3.1.1. Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank.
Căn cứ những kinh nghiệm đúc rút sau hơn 2 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng NTM. Căn cứ nhiệm vụ mục tiêu của chương trình và định hướng phát triển kinh tế xã hội tại các xã xây dựng NTM, định hướng hoạt động cho vay xây dựng NTM của Agribank Việt Nam là:
- Tiếp tục giữ vững vị thế là NHTM hàng đầu, đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trên mặt trận phát triển nông nghiệp và nông thôn và xây dựng NTM. Tiếp tục chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc Agribank trên toàn quốc chủ động, phối hợp với Ban chỉ đạo địa phương để nắm bắt Chương trình phát triển kinh tế xã hội, nắm bắt tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM tại các xã này. Xác định được các dự án phát triển sản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống,...trên cơ sở đó xác định nhu cầu vốn tín dụng và chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Trường hợp các chi nhánh có khó khăn Agribank sẽ ưu tiên cân đối vốn để giải quyết nhu cầu cho các xã xây dựng NTM.
- Tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, đúc rút kinh nghiệm trong việc phối hợp và chỉ đạo hoạt động kinh doanh ngân hàng. Các chi nhánh trên toàn quốc tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010 của Thủ tướng Chính Phủ về phê duyệt mục tiêu Quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020.
- Triển khai có hiệu quả đề án “Agribank mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến 2010 và định hướng đến 2020”. Báo cáo Chính Phủ, NHNN cấp vốn bổ sung cho Agribank nhằm tạo điều kiện thực hiện tốt Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng NTM [1].
3.1.2. Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lâm Đồng.
Hưởng ứng phong trào thi đua cả nước chung tay xây dựng NTM theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Chương trình xây dựng NTM của tỉnh Lâm Đồng đã đưa ra định hướng hoạt động đầu tư xây dựng NTM giai đoạn 2012- 2020 như sau:
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện, sản xuất hàng hóa quy mô lớn, bền vững, ứng dụng nhanh và kịp thời các thành tựu khoa học – công nghệ nhất là công nghệ sinh học để đạt hiệu quả và giá trị cao, có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường. Nông dân có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, hài hòa giữa các vùng; tạo sự chuyển biến nhanh ở các vùng còn nhiều khó khăn để thu hẹp dần khoảng cách so với các đô thị. Nông thôn có cơ cấu kinh tế, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng phát triển và từng bước hiện đại, xã hội ổn định, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Huy động các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế nông thôn: Tiếp tục rà soát, xây dựng cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc nhằm thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, bảo quản chế biến nông lâm sản, đầu tư kinh tế rừng và xây dựng khai thác công trình thủy lợi, nước sinh hoạt, đường giao thông và chợ nông thôn. Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nông nghiệp, nông thôn tập trung cho các công trình trọng điểm, nhất là các công trình thủy lợi; triển khai thực hiện có hiệu quả công tác hỗ trợ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi thông qua các chương trình, dự án; tiếp tục huy động
các nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong khâu sản xuất, cải thiện cơ bản về đời sống, giảm tỷ lệ hộ nghèo tới mức thấp nhất.
- Giai đoạn 2012-2015 tiếp tục triển khai đồng bộ các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung 41 xã ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010-2015. Tập trung phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập người dân, phấn đấu sớm đạt tiêu chí Thu nhập và giảm nghèo.
- Năm 2015: Tổng kết giai đoạn 2010-2015 của Chương trình; điều chỉnh một số mục tiêu, nội dung cho phù hợp thực tế. Phấn đấu 100% xã đã được chọn ưu tiên đầu tư giai đoạn 2010-2015 đạt chuẩn NTM, trong đó có 06 xã trở lên hoàn thành trước thời hạn.
- Giao nhiệm vụ cho NHNN chi nhánh Lâm Đồng:
Có hướng dẫn cụ thể cho các địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận được nguồn vốn tín dụng theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12/04/2010 của Chính Phủ để cho vay vốn đầu tư phát triển sản xuất.
Phê duyệt, phát triển hệ thống mạng lưới tổ chức tín dụng phù hợp với nhu cầu phát triển trên địa bàn, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản trị các mặt hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận vốn vay và dịch vụ ngân hàng trong khu vực nông thôn.
Có kế hoạch tốt trong cân đối nguồn vốn, kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho các dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả, khả thi, xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình trên địa bàn nông thôn như đường xá, hệ thống điện, truyền thông, bưu điện, chợ nông thôn, trường học, nhà văn hóa, khu thể thao, cơ sở y tế...[21]
3.1.3. Định hướng hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới của Agribank Lâm Đồng. Agribank Lâm Đồng.
Trên cơ sở những định hướng hoạt động cho vay xây dựng NTM của Agribank và định hướng hoạt động đầu tư xây dựng NTM của tỉnh ủy, NHNN Lâm Đồng giai đoạn 2012-2020, Agribank Lâm Đồng đưa ra định hướng chính trong hoạt động cho vay xây dựng NTM tại địa phương giai đoạn 2012-2020 như sau:
- Tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, chủ lực trong đầu tư tín dụng đối với xây dựng NTM tại địa phương.
- Duy trì thị phần huy động vốn và cho vay cao nhất so với các TCTD khác trên địa bàn.
- Gắn tăng trưởng với nâng cao chất lượng tín dụng; đảm bảo tỉ lệ nợ xấu thấp hơn 3%
Các lĩnh vực đầu tư trọng điểm:
+ Ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là các xã xây dựng NTM + Đầu tư cho thâm canh, tăng năng suất đối với cây trồng chủ lực trên địa bàn, đặc biệt là cây cà phê
+ Đầu tư cho lĩnh vực lợi thế của địa phương là nông nghiệp công nghệ cao, đặc biệt là đối với các loại cây rau, hoa mang thương hiệu Đà Lạt
+ Đầu tư cho những lĩnh vực chăn nuôi đại gia súc, gia cầm, cá nước lạnh nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng bền vững
+ Đầu tư cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo hướng ưu tiên cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất [2].
3.2. Một số giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay xây dựng nông thôn mới tại Agribank Lâm Đồng mới tại Agribank Lâm Đồng
3.2.1. Giải pháp về huy động vốn: Để đáp ứng đủ vốn tín dụng cho nhu cầu
xây dựng NTM, đối với Agribank Lâm Đồng, qua thực tế nghiên cứu tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác huy động vốn như sau:
trong những giải pháp hàng đầu, đồng thời nâng cao tiện ích của các sản phẩm huy động vốn để có thể thu hút được một lượng vốn tối đa vào ngân hàng. Có thể áp dụng, mở rộng và hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn như: Tiết kiệm có kỳ hạn rút gốc linh hoạt; Tiết kiệm có kỳ hạn lãi suất thả nổi; Tiết kiệm gửi góp không theo định kỳ; Tiết kiệm gắn với mục đích sử dụng tiền, Tiền gửi đầu tư tự động.
Hiện nay, hầu hết các sản phẩm huy động vốn của Agribank đều chưa có quy trình hướng dẫn cũng như chương trình phục vụ việc chuyển quyền sở hữu cho người gửi tiền, do đó trong thời gian tới Agribank Lâm Đồng cần quan tâm để triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng.
Ngoài ra cũng cần đa dạng hoá các kỳ hạn gửi tiền: hiện nay các kỳ hạn gửi tiền chủ yếu là 1, 2, 3, 6, 9, 12, 18 và 24 tháng, do đó cần đưa ra nhiều kỳ hạn hơn chẳng hạn 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần hoặc các kỳ hạn trên 24 tháng.
Bên cạnh đó, cần tiếp tục nâng cao tiện ích sử dụng các sản phẩm tiền gửi để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng như một số sản phẩm tiền gửi có thể gửi nhiều nơi, rút bất cứ nơi nào trong hệ thống ngân hàng; tài khoản Tiền gửi thanh toán có thể truy vấn hoặc thực hiện giao dịch thanh toán thông qua Mobile Banking, Intrenet Banhking, hoặc kết nối thanh toán...
Hai là, xây dựng chính sách lãi suất linh hoạt, chủ động, đáp ứng kịp thời sự biến động của thị trường; cần xác định lãi suất phải theo tín hiệu thị trường, trên các nguyên tắc đảm bảo được lợi ích của người gửi tiền, lợi ích ngân hàng và lợi ích người vay tiền. Cụ thể là: (i) Đảm bảo ngân hàng kinh doanh có lãi; (ii) Đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của khách hàng thuận lợi và có điều kiện phát triển và (iii) Dựa trên mối quan hệ giữa cung và cầu về vốn.
Ba là, mở rộng huy động vốn ở ngoài địa bàn. Cần chủ động tiếp cận với các khách hàng ở ngoài địa bàn để huy động vốn, đặc biệt là những địa bàn có nền kinh tế phát triển như TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội hoặc những địa bàn lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Vũng Tàu.
trong và ngoài nước như: nguồn vốn từ Kho bạc nhà nước, Bảo hiểm xã hội, nguồn cho vay tái cấp vốn của NHNN, vốn vay ngân hàng nước ngoài, nguồn vốn tài trợ từ dự án WB, ADB và các tổ chức phi Chính phủ khác…
3.2.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng tín dụng
Thứ nhất, xây dựng chính sách cho vay rõ ràng. Chính sách cho vay phải linh hoạt để phù hợp với những thay đổi trong nền kinh tế. Chính sách cho vay bao gồm: cơ chế cho vay, cơ chế quản lý vốn vay và cơ chế kiểm soát.
Thứ hai, quy trình cho vay phải được chi nhánh tuân thủ nghiêm túc, đặc biệt là khâu thẩm định các khoản vay. Tăng cường kiểm tra sau khi cho vay nhằm đảm bảo khoản vay đúng mục đích, có hiệu quả. Thường xuyên chấn chỉnh, nâng cao kỹ cương, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần, thái độ và trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Kiên quyết xử lý những tập thể và cá nhân cố ý làm sai quy trình, nghiệp vụ, gây tổn thất tài sản và làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng. Quy trình cho vay cần phải được chi nhánh thường xuyên theo dõi cập nhật, bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình mới.
Thứ ba, tổ chức rà soát, chấm điểm xếp hạng khách hàng chính xác nhằm định dạng, phân loại khách hàng vay, từ đó có biện pháp để giải quyết cho vay cho phù hợp theo quy định.
Thứ tư, đa dạng hoá các hình thức cho vay. Bên cạnh những hình thức cho vay truyền thống như: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức tín dụng, cho vay theo dự án đầu tư…Agribank Lâm Đồng nên nghiên cứu mở rộng hình thức cho vay thông qua tổ, nhóm. Hình thức này rất phù hợp với cho vay ở vùng nông thôn vì khách hàng thường mang tính chất hộ gia đình, mặt khác cho vay thông qua tổ, nhóm sẽ giảm bớt công việc cho cán bộ tín dụng, gắn trách nhiệm cộng đồng của các thành viên vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ cho ngân hàng. Để nâng cao hiệu quả của hình thức cho vay này cần phối kết hợp chặt chẽ với các đoàn thể, hội (Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) để cùng thực hiện tốt các khâu từ bình xét thành viên vay vốn, thẩm
định cho vay, đôn đốc sử dụng vốn vay có hiệu quả, đến thu hồi nợ cho ngân hàng. Đồng thời cũng phải thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để tránh tình trạng xâm tiêu của cán bộ tổ, hội hoặc tình trạng những cán bộ tổ, hội là cò tín dụng. Để phối hợp được tốt và lâu dài với các đoàn thể, các hội nói trên, chi nhánh nên lập ra những hợp đồng thỏa thuận với các đoàn thể này dưới hình thức gắn kết trách nhiệm giữa các bên, các đoàn thể phải có trách nhiệm trong việc tuyên truyền, tìm kiếm giới thiệu khách hàng cho ngân hàng, theo dõi, đôn đốc khách hàng vay trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn, hoặc có thể thu nợ thay ngân hàng, bên cạnh đó ngân hàng phải có trách nhiệm chi trả hoa hồng theo kết quả đạt được cho các đoàn thể trong công tác cho vay xây dựng NTM, từ đó nâng cao trách nhiệm của các đoàn thể, giúp công tác cho vay mang lại hiệu quả nhiều hơn.
Bên cạnh đó chi nhánh cũng nên từng bước chuyển dần sang cho vay theo mô hình khép kín, trọn gói từ khâu sản xuất, nuôi trồng đến khâu thu mua, chế biến, xuất khẩu; gắn đầu tư tín dụng với bán chéo các sản phẩm dịch vụ khác với một khách hàng.
Thứ năm, cải tiến đơn giản hơn nữa các thủ tục vay vốn đối với các đối tượng vay vốn nhất là hộ nông dân, doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ sáu, có cơ chế ưu đãi về lãi suất, phí, nguồn vốn dài hạn để cho vay đầu tư các nhà máy áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản.
Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Để nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng đối với xây dựng NTM, hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ tại Agribank Lâm Đồng cần tập trung giải quyết tốt những vấn đề sau: (i) Thường xuyên xem xét, đánh giá về quy trình nghiệp vụ, phát hiện những bất hợp lý, đề xuất ý kiến với cấp có thẩm quyền để từng bước hoàn thiện quy trình, nghiệp vụ; (ii) Kiểm soát thường xuyên việc thực hiện quy trình nghiệp vụ của cán bộ, nhanh chóng phát hiện những thiếu sót và đề xuất cụ thể với lãnh đạo các biện pháp xử lý kịp thời; (iii) Nâng cao hiệu lực của công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, kiên
quyết xử lý những sai phạm mang tính chất lặp đi, lặp lại nhiều lần; (iv) Bố trí cán bộ có năng lực, trình độ để làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
Thứ tám, đẩy mạnh triển khai, phối hợp với ABIC. Trong thời gian tới, chi nhánh cần tiếp tục phối hợp với ABIC cung cấp nhiều sản phẩm bảo hiểm phù hợp cho nông dân, góp phần hạn chế rủi ro cho cả ngân hàng và khách hàng, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với xây dựng NTM.
3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực
Một là, xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực từ nay đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phải bao hàm các nội dung về đào tạo, bồi dưỡng, tuyển dụng, quy hoạch, kể cả phương án bố trí, sắp xếp đối với những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu công tác, đảm bảo xây dựng được một đội ngũ cán bộ thành thạo về chuyên môn, có kiến thức tổng hợp, sâu rộng, có khả năng phân tích và dự đoán xu hướng thay đổi của môi trường kinh tế, đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh ngân hàng trong cạnh tranh và hội