doanh nghiệp
Như trên đã đề cập, hiệu quả hoạt động quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp thể hiện trên cả hai mặt: hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, trong đó hiệu quả kinh tế thì có thể định lượng được, còn hiệu quả xã hội thì chỉ có thể định tính.
1.2.4.1. Các tiêu chí định lượng
- Hiệu quả sử dụng chi phí:
Hiệu quả sử dụng chi phí là tỷ lệ phần trăm giữa tổng thu từ thuế TNDN so với chi phí bỏ ra để đạt được tổng thu đó trong một năm nhất định. Nó phản ánh một đơn vị chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đơn vị kết quả đầu vào.
Để có thể thu tốt nguồn thu thuế TNDN thì yếu tố rất quan trọng đó là phần chi phí để thực hiện công tác thu. Tuy nhiên, nếu thu được thuế mà đi kèm với nó là chi phí quá cao thì sẽ làm giảm tính hiệu quả của công tác thu. Vì vậy, cơ quan thuế trong quá trình quản lý luôn phải tôn trọng nguyên tắc: Hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất.
Công thức tính: H = P1/C
Trong đó:
H: Hiệu quả sử dụng chi phí
P1: Là số thu thực tế thuế TNDN
C: Chi phí bỏ ra
Nếu H đạt giá trị càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí càng cao, điều đó đồng nghĩa với việc cơ quan quản lý đã sử dụng có hiệu quả nguồn đầu tư của ngân sách phục vụ cho công tác quản lý thuế và ngược lại.
Mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước là tỷ lệ phần trăm tổng thu từ thuế TNDN so với dự toán đề ra trong một năm nhất định. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ mức độ hoàn thành nhiệm vụ thu NSNN càng tốt, và ngược lại. Điều này cũng phả ánh hiệu quả hoạt động của các cục thuế nói riêng và ngành thuế nói chung.
Công thức tính: D= (P1 / P) *100%
Trong đó:
D: Là mức độ hoàn thành dự toán
P1: Là số thu thực tế thuế TNDN
P: Là số thu theo dự toán đề ra
- Tỷ lệ thu thuế TNDN so với tổng thu từ thuế
Tỷ lệ thu thuế TNDN so với tổng thu từ thuế là tỷ lệ phần trăm giữa số thu thuế TNDN so với tổng thu thuế trong một năm nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động của thuế TNDN trong tổng thu thuế, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác quản lý thuế càng tốt vì nó thể hiện được việc tình trạng doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thuế bằng việc trốn doanh thu hoặc tăng chi phí đầu vào càng giảm.
Công thức tính: K= (P1 / T) *100% Trong đó: K: Là mức độ hoàn thành nhiệm vụ P1: Là số thu thực tế thuế TNDN T: Là tổng thu từ thuế - Tỷ lệ nợ thuế TNDN:
Tỷ lệ nợ thuế TNDN là tỷ lệ phần trăm giữa số thuế TNDN nợ đọng so với tổng số thuế TNDN phải thu. Tỷ lệ nợ thuế TNDN càng thấp thì chứng tỏ ý thức chấp hành, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của người nộp càng tốt. Đồng thời nó cũng phản ánh được hiệu quả công tác thu nợ đọng của cơ quan thuế.
Công thức tính: N= (N1 / N) *100% Trong đó:
N: Tỷ lệ nợ thuế TNDN
N1: Là số thu thực thuế TNDN nợ đọng
N: Là tổng số thuế TNDN phải thu
1.2.4.2. Các tiêu chí định tính
- Tính công khai, minh bạch, công bằng
Theo cách hiểu thông thường, “Công khai” là việc làm cho ai cũng có thể được biết, được tiếp cận, “minh bạch” là sự rõ ràng, rành mạch để cho mọi người đều hiểu.
Đảm bảo tính công khai, minh bạch trong công tác quản lý thuế TNDN có nghĩa là mọi thông tin trong công tác quản lý thuế TNDN phải được công khai đến tất cả mọi người nộp thuế (trừ những thông tin mật nằm trong danh mục thông tin không được phép tiết lộ), thông tin cung cấp cần phải rõ ràng, dễ hiểu, tránh nhầm lẫn để người nộp thuế có thể tiếp cận và thực hiện. Công khai, minh bạch cũng là cơ sở để đảm bảo tính công bằng trong quản lý thuế. Công bằng đây chính là công bằng trong thực thi pháp luật thuế và công bằng trong tiếp nhận thông tin của đối tượng nộp thuế.
Có thể nói rằng công khai, minh bạch, công bằng là một tiêu chí rât quan trọng trong đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN vì nó vừa tạo điều kiện cho người nộp thuế ,vừa giúp giữ vững sự trong sạch và lành mạnh trong công tác quản lý thuế của cơ quan quản lý thuế.
- Thời gian khai thuế, nộp thuế
Tiêu chí này phản ánh tình hình chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế. Nếu đảm bảo đúng thời gian khai thuế, nộp thuế chứng tỏ ý thức chấp hành của người nộp thuế tốt, và ngươì nộp thuế có sự hiểu biết tốt pháp luật
thuế. Ngược lại, nếu tình trạng chậm nộp, chây ỳ diễn ra nhiều chứng tỏ hiệu quả trong công tác quản lý thuế chưa cao.
Bên cạnh đó, tiêu chí này cũng phản ánh việc cơ quan thuế có theo dõi sát sao và kịp thời hoạt động của doanh nghiệp để kịp thời hướng dẫn cho doanh nghiệp và đôn đốc để thu thuế hay không, để từ đó cơ quan quản lý cấp trên có biện pháp kịp thời để chấn chỉnh hoạt động của cơ quan quản lý thuế.
- Thủ tục hành chính
Hiện nay, theo lộ trình cải cách thủ tục hành chính và lộ trình hiện đại hoá ngành thuế thì việc cơ quan quản lý thuế phải đáp ứng tiêu chí thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng là một tất yếu khách quan trong việc đánh giá hiệu quả và kết quả quản lý thuế.
Hiện nay, các quy trình hoạt động và quy trình quản lý thuế đã và đang được cơ quan quản lý thuế rà soát thường xuyên để có hướng cải cách phù hợp nhất và theo hướng tinh giảm, gọn nhẹ nhất cho cả người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế.
Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra đối với cơ quan thuế là bên cạnh việc đáp ứng thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo tính chính
xác, hợp hiến và hợp pháp.
- Ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế
Một trong những tiêu chí để đánh giá hoạt động của cơ quan thuế tốt là tính hiệu quả mang lại và được thể hiện rõ nét nhất chính là tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế, tự nguyện cao trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước của người nộp thuế. Tạo lập được mối quan hệ bình đẳng, thân thiện giữa cơ quan quản lý thuế và người nộp thuế theo hướng người nộp thuế là người được phục vụ, là “khách hàng” của cơ quan thuế và cơ quan thuế là người phục vụ đáng tin cậy nhất của người nộp thuế. Cơ quan thuế và người nộp thuế là bạn đồng hành trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Tiêu chí này phản ánh rất nhiều vấn đề liên quan đến mặt bằng dân trí xã hội nói chung cũng như là hiệu quả công tác QLT nói riêng. Một mặt nó thể hiện trình độ nhận thức của người dân được nâng cao, mặt khác nó phản ánh được công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế của cơ quan thuế tốt.
- Sự hài lòng của người nộp thuế
Hiện nay, phương châm “thu được thuế, thu được lòng dân” đang là vấn đề nóng bỏng được các cơ quan quản lý thuế, cũng như xã hội rất quan tâm. Vì vậy, tiêu chí sự hài lòng của người nộp thuế là một tiêu chí hết sức cần thiết và quan trọng trong đánh giá hiệu quả của hoạt động quản lý thuế.
Tiêu chí này giúp phản ánh được tổng thể hiệu quả của công tác quản lý thuế, vì một mặt nó thể hiện chính sách thuế có sát đúng với thực tế và phù hợp lòng dân hay không? Mặt khác nó cũng phản ánh cơ quan thuế đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình hay chưa? Cũng trên cơ sở đó, cơ quan quản lý cấp trên sẽ có phương pháp điều chỉnh và biện pháp cải cách hệ thống thuế cho phù hợp và hài hoà được lợi ích giữa người nộp thuế và cơ quan quản lý.
1.2.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
1.2.5.1. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan là các yếu tố thuộc về cơ quan thuế, các nhân tố này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thuế. Các nhân tố chủ quan bao gồm:
* Đội ngũ cán bộ thuế
Đây là yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến việc thành công hay thất bại của công tác QLT, những người trực tiếp thực thi công vụ về thuế. Trình độ và kỹ năng cũng như khả năng phát triển của họ trong tương lai, tập quán, phong thái và thái độ trong quá trình làm việc sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của công tác QLT. Đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thuế là nhân tố chủ quan then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp.
Do đặc thù công việc nên vấn đề đạo đức của đội ngũ cán bộ thuế luôn được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý thuế, đặc biệt là công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu đội ngũ cán bộ công chức thuế đạo đức, tư cách tốt và nhiệt huyết, yêu nghề thì hiệu quả công việc sẽ ngày càng được nâng cao. Ngược lại nếu đội ngũ cán bộ, công chức đạo đức tư cách kém và không nhiệt huyết với nghề nghiệp sẽ dễ dẫn đến tình trạng tham ô, tham nhũng, cấu kết với đối tượng nộp thuế để cố tình làm sai chế độ, chính sách của nhà nước nhằm trục lợi cá nhân và làm thất thu thuế.
Bên cạnh yếu tố đạo đức thì yếu tố trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp lại là yếu tố quyết định đến hiệu quả và kết quả của hoạt động quản lý thuế. Hiện nay, trong xu thế hội nhập với nền kinh tế thế giới, đội ngũ cán bộ thuế muốn quản lý và thu được thuế thì cần phải nâng cao trình độ nghiệp vụ thuế, về khả năng tổ chức quản lý, thông thạo về kế toán, kiểm toán, có trình độ ngoại ngữ, biết sử dụng vi tính phù hợp với sự phát triển của ngành và đáp ứng được yêu cầu quản lý ngày càng cao trong tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng đa dạng và phức tạp. Nếu không có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sẽ không thể kiểm tra, kiểm soát vá phát hiện được những hành vi vi phạm, gian lận, trốn thuế của đối tượng nộp thuế. Đặc biệt hiện nay đối với các doanh nghiệp nước ngoài những hành vi trốn thuế, gian lận về thuế như việc chuyển giá, chuyển doanh thu... đang điễn ra rất phức tạp và tinh vi vì vậy đòi hỏi đội ngũ cán bộ thuế phải hết sức nhanh nhạy và vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ mới có thể quản lý được những đối tượng này.
* Trình độ và tổ chức bộ máy quản lý thuế các cấp
Tổ chức bộ máy: Là tổng thể các đơn vị, các bộ phận cấu thành dựa trên chức năng nhiệm vụ được giao.
cầu như: tinh gọn, hiệu quả, hiệu lực (gọn nhẹ, không cồng kềnh, nặng nề); đúng chức năng nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận; vận hành một cách nhịp nhàng.
Cơ quan thuế là một cơ quan được tổ chức theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương, nhưng lại chịu sự chi phối và quản lý của cả chính quyền địa phương nơi cơ quan thuế quản lý thu. Vì vậy, việc tổ chức bộ máy như thế nào để tránh chồng chéo, dễ quản lý và phát huy hiệu quả làm việc là rất quan trọng.
Bên cạnh một tổ chức bộ máy hợp lý, thì trình độ quản lý của bộ máy cũng rất quan trọng. Nếu trình độ bộ máy quản lý tôt, hợp lý thì bộ máy quản lý sẽ vận hành tốt từ cấp trung ương đên địa phương; công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát sẽ dễ dàng từ đó hệ thống sẽ có sự điều chỉnh kịp thời nếu có sai lệch từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý. Ngược lại, nếu trình độ quản lý của bộ máy không tốt, hoạt động của bộ máy quản lý thuế sẽ rối ren và hiệu quả hoạt động sẽ không cao.
1.2.5.2. Nhân tố khách quan
* Chính sách, pháp luật của nhà nước
Hệ thống chính sách, pháp luật thuế được áp dụng thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nếu đồng bộ và hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và thông lệ thế giới sẽ đảm bảo được sự động viên đóng góp bình đẳng và thực hiện công bằng xã hội. Hệ thống thuế là yếu tố khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề kinh doanh, các tổ chức và cá nhân bỏ vốn, lao động, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cho SXKD theo quỹ đạo của kế hoạch nhà nước.
Hệ thống thuế mang tính chắp vá, chồng chéo, thiếu căn cứ kinh tế, thì sẽ vừa gây lạm thu, vừa gây thất thu lớn cho NSNN. Ngược lại, nếu có một hệ thống chính sách thuế khoa học, đơn giản, dễ hiểu và ổn định trong thời gian
dài tạo điều kiện nâng cao hiểu biết và nhận thức về nghĩa vụ công dân đối với thuế, tranh thủ được sự đồng tình ủng hộ rộng rãi của các tầng lớp dân cư và tự giác chấp hành luật thuế, từ đó tác dụng thúc đẩy hạch toán kinh tế, thực hiện nghiêm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ .
Pháp luật thuế TNDN có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại với các đạo luật khác trong hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, đặc biệt là pháp luật thuế, pháp luật hải quan, pháp luật thương mại,... nói riêng, nên việc hoàn thiện pháp luật thuế TNDN nếu được tiến hành trên cơ sở hoàn thiện một cách đồng bộ với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật chung và các pháp luật có liên quan thì hiệu quả quản lý thuế sẽ cao. Có nghĩa là, quản lý thuế sẽ không có hiệu quả, nếu như chỉ hoàn thiện pháp luật thuế TNDN mà không chú ý hoàn thiện một cách đồng bộ các ngành luật khác có liên quan, và ngược lại. Nói cách khác, tính hiệu quả của cơ chế QLT TNDN sẽ cao nếu như chúng không mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản pháp luật có liên quan và ngược lại.
Việc thu thuế TNDN được thực hiện theo quy định tại hệ thống chính sách pháp luật và quy trình quản lý thu thuế TNDN: Hệ thống chính sách pháp luật và quy trình quản lý thu thuế TNDN ổn định, minh bạch phù hợp với các cam kết quốc tế và sát thực tế sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thu thuế TNDN, đảm bảo kích thích sản xuất, giao lưu kinh tế, vừa tăng thu và ổn định thu cho NSNN.
* Nhận thức của các doanh nghiệp
Nhận thức của doanh nghiệp đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý thuế, đặc biết là quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp nói riêng và người nộp thuế nói chung hiểu biết về pháp luật và nhận thức được nộp thuế chính là quyền lợi và nghĩa vụ của mình thì sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và không cố tình tìm cách trốn
thuế, gian lận về thuế từ đó công tác quản lý thuế sẽ dễ dàng hơn. Còn nếu doanh nghiệp không hiểu biết về pháp luật thuế thì sẽ tìm mọi cách để dây dưa, chây ý, trốn thuế... từ đó công tác quản lý thuế sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính vì vậy, hiện nay vấn đề nâng cao nhận thức của người nộp thuế đang là vấn đề được đặt lên hàng đầu trong công tác quản lý thuế. Một khi nâng cao được nhận thức của người nộp thuế thì mối quan hệ giữa cơ quan