Tăng cường thanh tra, kiểm tra đối tượng chịu thuế và nộp thuế

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 93 - 100)

Theo xu hướng cải cách Thuế quốc tế là người nộp thuế Tự tính - Tự khai - Tự nộp thuế vào NSNN, cơ quan Thuế thực hiện chức năng kiểm tra, tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế nhằm nâng cao tinh thần tuân thủ, tự giác chấp hành các nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra..., áp dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu quản lý Thuế. Bởi vậy công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong điều kiện hiện nay với quy mô toàn ngành thuế, cả nước nói chung và Cục Thuế Hà Tĩnh nói riêng phải đặt ở tầm cao hơn, chuyên sâu hơn, phạm vi điều chỉnh rộng hơn và hiệu quả hơn. Mục tiêu lớn nhất của công tác thanh tra, kiểm tra thuế là nhằm hạn chế mức thấp nhất tình trạng thất thu cho NSNN.

Thứ nhât, tăng cường thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế

Để đảm bảo cho cơ chế tự khai, tự nộp hoạt động có hiệu quả, chức năng kiểm tra, thanh tra người nộp thuế càng cần phải được tăng cường.

Đối với công tác quản lý thuế TNDN thì công tác kiểm tra, thanh tra người nộp thuế được coi là công tác chủ yếu, quan trọng hàng đầu. Chỉ thông qua kiểm tra, thanh tra người nộp thuế, cán bộ thuế mới nắm rõ được tình hình hạch toán, tính và kê khai nộp thuê TNDN của người nộp thuế có trung thực và đúng đắn không. Để quản lý thuế TNDN có hiệu quả cần kết hợp kiểm tra tại cơ quan thuế và tại trụ sở người nộp thuế.

* Tại cơ quan thuế: Việc kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế cần chú trọng những nội dung sau:

- Kiểm tra thời hạn nộp hồ sơ khai thuế: Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính quí chậm nhất là ngày thứ 30 của tháng tiếp theo quí phát sinh nghĩa vụ thuế. Việc xác định thời hạn được căn cứ vào dấu tiếp nhận hồ sơ của cơ quan thuế.

- Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ: Hồ sơ khai thuế phải đúng theo mẫu quy định, có ghi đầy đủ các chỉ tiêu không. Trường hợp phát hiện hồ sơ thuế không đáp ứng được các yêu cầu người nộp thuế khắc phục sai sót và nộp bản thay thế.

- Cục thực hiện kiểm tra căn cứ tính thuế trong hồ sơ, cần chú ý các chỉ tiêu như: Doanh thu, chi phí phát sinh trong kỳ. Nếu có sự tăng, giảm lợi nhuận trong kỳ thì cần phải có thông báo yêu cầu người nộp thuế giải trình; nếu lỗ thì các chỉ tiêu đó sẽ được chuyển trong kỳ; và nếu được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp thì giải quyết. Những trường hợp này đều phải đươc thông báo tới người nộp thuế và yêu cầu họ giải thích.

* Tại trụ sở của người nộp thuế: để thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, Cục đã tiến hành các bước sau đây:

Bước 1: Chủ động phân tích đánh giá, tổng hợp, phân loại và lập kế

hoăch kiểm tra ngay từ đầu năm, đầu quý, đầu tháng trên cơ sơ dấu hiệu nghi ngờ của các doanh nghiệp từ kết quả kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế bảo đảm doanh nghiệp cần được kiểm tra, thanh tra tối thiểu từ 30 đến 35% trên tổng số doanh nghiệp quản lý.

Buớc 2: Lựa chọn cán bộ thật sự có năng lực, có phẩm chất đạo đức để

giao nhiệm vụ trưởng đoàn kiểm tra, đặc biệt là những cuộc kiểm tra phạm vi hoạt động rộng, đa ngành.

Bước 3: Làm tốt công tác chuẩn bị kế hoạch kiểm tra hết sức kỹ lưởng trước lúc trình quyết định kiểm tra, tránh hình thức, các công việc cần chú trọng các bước như sau:

- Phân tích hồ sơ kê khai tại cơ quan thuế nhằm tìm ra các mâu thuẩn phát sinh trong hồ sơ, cân đối, so sánh, đối chiếu các dữ liệu có liên quan nhằm tìm ra nội dung nghi ngờ để xác định những dấu hiệu vi phạm.

- Điều tra khảo sát những thông tin, tình hình đặc điểm hoạt động SXKD của doanh nghiệp như mô hình tổ chức kinh doanh, các cơ sở trực thuộc, hình thức quản lý kinh doanh, cơ chế quản lý của doanh nghiệp, các biểu hiện vi phạm thường xẩy ra...vv

- Xác định các loại thuế, phí, lệ phí, các khoản phải nộp cho ngân sách mà doanh nghiệp phải thực hiện trong kỳ kiểm tra.

- Sau khi thực hiện công tác khảo sát, tổng hợp toàn bộ nội dung cần kiểm tra và lập đề cương, kiểm tra để trình lãnh đạo phòng xem xét bổ sung và trình duyệt với người ra quyết định kiểm tra.

- Sau khi có quyết định kiểm tra trưởng đoàn kiểm tra phải lập kế hoạch về thời gian kiểm tra cụ thể báo cáo với Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo chi cục, Lãnh đạo phòng.

Bước 4: Triển khai quyết định kiểm tra:

- Trước khi kiểm tra trưởng đoàn kiểm tra phải bao quát toàn bộ nội dung cần thiết cụ thể cho cuộc kiểm tra, rà soát đề cương đề từ đó phân công cho các thành viên kiểm tra cụ thể. Việc phân công dựa trên cơ sở năng lực, sở trường của từng thành viên trong đoàn để phân công.

- Kiểm tra một số nội dung cơ bản về những hành vi vi phạp pháp luật thuế thường xẩy ra, phương pháp kiểm tra xác định như sau:

Trong quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hàng năm của người nộp thuế, thông thường một số doanh nghiệp đã có những hành vi làm tăng chi phí, giảm thu nhập chịu thuế, nhằm mục đích làm giảm số thuế phải nộp. Vì vậy công tác kiểm tra, thanh tra hàng năm đòi hỏi cần phải tiến hành rộng rãi, sâu sắc để từng bước giảm rủi ro, thất thoát tiền thuế cho ngân sách nhà nước, tăng cường kỷ cương phép nước; Đặc biệt là trong giai đoạn bước đầu của cơ chế tự khai tự nộp về thuế. Các dấu hiệu của hành vi vi phạm thường xẩy ra như sau:

1. Hành vi kê khai vốn pháp định theo giấy phép đăng ký kinh doanh cao hơn so với vốn góp thực tế;

2. Hành vi hạch toán liên quan tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp về người lao động;

3. Số dư tiền lương, tiền công phải trả cho người lao động hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán với cơ quan thuế chưa chi trả ( trừ những doanh ngiệp có lập quỹ dự phòng);

4. Hạch toán các khoản chi phí liên quan đến khấu hao TSCĐ;

5. Hành vi hạch toán các chứng từ chi phí không có hoá đơn hợp pháp; 6. Hành vi hạch toán các chứng từ hoá đơn không liên quan đến kết quả SXKD của doanh nghiệp;

7. Hạch toán chi phí các khoản dự phòng vượt mức hoặc số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, nhưng doanh nghiệp không hoàn nhập phần chênh lệch vào thu nhập khác theo quy định của Bộ Tài Chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp;

8. Hạch toán chí nguyên liệu, vật liệu, năng lượng, nhiên liệu, hàng hoá phần vượt mức tiêu hao hợp lý;

9. Tăng chi phí tiền lương, tiềncông chi trả cho người lao động bằng cách sử dụng mã số thuế thu nhập cá nhân của những người không làm cho doanh nghiệp để làm quyết toán thuế thu nhập cá nhân, trong lúc người lao động đó hoàn toàn không làm cho doanh nghiệp (hiện tượng này thường xuất hiện trong các DN hoạt động trong lĩnh vực xây dựng cơ bản). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Kiểm tra về doanh thu

Căn cứ vào báo cáo tài chính, quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng tháng để tiến hành đối chiếu kiểm tra doanh thu trên sổ kế toán:

- Đối chiếu doanh thu trên sổ kế toán xem có khớp với các báo cáo. - Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản giảm trừ doanh thu đã hạch toán trên các tài khoản, đối chiếu với hồ sơ, biên bản để xác định nguyên nhân và tính hợp pháp của các khoản giảm trừ.

- Kiểm tra các luồng tiền thanh toán trên, để làm rõ các khoản tiền có liên quan đến doanh thu, đối chiếu với hồ sơ khai thuế kiểm tra tính chính xác của hồ sơ khai thuế.

- Kiểm tra các báo cáo nhập, xuất, tồn kho hàng, hoá vật tư để xác định xem doanh nghiệp có trốn doanh thu.

- Kiểm tra các báo cáo nhập xuất tồn kho vật tư, hàng hoá đối chiếu với các tài khoản liên quan để phát hiện doanh nghiệp nhập kho vật tư, hàng hoá đúng giá trên hoá đơn nhưng ghi sổ với số lượng ít hơn. Như vậy, khi đưa vào sản xuất hoặc giá vốn hàng hóa bán ra cao hơn thực tế nhập kho. Phần chênh lệch dôi ra về lượng sẽ là phần doanh nghiệp trốn doanh thu, trốn thuế GTGT và trốn thuế TNDN.

* Kiểm tra kê khai miễn, giảm thuế

Trong thời gian vừa qua, một số doanh nghiệp kê khai việc miễn giảm thuế không đúng với quy định để lợi dụng trốn thuế, tránh thuế TNDN như:

Đăng ký địa bàn, ngành nghề kinh doanh nhưng thực chất trụ sở kinh doanh và ngành nghề kinh doanh không đúng như trong Giấy phép kinh doanh; kê khai việc mở rộng sản xuất, đầu tư dây chuyền công nghệ với nhưng không thực chất; đăng ký địa điểm doanh nghiệp vào khu kinh tế Vũng áng, khu kinh tế Cửa khẩu cầu treo nhưng sau khi đăng ký lại chuyển trụ sở về Thành phố Hà Tĩnh; Vì vậy, cần tăng cường kiểm tra việc kê khai miễn giảm của các doanh nghiệp với những nội dung nêu trên.

Bước 5: Xác định và thiết lập chứng cứ vi phạm trong kiểm tra

Việc xác định và thiết lập chứng cứ vi phạm trong kiểm tra cần cụ thể,

rõ ràng, có cơ sở pháp lý, chứng cứ phải được lập biên bản theo nội dung vi phạm và được ký chấp nhận của đối tượng kiểm tra và cán bộ kiểm tra từ đó để làm cơ sở pháp lý cho việc kết luận và xử lý sau khi kết thúc kiểm tra.

Thứ hai, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành

Hiện nay, tại Cục Thuế Hà Tĩnh số lượng cán bộ còn quá ít so với yêu cầu công việc. Cục Thuế có 01 phòng Kiểm tra nội bộ với biên chế 15 người, 11 Chi cục chưa có Đội Kiểm tra nội bộ với số lượng hết sức hạn chế. Để tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, Cục Thuế Hà Tĩnh cần phải tiến triển khai các giải pháp cụ thể là:

1. Kiện toàn tổ chức bộ máy kiểm tra nội bộ tại các Chi cục;

2. Điều động nguồn lực từ các Chi cục để tiến hành Kiểm tra chéo giữa

các đơn vị;

3. Thời gian thực hiện kiểm tra chéo là Quý I hàng năm. Thời gian thực hiện là 30 ngày/1cuộc thanh tra/1Chi cục (quy định tại Luật Thanh tra), ngoài thời gian này các Chi cục tự tổ chức kiểm tra.

Bởi vì, vào đầu năm đơn thư khiếu tố phát sinh ít, thời gian này chưa cần thiết thanh tra kiểm tra người nộp thuế dễ gây tâm lý không tốt cho người nộp thuế.

4. Lựa chọn nội dung chuyên đề cần thanh tra phù hợp: Căn cứ vào số liệu lịch sử được lưu giữ các năm trước và thông tin thu thập từ các Phòng chức năng như: Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế thuế; phòng Kê khai- Kế toán thuế; phòng Tổng hợp dự toán, phòng Hành chính quản trị - Tài vụ- Ấn chỉ để xác định nội dung chuyên đề cần thanh tra. Cần tập trung các chuyên đề có rủi ro cao như: Thu, nộp thuế vào Ngân sách; chế độ miễn, giảm thuế thông qua chính sách ưu đãi đầu tư; quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế; phúc tra kết quả kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

5. Lập kế hoạch, đề cương thanh tra: Từ tháng 11 hàng năm, sau khi có định hướng chỉ đạo của Tổng cục Thuế, Phòng Kiểm tra nội bộ chủ động lập kế hoạch. Dự kiến chuyên đề thanh tra, số lượng đơn vị thanh tra (có thể thanh tra toàn diện hoặc một số chuyên đề nêu trên).

Các Trưởng đoàn lập đề cương thanh tra theo nội dung từng cuộc thanh tra tại Chi cục do mình làm trưởng đoàn.

Tập huấn cho các thành viên đoàn thanh tra: Căn cứ nội dung chuyên đề thanh tra và đề cương được Lãnh đạo Cục phê duyệt Phòng Kiểm tra nội bộ tổ chức tập huấn chung cho cán bộ tham gia đợt thanh tra. Thời gian tổ chức chậm nhất là trước 05 ngày công bố quyết định thanh tra.

6. Tổ chức triển khai thanh tra -Tổng kết cuộc thanh tra: Sau khi tập huấn nghiệp vụ, dự thảo quyết định thành lập các Đoàn thanh tra số lượng từ 3 đến 4 đồng chí, bố trí xen kẽ cán bộ của các Chi cục. Các đoàn phân công thu thập tài liệu, nghiên cữu kỹ các văn bản chế độ chính sách, pháp luật thuế, quy trình quản lý và văn bản liên quan đến nội dung thanh tra. Các Trưởng đoàn thống nhất lập các biểu mẫu để các đơn vị đựợc thanh tra cung cấp số liệu theo yêu cầu nội dung cuộc thanh tra.

Sau khi hoàn thành việc thanh tra (Biên bản thanh tra được ký tại đơn vị), Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ tổng hợp kết quả thanh tra chung tại các

đơn vị báo cáo Lãnh đạo Cục. Lãnh đạo Cục kết luận thanh tra tại Hội nghị được tổ chức ở Văn phòng Cục. Thành phần gồm: ở Chi cục gồm Lãnh đạo Chi cục; các Tổ, Đội trưởng liên quan nội dung thanh tra; ở Cục gồm: Trưởng phòng Tổ chức cán bộ, Trưởng phòng Tổng hợp dự toán, các Đoàn Thanh tra.

Thông báo kết quả thanh tra đến các đơn vị trong toàn ngành để cùng rút kinh nghiệm chung, chấn chỉnh những thiếu sót, sai phạm.

Thực hiện kiến nghị và xử lý sau thanh tra phải được theo dõi chặt chẽ, có báo cáo kết quả thực hiện Kết luận thanh tra. Phòng Kiểm tra nội bộ phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xem xét đề nghị Hội đồng kỷ luật xử lý những tập thể, cá nhân có sai phạm, gắn với công tác thi đua, khen thưởng hàng năm.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 93 - 100)