Quản lý lĩnh vực đăng ký, khai và xử lý tính thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 56)

Công tác quản lý kê khai, nộp thuế TNDN đã được Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo thông tư số 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính và kể từ ngày 20/12/2013 Công tác quản lý kê khai, nộp thuế TNDN sẽ được Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh thực hiện theo Luật Quản lý thuế và theo thông tư số 156/2013/TT-BTC ban hành ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính thay thế Thông tư số 28/2011/TT-BTC ban hành ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính.

Cán bộ ngành thuế đã nhận thức được đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhằm thu thập, cập nhật thông tin, tạo cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ cho các hoạt động của cơ quan thuế như: tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình thu từ đó đề ra các biện pháp quản lý thu có hiệu quả; phân tích rủi ro để lập kế hoạch thanh tra kiểm tra. Nhờ vậy, hoạt động tổ chức kê khai và nộp thuế trên địa bàn Tỉnh hiện nay tương đối tốt.

Cục thuế Hà Tĩnh đã thực hiện cơ chế “Tự khai, tự nộp thuế” theo đó người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ khai thuế và nộp thuế phát sinh một cách tự giác hơn.

Bảng 2.3. Đăng ký và kê khai thuế của các DN giai đoạn 2009 - 2012

Chỉ tiêu Năm

Số doanh nghiệp trên địa bàn

Số doanh nghiệp đăng

ký và kê khai thuế Tỷ lệ %

2009 1.557 1.097 70

2010 1.790 1.335 75

2011 2.327 1.812 78

2012 3.281 2.698 82

Nguồn: Cục thuế Hà Tĩnh

Qua bảng 2.3 chúng ta nhận thấy từ năm 2009 đến năm 2012 tỷ lệ số doanh nghiệp có thực hiện đăng ký và kê khai thuế đã tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2009 chỉ có 71% số doanh nghiệp có hoạt động và tiến hành đăng ký, khai thuế thì đến năm 2012 con số này là 82%. Điều này chứng tỏ chất lượng của hoạt động quản lý kê khai đã được nâng cao rõ rệt, đồng thời thể hiện ý thức của các doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp thuế cũng đã tốt hơn. Tuy nhiên, số liệu nêu trên cũng thể hiện trên địa bàn hiện nay số doanh nghiệp thành lập nhưng không hoạt động khá cao, chỉ riêng năm 2012 đã có

tới 583 không hoạt động, hoặc hoạt động cầm chừng, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn.

Để tạo điều kiện cho người nộp thuế trong quá trình kê khai thuế, Cục Thuế Hà Tĩnh đã tổ chức triển khai ứng dụng Hỗ trợ kê khai thuế bằng công nghệ mã vạch hai chiều, hiện nay 100% các doanh nghiệp đã thực hiện kê khai thuế theo công nghệ này.

Đồng thời, để tránh phiền hà cho doanh nghiệp, Cục thuế Hà Tĩnh đã triển khai thành công hình thức kê khai thuế qua mạng và nhận được sự đồng tình cao của doanh nghiệp. Hiện nay, 80% doanh nghiệp do Văn phòng cục quản lý đã tiến hành kê khai qua mạng, và trong thời gian tới Cục thuế Hà Tĩnh sẽ triển khai hình thức kê khai qua mạng đối với tất cả các chi cục thuế trên địa bàn Tỉnh.

Việc quản lý kê khai, nộp thuế được thực hiện hoàn toàn tự động trên máy tính. người nộp thuế có thể nộp tờ khai trực tiếp cho cơ quan thuế hoặc nộp qua mạng hay qua đường bưu điện. Cơ quan thuế tiếp nhận hồ sơ khai thuế và đọc vào ứng dụng Quản lý thuế thông qua thiết bị mã vạch hai chiều. Bộ phận nhận hồ sơ khai thuế chuyển tờ khai cho bộ phận Kê khai- Kế toán thuế để xử lý. Việc làm này đã giảm được rất nhiều thời gian cho người nộp thuế, cũng như cho cơ quan thuế. Có thể nói, đây là một động thái tích cực của ngành thuế Hà Tĩnh.

Trong khâu nộp thuế, người nộp thuế trực tiếp nộp tiền thuế vào Kho bạc Nhà nước (hoặc Ngân hàng) với hạn nộp cùng với hạn nộp hồ sơ khai thuế. Tỉnh Hà Tĩnh đã triển khai quy chế phối kết hợp giữa ba ngành Thuế, Kho bạc, Ngân hàng nên việc nộp thuế của doanh nghiệp có thể thực hiện qua hệ thống ngân hàng. Sự tiện ích trong kê khai và nộp thế đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Đây là biện

pháp có tác động không nhỏ đến tính tự giác của người nộp thuế, nhờ vậy đã hạn chế tối đa tình trạng thất thu thuế.

Căn cứ vào tình hình kê khai của người nộp thuế, Bộ phận Kê khai- Kế toán thuế thức hiện việc đôn đốc, nhắc nhở, xử lý vi phạm các trường hợp nộp chậm hồ sơ khai thuế.

Có thể thấy, kể từ khi thực hiện Luật Quản lý thuế 01/7/2007, việc chấp hành kê khai nộp thuế của các doanh nghiệp ngày càng đi vào nề nếp.

Bảng 2.4. Thống kê tình hình nộp tờ khai thuế TNDN

Năm Tỷ lệ DN nộp tờ khai thuế TNDN (%) Tỷ lệ nộp đúng hạn (%) Tỷ lệ tờ khai sai số học (%)

2009 95 73 25

2010 97 79 21

2011 98 82 2

2012 99 87 1

Nguồn: Báo cáo thống kê tình hình nộp tờ khai thuế - Cục Thuế Hà Tĩnh

Như vậy, ý thức tuân thủ pháp luật thuế trong việc kê khai thuế cũng như chất lượng kê khai thuế của các doang nghiệp đã có sự tiến bộ rõ rệt. Nếu như vào năm 2009, tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai thuế chỉ đạt 95% thì đến năm 2012 con số đó đã tăng lên đến 99%, còn 1% chưa nộp là do những doanh nghiệp này đang trong quá trình làm thủ tục tạm ngừng, giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp. Cũng trong thời gian đó, tỷ lệ doanh nghiệp nộp tờ khai đúng hạn đã tăng từ 73% lên 87%. Điều đó là sự ghi nhận những cố gắng của ngành thuế Hà Tĩnh trong quản lý kê khai, nộp thuế đối với khu vực doanh nghiệp.

Nhờ những cố gắng đó mà hoạt động thu thuế TNDN trên địa bàn Hà Tĩnh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ (xem bảng 2.5). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.5. Kết quả thu thuế TNDN trên địa bàn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Thực hiện % so với Thực hiện % so với Thực hiện % so với Thực hiện % so với Dự toán Cùng kỳ Dự toán Cùng kỳ Dự toán Cùng kỳ Dự toán Cùng kỳ Tổng thu nội địa 1.129 156 140 1.779 201 158 2.208 164 124 3.053 167 138 Thuế TNDN 50 127 135 86 130 172 248 154 288 418 157 169 Tỷ trọng thuế TNDN trên T.số (%) 4,40 4,80 11,20 13,70 Nguồn: Cục Thuế Hà Tĩnh

Qua bảng 2.5 ta thấy, tổng thu nội địa hàng năm tăng so với cùng kỳ từ 24% đến 58% và hoàn thành vượt dự toán được giao. Hầu hết các sắc thuế đều hoàn thành ở mức cao và năm sau cao hơn năm trước. Riêng thuế TNDN hàng năm tăng so với cùng kỳ 35 % đến 88%; đặc biệt trong hai năm 2011 và 2012, thuế TNDN thu được có sự tăng trưởng vượt bậc vì vậy đã nâng tỷ trọng thuế TNDN trong tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh lên một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, hàng năm tỷ lệ huy động thuế thu nhập doanh nghiệp ở từng loại hình doanh nghiệp cũng có sự thay đổi rõ rệt. Điều đó chứng tỏ sự phát triển của từng loại hình doanh nghiệp qua các thời kỳ, cũng như hướng đầu tư của Tỉnh Hà Tĩnh đối với từng loại hình doanh nghiệp đã có sự thay đổi để cho phù hợp với chiến lược cũng như tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Cơ cấu thuế TNDN huy động từ doanh nghiệp nhà nước trung ương, doanh nghiệp nhà nước địa phương, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp ngoài quốc doanh qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012 như sau:

Bảng 2.6. Cơ cấu thuế TNDN trên địa bàn Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm DN NNTW DN NNĐP DN ĐTNN DN NQD Số thu thuế TNDN Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) Số thu thuế TNDN Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) Số thu thuế TNDN Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) Số thu thuế TNDN Tỷ trọng trên T.số Thuế TNDN (%) 2009 2,80 5,60 11,90 23,80 1,00 2,00 34,30 68,60 2010 23,00 26,70 4,60 5,30 3,30 3,80 55,10 64,20 2011 21,00 8,46 14,60 5,88 144,80 58,38 109,60 27,28 2012 11,70 2,79 10,10 2,41 300,50 71,88 95,70 22,92 Nguồn: Cục Thuế Hà Tĩnh

Qua bảng 2.6 có thể nhận thấy nguồn thu thuế TNDN trên địa bàn Tỉnh chủ yếu tập trung ở hai loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Đặc biệt là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ chỗ năm 2009 chỉ chiếm 2% trong tổng thu thuế TNDN trên địa bàn thì đến năm 2012 đã là nguồn thu chủ đạo của thuế TNDN và chiếm đến 71,88% trong tổng thu, điều đó thể hiện sự đúng đắn trong chính sách phát triển khu công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Tỉnh Hà Tĩnh. Bên cạnh đó, doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng chiếm tỷ trọng đáng kể (22,92%) trong năm 2012, tuy nhiên loại hình doanh nghiệp này đã không còn nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc điều tiết nguồn thu thuế TNDN mà thay vào đó là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Còn doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn số thu tăng, giảm ở các năm không đều và ngày càng giảm trong tỷ lệ huy động, cụ thể đến năm 2012 doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn chỉ chiếm tổng là 5,20% trong tổng thu thuế TNDN trên địa bàn.

Ngoài việc xem xét kết quả quản lý thu theo loại hình doanh nghiệp thì việc nhìn nhận kết quả thu thuế TNDN theo đơn vị quản lý thu cũng rất quan trọng.

Bảng 2.7. Kết quả thu thuế TNDN theo đơn vị quản lý thu

Đơn vị tính: Tỷ đồng TT Địa bàn 2009 2010 2011 2012 1 Thành phố Hà Tĩnh 5,50 9,00 15,80 17,00 2 Thị xã Hồng Lĩnh 0,60 2,40 3,70 5,00 3 Hương Sơn 0,30 1,30 2,57 4,60 4 Đức Thọ 0,20 1,30 1,68 4,70 5 Vũ Quang 0,05 0,018 0,023 0,515 6 Nghi Xuân 0,40 2,00 2,90 7,00 7 Can lộc 0,70 1,70 3,00 4,60 8 Hương Khê 0,70 1,90 3,40 5,00 9 Thạch Hà 0,50 1,70 3,20 5,10 10 Cẩm xuyên 0,50 1,70 3,00 4,90 11 Kỳ Anh 0,40 2,00 3,00 4,90 12 Lộc Hà 0,30 1,20 2,30 4,70 Cộng huyện thu 10,15 26,218 44,573 68,015 + Tỷ trọng (%) 20,3 30,48 17,97 16,27 Văn phòng Cục 39,85 59,782 203,427 349,985 + Tỷ trọng (%) 79,7 69,52 82,03 83,73 Tổng cộng toàn tỉnh 50,00 86,00 248,00 418,00 Nguồn: Cục Thuế Hà Tĩnh

Nếu xét theo đơn vị quản lý thu ta thấy số thuế TNDN tập trung chủ yếu ở Văn phòng Cục chiếm tỷ trọng cao nhất (hàng năm chiếm khoảng từ 69,52% đến 83,73% trên tổng số toàn Tỉnh thu), tiếp đến là các Chi cục thuế Thành phố Hà Tĩnh, các chi cục còn lại có số thu TNDN gần tương đương nhau. Chi cục thuế Huyện Kỳ Anh mặc dù có tập trung khu công nghiệp, nhưng dang ở giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản nên số thu thuế TNDN cũng không cao, tuy nhiên trong tương lai thì Chi cục thuế Huyện Kỳ

Anh cũng là một Chi cục hứa hẹn có số thu thuế TNDN cao trong Tỉnh. Riêng chi cục thuế Huyện Vũ Quang, do đặc thù là huyện miền núi và số lượng doanh nghiệp rất ít nên số thu hầu như không đáng kể. (xem bảng 2.7)

Nhìn chung, kết quả thu thuế những năm qua là khá tốt. Đạt được các kết quả đó trước hết phải kể đến nỗ lực đổi mới, khắc phục những thiếu sót trong công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Bên cạnh đó, công tác quản lý người nộp thuế đã được tăng cường hơn. Cục Thuế đã quan tâm khai thác triệt để nguồn thu trên cơ sở thực hiện đúng pháp luật. Chất lượng công tác quản lý doanh số thuế cũng đã được nâng cao. Về phía doanh nghiệp, hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm vừa qua đã có bước phát triển về quy mô, doanh số và lĩnh vực hoạt động. Việc áp dụng chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ ở các doanh nghiệp được thực hiện ngày càng chuyên nghiệp hơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên, bên cạnh những con số khả quan nêu trên thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề bất cập cần sớm xem xét khắc phục, như: trình độ tổ chức cũng như quy mô của nhiều cơ sở kinh doanh chưa cao; trình độ chuyên môn cũng như sự hiểu biết về luật thuế còn nhiều hạn chế nên trong quá trình thực hiện còn nhiều sai sót hoặc là vô tình hoặc cố ý, làm giảm tổng thu NSNN; một số doanh nghiệp lợi dụng quy trình tự tính, tự khai thuế, gian lận trong việc kê khai nhằm mục đích trốn thuế. Về phía cán bộ thuế, tuy đã có nhiều cố gắng nhưng ở khâu kiểm soát vẫn chưa thật kịp thời, vẫn còn tình trạng thất thu thuế, nhiều doanh nghiệp vẫn nợ dọng thuế kéo dài.

2.2.3. Qun lý lĩnh vực thanh tra, kim tra người np thuế TNDN

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động không thể thiếu được trong công tác quản lý thuế. Luật Quản lý thuế có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2007 đã tạo ra hành lang pháp lý để công tác thanh tra, kiểm tra đi vào hoạt động một cách có nề nếp và mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy còn gặp không ít khó khăn từ việc

ban hành đồng bộ các quy trình thanh tra, kiểm tra cũng như ý thức chấp hành kết luận kiểm tra của người nộp thuế có phần hạn chế song công tác thanh tra, kiểm tra đã góp phần vào kết quả thực hiện dự toán thu của toàn ngành.

Dựa trên cơ sở Luật Quản lý thuế điều chỉnh, tổ chức bộ máy thanh tra của ngành thuế Hà Tĩnh được sắp xếp lại theo Quyết định số 503/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng thuộc Cục Thuế, Quyết định số 504/QĐ-TCT ngày 29/3/210 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục Thuế trực thuộc Cục Thuế và chức năng, nhiệm vụ của các đội thuế trực thuộc Chi cục Thuế.

Với bộ máy mới, tại Cục Thuế chỉ còn 01 phòng thanh tra, tại Chi cục Thuế không còn chức năng thanh tra thuế. Theo đó, cơ cấu tổ chức thanh tra, kiểm tra tại Cục Thuế Hà Tĩnh gồm có 01 phòng thanh tra, 03 phòng kiểm tra tại Văn phòng Cục Thuế và 13 đội kiểm tra thuộc 12 Chi cục Thuế.

Với sự sắp xếp như vậy, tính đến cuối năm 2012 toàn ngành thuế Hà Tĩnh có 195 cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra, chiếm 20% biên chế của toàn ngành, trong đó: 5 cán bộ có trình độ thạc sĩ, 190 cán bộ có trình độ đại học, 25 cán bộ là thanh tra viên chính, 18 cán bộ thanh tra viên.

Cục thuế Hà Tĩnh đã xác định kiểm tra, thanh tra là công tác trọng tâm trong công tác quản lý thuế theo quy trình tự tính, tự khai, tự nộp và tự quyết toán thuế. Điều này được thể hiện từ việc tăng cường đội ngũ cán bộ, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đến việc trang bị công cụ làm việc, xây dựng và triển khai các ứng dụng tin học phục vụ cho công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Chính vì vậy, trong những năm qua công tác thanh tra, kiểm tra đã đem lại những kết quả đáng kể, nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quan lý thuế TNDN góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của toàn ngành. Cụ thể:

* Đối với Công tác thanh tra, kiểm tra người nộp thuế

Cục đã tập trung lực lượng rà soát, đối chiếu, kiểm tra giám sát đưa toàn bộ doanh nghiệp vào diện quản lý của cơ quan thuế. Kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tăng cường công tác kiểm tra tờ khai thuế, kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế, đẩy nhanh tiến độ thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp.

Đối tượng thanh tra chủ yếu là các doanh nghiệp lớn, có dấu hiệu rủi ro;

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 56)