nộp thuế về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Hiện nay, tình trạng trốn thuế, tránh thuế và các sai phạm về thuế ở Hà Tĩnh còn khá phổ biến, mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác tuyên truyền, công tác hỗ trợ người nộp thuế chưa được coi trọng đúng mức, chưa có định hướng rõ rệt, hình thức còn nghèo nàn, lượng thông tin cung cấp còn ít ỏi, chưa đáp ứng được yêu cầu của người nộp thuế và xã hội, làm cho nhận thức và hiểu biết của người dân nói chung và người nộp thuế nói riêng về thuế TNDN còn hạn chế.
Mặt khác, do các chính sách thuế chưa ổn định, thường xuyên điều chỉnh, bổ sung nên người nộp thuế không có hoặc chưa có điều kiện nắm bắt kịp thời, không biết hết các thủ tục và nghĩa vụ thuế của mình. Vì vậy, việc phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền chính sách thuế cho người nộp thuế
nhằm làm cho các tổ chức, mọi cá nhân và toàn xã hội kịp thời nắm bắt các quy định về thuế, hiểu rõ được bản chất tốt đẹp và ý nghĩa quan trọng của việc nộp thuế, đó là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền lợi chính đáng của bản thân người nộp thuế là hết sức cần thiết. Mọi hành vi trốn thuế, tránh thuế, gian lận về thuế không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn là hành vi vi phạm đạo đức công dân, dư luận xã hội cần phải lên án không khoan nhượng. Từ đó xây dựng ý thức tự giác chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về thuế trong toàn dân, toàn xã hội.
Đứng trước những yêu cầu trên rõ ràng là ngành thuế cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế cho toàn dân triển khai mạnh mẽ công tác hỗ trợ, phục vụ các tổ chức và cá nhân nộp thuế, đưa công tác tuyên truyền hỗ trợ người dân nộp thuế thành một trong những khâu trọng tâm của ngành trong công tác quản lý và thu thuế.
Mục tiêu của công tác tuyên truyền là trên cơ sở xây dựng mạng lưới thông tin, tuyên truyền thuế sâu, rộng trên các phương tiện hiện đại và miễn phí nhằm phục vụ đối tượng nộp thuế và các tầng lớp nhân dân thuận tiện nhất, tạo mọi điều kiện để đối tượng nộp thuế tuân thủ nộp thuế một cách tự nguyện. Muốn như vậy, ngành thuế Hà Tĩnh phải nâng cao trình độ cho cán bộ tuyên truyền nhằm làm cho 100% cán bộ thuế đều là những tuyên truyền viên thuế giỏi.
Nội dung đổi mới tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế bao gồm đổi mới cả nội dung và hình thức. Cụ thể:
Về nội dung tuyên truyền: Trước đây, chúng ta chỉ chú trọng đến việc
tuyên truyền các luật thuế là chủ yếu mà chưa đi sâu vào tuyên truyền về bản chất cũng như nội dung của các luật thuế. Chúng ta cũng chưa giải thích được cho người nộp thuế hiểu được vì sao lại có những luật thuế đó, lợi ích cũng như đóng góp của nó vào nền kinh tế quốc dân ra sao?... Nên chưa làm cho
người nộp thuế thấy thỏa mản, khi thực hiện họ chỉ thấy đó là nghĩa vụ chứ chưa nhận thức được đó cũng là quyền lợi của mình.
Vì vậy, chúng ta cần xuất bản các tài liệu hướng dẫn, giải thích ý nghĩa các nội dung của thuế và quản lý thuế để mọi tổ chức, mọi cá nhân trong xã hội hiểu được bản chất tốt đẹp của công tác thuế. Tăng cường giáo dục, phổ biến pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức, đặc biệt là các phương tiện thông tin đại chúng làm cho mọi người hiểu rõ trách nhiệm, nghĩa vụ của cơ quan Thuế, của người nộp thuế và các tổ chức, các cá nhân trong xã hội trong việc cung cấp thông tin và phối hợp với người nộp thuế với các cơ quan Thuế để nộp thuế.
Bên cạnh đó, cần xây dựng tài liệu giảng dạy về thuế ở các trường phổ thông, đại học để trang thiết bị công dân có các kiến thức cần thiết về thuế.
Về hình thức tuyên truyền: cần tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền
qua các phương tiện thông tin đại chúng thường xuyên hơn, với nội dung phong phú và đa dạng hơn: dựng các bộ phim tài liệu, tiểu phẩm với nội dung tuyên truyền về thuế phát trên truyền hình. Tổ chức các chương trình thi tìm hiểu pháp luật thuế trên các báo, đài.
Đưa các nội dung về thuế vào giảng dạy tại các cấp học, chẳng hạn như trong chương trình giáo dục công dân.
Tuyên truyền trên các Pano, áp phích, tranh tuyên truyền cổ động, biểu ngữ cho phù hợp với yêu cầu hiện nay.
Thiết kế, phát hành nhiều mẫu mã gọn và đẹp theo tiêu thức từng sắc thuế dưới hình thức tờ rơi, sách bỏ túi,… bằng cả tiếng việt và tiếng anh, … để cấp phát miễn phí tại trụ sở cơ quan Thuế, tại cơ quan kho bạc, ngân hàng, các trung tâm công cộng, nơi người nộp thuế thường giao dịch.
Về nội dung hỗ trợ người nộp thuế: hỗ trợ theo yêu cầu của người nộp
rõ các quy trình, thủ tục về quản lý thuế, hỗ trợ trong việc kê khai tính thuế và nộp thuế, làm rõ nghĩa vụ và quyền lợi đích thực của người nộp thuế.
Hình thức hỗ trợ gồm có thể sử dụng gồm:
+ Cung cấp các văn bản pháp luật thuế, các tờ rơi mô tả ngắn gọn về các chính sách pháp luật thuế, các thủ tục hành chính thuế.
+ Tư vấn trực tiếp tại các trung tâm hỗ trợ ở cơ quan thuế các cấp. + Tư vấn, hỗ trợ thông qua mạng thông tin điện tử trong toàn quốc. + Giải đáp các vướng mắc về thuế thông qua trung tâm điện thoại tự động. + Tổ chức đối thoại, tọa đàm về thuế với DN về những vấn đề về thuế TNDN.
+ Hỗ trợ thông qua các đại lý thuế có thu phí để các đại lý này trực tiếp hướng dẫn, tính thuế, kê khai thuế và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
Các biện pháp đổi mới công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối tượng nộp thuế có thể áp dụng là gồm:
Xây dựng kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền thuế dài hạn của toàn ngành và kế hoạch từng năm từ Cục Thuế đến các địa phương.
Xây dựng được hệ thống các tài liệu tuyên truyền thuế:
Xây dựng hệ thống mạng lưới tuyên truyền thuế phù hợp với từng sắc thuế, từng người nộp thuế như tờ báo ngành, băng hình, phim truyền hình vừa mang tính chất tuyên truyền nội bộ ngành, vừa mang tính chất tuyên truyền rộng rãi.
Nâng cấp trang Web của Cục Thuế Hà Tĩnh với nội dung chuyên ngành về thuế đủ mạnh để chuyển tải đầy đủ các thông tin cho người nộp thuế. Xây dựng cổng thông tin điện tử ngành Thuế và đảm bảo hoạt động hiệu quả, cung
cấp các dịch vụ điện tử cho người nộp thuế (đăng ký, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế ...) qua mạng.
Phối hợp với Vụ Tuyên truyền hỗ trợ, Cục Công nghệ thông tin - Tổng cục Thuế triển khai việc phân tích phân loại, mã hoá các vướng mắc thường gặp để hỗ trợ hiệu quả người nộp thuế ; đảm bảo pháp chế, thống nhất, khoa học, bình đẳng và thuận tiện trong việc giải đáp, trả lời vướng mắc cho người nộp thuế, đồng thời làm giảm tải nguồn lực của cơ quan thuế các cấp trong việc trả lời, giải đáp vướng mắc bằng văn bản.
Xây dựng cho được đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền thuế mạnh cả về số lượng và trình độ. Tập trung đào tạo nâng cao một bước căn bản cho đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền bằng việc đào tạo bổ sung ngay các kiến thức thiếu hụt như: kỹ năng viết, kiến thức về thuế, kinh tế - tài chính…để mỗi cán bộ có thể đảm đương được việc viết bài, biên tập cũng như việc in ấn, phát hành một tài liệu tuyên truyền trên phạm vi toàn tỉnh.
Dành một khoản kinh phí thích hợp cho công tác tuyên truyền thuế: kinh phí này phải dựa trên cơ sở kế hoạch phát triển công tác tuyên truyền thuế từng năm cũng như kế hoạch dài hạn về công tác tuyên truyền thuế trong toàn ngành.
Soạn thảo sẵn các câu hỏi và câu trả lời theo từng nội dung để đối tượng nộp thuế tiện tra cứu. Sắp xếp đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức và khả năng giao tiếp để phục vụ đối tượng nộp thuế, hoàn thiện cơ sở vật chất và điều kiện làm việc theo hướng hiện đại, văn minh, thuận lợi cho người nộp thuế.
Tổ chức thực hiện tốt quy chế đối thoại để giải quyết kịp thời các vướng mắc của đối tượng nộp thuế, qua đó có chương trình cụ thể và thiết thực phục vụ cho người nộp thuế được tốt hơn. Luôn luôn tìm hiểu về sự hài lòng của người nộp thuế đối với cơ quan thuế, mở đường dây điện thoại nóng để nhận
biết kịp thời các thông tin phản ánh của người nộp thuế tránh tình trạng cán bộ thuế nhũng nhiễu gây phiền hà người nộp thuế.
Mở hộp thư góp ý đối với cán bộ thuế tại trụ sở cơ quan thuế.
Làm tốt công tác tiếp dân, giải quyết kịp thời, thỏa đáng, đúng thẩm quyền các đơn thư khiếu tố của công dân.
3.2.2. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp
Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý thuế, gắn chặt với quá trình cải cách hành chính thuế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan Thuế, thực hiện minh bạch hoá thủ tục thuế phục vụ người nộp thuế và doanh nghiệp tốt hơn, chất lượng hơn. Mục tiêu đến 2020 cấn đáp ứng tự động hóa 100% nhu cầu xử lý thông tin quản lý thuế, 100% các chức năng quản lý thuế được ứng dụng CNTT một cách sâu, rộng; Cung cấp dịch vụ kê khai thuế điện tử đạt 100% doanh nghiệp, nộp thuế điện tử đạt 100%; cung cấp thông tin tra cứu hỗ trợ người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ thuế thường xuyên 24/24 giờ, nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm, hiệu quả; Đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống tài chính điện tử.
Để đạt được mục tiêu trên, cần triển khai tốt một số giải pháp như sau:
Một là, tăng cường trang bị các thiết bị tin học và nâng cấp hạ tầng truyền thông
Hiện nay, số máy tính trang bị cho các cán bộ vẫn chưa đủ nên gây khó khăn cho công tác quản lý và thực thi nhiệm vụ của các cán bộ vì vậy đến 2015 cần trang bị đủ 100% số cán bộ có máy tinh, để có thể đảm bảo đồng bộ trong công tác quản lý thuế cũng như khả năng thực thi nhiệm vụ của cán bộ thuế.. Đối với các cán bộ thanh tra, kiểm tra do yêu cầu công việc phải đi nhiều nên cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra có thể trang bị máy tính xách tay thay cho máy tính để bàn để phù hợp với yêu cầu công việc. Triển khai mạng LAN mở rộng cho các Đội thuế phường xã để khai thác dữ liệu tại
Văn phòng các Chi cục; đề Nghị Tổng cục Thuế xây dựng Trung tâm dữ liệu vùng tại Hà Tĩnh.
Hai là, đảm bảo đủ số lượng và chất lượng đội ngũ cán bộ tin học, đồng
thời khai thác tốt nguồn lực từ bên ngoài
Để thực hiện tốt mục tiêu đã đề ra, trước hết cần tăng cường đội ngũ cán bộ tin học tại Cục Thuế và các Chi cục Thuế đảm bảo về cả số lượng và chất lượng.
Khai thác tốt nguồn lực từ bên ngoài (nhân lực từ các doanh nghiệp tin học, các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn) để phục vụ việc thực hiện các đề án phục vụ công tác quản lý thuế trên địa bàn.
Ba là, triển khai nhanh các ứng dụng CNTT phục vụ quản lý thuế bằng cách phối hợp vơi Cục Công nghệ thông tin- Tổng cục Thuế triển khai thí điểm các ứng dụng tại Hà Tĩnh
Triển khai hệ thống ứng dụng phục vụ quản lý thuế, đáp ứng đầy đủ các chức năng phục vụ các quy trình quản lý thuế trong nội bộ ngành Thuế và vận hành hiệu quả cao các chức năng: xử lý tờ khai, kế toán thuế; quản lý thu nợ; thanh tra, kiểm tra thuế; tuyên truyền, hỗ trợ thuế.
Bốn là, triển khai mạnh mẽ các dịch vụ phục vụ người nộp thuế
Triển khai hệ thống dịch vụ thuế điện tử (e-Taxservice): Tiếp tục thực hiện lộ trình phát triển về dịch vụ công điện tử, vừa triển khai kê khai qua mạng, kê khai trực tuyến ; kết hợp với việc mở rộng các dịch vụ dịch vụ công điện tử (e-Tax service) để hỗ trợ người nộp thuế trực tuyến qua mạng, hỗ trợ qua điện thoại, nhắn tin ngắn (SMS) và các dịch vụ khác nhằm tạo thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ về thuế; nâng cấp trang Web Cục thuế Hà Tĩnh để cung cấp thông tin chính sách, luật, nghị định về thuế, thủ tục hành chính về thuế; công khai, minh bạch các thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, các dịch vụ công người nộp thuế; cung cấp thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ cho từng người nộp thuế, v.v...
Năm là, kết nối mạng trao đổi thông tin với các ngành liên quan
Trong giai đoạn mới, Cục Thuế Hà Tĩnh cần thực hiện tốt hơn nữa việc kết nối mạng, trao đổi thông tin với các ngành như: Kho bạc, Tài chính, Hải quan, Ngân hàng, ĐKKD, Thống kê. Hoàn thành việc triển khai dự án Hiện đại hoá thu nộp thuế kết hợp giữa các ngành Thuế - Kho bạc - Hải quan – Tài chính để đem lại hiệu quả cao cho công tác quản lý thu thuế, giảm đáng kể nhân lực thủ công nhập hàng triệu chứng từ nộp thuế hàng tháng.
3.2.3. Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối tượng chịu thuế và nộp thuế
Theo xu hướng cải cách Thuế quốc tế là người nộp thuế Tự tính - Tự khai - Tự nộp thuế vào NSNN, cơ quan Thuế thực hiện chức năng kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế nhằm nâng cao tinh thần tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..., áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý Thuế. Bởi vậy công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện hiện nay với quy mô toàn ngành thuế, cả nước nói chung và Cục Thuế Hà Tĩnh nói riêng phải đặt ở tầm cao hơn, chuyên sâu hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn và hiệu quả hơn. Mục tiêu lớn nhất của công tác thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu cho NSNN.
Thứ nhât, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế
Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp hoạt động có hiệu quả, chức năng kiểm tra, thanh tra người nộp thuế càng cần phải được tăng cường.
Đối với công tác quản lý thuế TNDN thì công tác kiểm tra, thanh tra người nộp thuế được coi là công tác chủ yếu, quan trọng hàng đầu. Chỉ thông qua kiểm tra, thanh tra người nộp thuế, cán bộ thuế mới nắm rõ được tình hình hạch toán, tính và kê khai nộp thuê TNDN của người nộp thuế có trung thực và đúng đắn không. Để quản lý thuế TNDN có hiệu quả cần kết hợp kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế.
* Tại cơ quan thuế: Việc kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế cần chú trọng những nội dung sau:
- Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quí chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quí phát sinh nghĩa vụ thuế. Việc xác định thời hạn được căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.
- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định, có ghi đầy đủ các chỉ tiêu không. Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế