhánh đã không ngừng tăng trưởng nguồn vốn huy động để mở rộng đầu tư cho vay xây dựng NTM.
Ba là, mạng lưới hoạt động của chi nhánh đã được mở rộng đến các xã, thị trấn, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế nhất là nông dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng một cách dễ dàng.
Bốn là, hoạt động cho vay xây dựng NTM tại chi nhánh ngày càng được mở rộng, dư nợ cho vay và số lượng khách hàng còn dư nợ ngày càng tăng, tỷ lệ nợ xấu luôn thấp hơn mức cho phép của NHNN.
Năm là, thông qua hoạt động cho vay xây dựng NTM chi nhánh đã góp phần xoá đói, giảm nghèo tại địa phương.
Sáu là, ý nghĩa về mặt xã hội. Thông qua hoạt động cho vay xây dựng NTM chi nhánh đã góp phần nâng cao nhận thức về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; trình độ dân trí và khả năng làm kinh tế ở nông thôn.
Những hạn chế
Một là, tuy nguồn vốn không ngừng tăng trưởng qua các năm nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu đầu tư cho vay tại chi nhánh.
Hai là, chất lượng nguồn nhân lực tại chi nhánh còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu đòi hỏi của công việc trong giai đoạn hiện nay.
Ba là, quy trình cho vay còn rườm rà; tài sản đảm bảo tiền vay là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chưa đáp ứng được nhu cầu cho vay xây dựng NTM, việc xử lý tài sảm đảm bảo chưa có sự hỗ trợ tích cực của các cơ quan có thẩm quyền.
Bốn là, hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa cao.
Với những thành công và hạn chế ở trên, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để khắc phục như: giải pháp về huy động vốn, giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng, giải pháp về nguồn nhân lực và giải pháp Marketing.
Cùng với một số giải pháp, tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị đối với Chính phủ, NHNN, các Bộ, ngành, UBND các cấp và Agribank nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để hoạt động cho vay xây dựng NTM tại Agribank Lâm Đồng ngày càng đạt được hiệu qủa cao.
Hoạt động cho vay xây dựng NTM là một vấn đề mới được triển khai, còn đang lung túng, mới lạ đối với các cấp, các ngành, đòi hỏi phải đi sâu nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau. Để có thể đánh giá một cách khách quan, cụ thể và toàn diện hơn về hoạt động cho vay xây dựng NTM có thể mở rộng đề tài nghiên cứu ở phạm vi bao quát hơn như hoạt động cho vay xây dựng NTM của các TCTD trên địa bàn Lâm Đồng hoặc ở khu vực Tây Nguyên.
Do thời gian nghiên cứu và những kiến thức về đề tài của tác giả có hạn nên luận văn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp của những người quan tâm.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Agribank (2012), Kế hoạch hành động của Agribank hưởng ứng phong trào thi đua “cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
2. Agribank Lâm Đồng (2012), Báo cáo tổng kết các năm từ 2010 đến 06/2012; Tài liệu xây dựng nông thôn mới tháng 04 năm 2012.
3. Ban chấp hành Trung ương(2012), Kỷ yếu tổng kết chương trình xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới (2009-2011) của Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới tháng 01 năm 2012.
4. Ban dân vận tỉnh ủy - TT ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Lâm Đồng (2012), Hướng dẫn liên tịch về phong trào thi đua “dân vận khéo” thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới ngày 19 tháng 06 năm 2012.
5. Bộ chính trị (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05 tháng 08 năm 2008 của Bộ chính trị về phát triển Tam Nông.
6. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn(2009), Thông tư số 54/2009/TT- BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Chính phủ (2010), Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ Tướng chính phủ về phê duyệt mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20 tháng 09 năm 2011 của Thủ Tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”; Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04 tháng 06 năm 2010 của Thủ tướng Chính Phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; Nghị quyết số
24/2008/NQ-CP ngày 28 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về: “Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”; Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 04 năm 2009 của Thủ tướng Chính Phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về Nông Thôn Mới.
8. Cục thống kê tỉnh Lâm Đồng (2011), Niên giám thống kê năm 2011 (từ 2006 đến 2011).
9. Đinh Phi Hổ (2008), Kinh tế học nông nghiệp bền vững, Nxb Phương Đông –
Thành phố Hồ Chí Minh
10.Cù Ngọc Hưởng (dịch giả) (2006), Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung Ương: “Lý luận, thực tiễn và chính sách xây dựng nông thôn mới Trung Quốc”; “Lý luận và thực tiễn xây dựng nông thôn mới XHCN”.
11.Nguyễn Minh Kiều (2006), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Thống kê.
12.Nguyễn Minh Kiều (2008), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng NHTM, Nxb thống kê.
13.Trịnh Thị Hoa Mai (2000), Kinh tế học tiền tệ - ngân hàng, Nxb Đại học Quốc
Gia, Hà Nội.
14.Nguyễn Thị Mùi (2006), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nxb Tài Chính.
15.Nguyễn Văn Mỹ (2008), Tín dụng ngân hàng nhằm phát triển vùng nguyên liệu cà phê chất lượng cao tại tỉnh Lâm Đồng. Luận văn thạc sỹ, trường Đại học
Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
16.Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2010), Thông tư số 14/2010/TT-NHNN ngày 14 tháng 06 năm 2010 của NHNN hướng dẫn chi tiết Nghị định 41/2010/NĐ- CP ngày 12 tháng 04 năm 2010.
17. Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng (2012), Báo cáo tổng kết các năm từ 2010 đến 06/2012; Báo cáo tình hình cho vay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng các năm từ 2010 đến 06/2012.
18.Nguyễn Tấn Nguyện (2010), Tín dụng ngân hàng đối với Doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngân hàng
Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
19.Vũ Tiến Thực (2007), Tín dụng ngân hàng góp phần phát triển ngành hoa tại Thành phố Đà Lạt, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ
Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
20.Nguyễn Quang Tùng (2011), Tín dụng ngân hàng đối với phát triển nông nghiệp, nông thôn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, luận văn thạc sỹ, trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí
Minh, Thành Phố Hồ Chí Minh.
21. Ủy Ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng (2010-2011), Báo cáo chương trình xây dựng NTM tỉnh Lâm Đồng 2009-2011; Quyết định số 2575/QĐ-UBND ngày 05/11/2010 về việc phê duyệt Chương trình xây dựng NTM của tỉnh giai đoạn 2010- 2020.
Website
22.www.agribank.com.vn: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn Việt Nam.