Những thành tựu chủ yếu

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 72 - 75)

Thứ nhất, đảm bảo số thu, hoàn thành vượt mực dự toán thu ngân sách

hàng năm

Kinh tế Hà Tĩnh trong những năm gần đây tuy có tốc độ tăng trưởng khá, nhưng chất lượng tăng trưởng chưa vững chắc, năng lực cạnh tranh của

các doanh nghiệp và chất lượng còn thấp, sản xuất nông nghiệp vẫn còn chủ yếu. Đòi hỏi ngành Thuế Hà Tĩnh quản lý và khai thác tốt mọi nguồn thu trên địa bàn để đáp ứng nhu cầu chi tiêu phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xác định rõ trách nhiệm của mình, Cục Thuế Hà Tĩnh đã phấn đấu liên tục nhiều năm liền hoàn thành dự toán thu ngân sách được giao.

Thứ hai, công tác chỉ đạo, điều hành thu thuế TNDN

Thường xuyên theo dõi, phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu ngân sách để kịp thời báo cáo cho Tổng cục Thuế, Uỷ ban nhân dân các cấp nắm bắt để điều hành công tác thu ngân sách nói chung, thu thuế TNDN nói riêng trên địa bàn. Tính toán cụ thể các khoản giảm thu do kinh tế, do chính sách; đồng thời rà soát lại nguồn thu trên địa bàn, kịp thời phát hiện những khoản thu có thể tăng thu để từ đó có các biện pháp quản lý cụ thể, sát thực cho từng địa bàn, từng lĩnh vực.

Toàn ngành đã chỉ đạo quyết liệt việc khai thác các nguồn thu lớn như thu từ các dự án, các doanh nghiệp lớn tại khu vực doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Tập trung rà soát nguồn thu lớn có dấu hiệu bỏ sót hoặc chậm trễ trong kê khai: Thu từ hoạt động xây dựng cơ bản, thu thuế từ các dự án xây dựng nhà để bán; thu từ các doanh nghiệp ngoại tỉnh có hoạt động kinh doanh trên địa bàn Hà Tĩnh nhà thầu nước ngoài tại các Ban quản lý dự án. Hướng dẫn và đưa các doanh nghiệp mới đi vào sản xuất trên địa bàn kê khai, nộp thuế đúng quy định của Pháp luật.

Thứ ba, thực hiện tốt các chức năng quản lý thuế

* Công tác Tuyên truyền Hỗ trợ người nộp thuế: Trong những năm qua, do có sự chỉ đạo sát sao, thống nhất nên công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế đã được đẩy mạnh, triển khai thông suốt, sâu rộng từ Cục Thuế đến Chi cục Thuế các huyện, thành, thị. Nhờ vậy, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế luôn được đổi mới về nội dung, hình thức nên đã đạt được

một số kết quả tiến bộ, góp phần thực hiện thắng lợi chiến lược cải cách thuế, cùng ngành thuế hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao; cung cấp thông tin, hỗ trợ kịp thời phục vụ tốt cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các tổ chức, cá nhân; Tạo được quan hệ mang tính hợp tác, phục vụ của cơ quan thuế, đảm bảo từng bước dân chủ hoá công tác quản lý thuế, xây dựng lòng tin cho doanh nghiệp và người nộp thuế.

* Công tác Kê khai- Kế toán thuế ngày càng đi vào nề nếp từ công tác đăng ký thuế, kê khai, nộp thuế đến công tác miễn, giảm, gia hạn, hoàn thuế đã thực hiện đúng quy trình của Tổng cục Thuế và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các khâu của công tác kê khai- kế toán thuế đã giúp cho việc tổng hợp, phân tích, báo cáo được nhanh chóng, kịp thời phục vụ tốt cho công tác chỉ đạo thu của ngành.

* Công tác quản lý nợ thuế đã đạt được một số kết quả đáng chú ý là: Đã thực hiện kiểm tra rà soát, xác định số thuế nợ đọng của từng đối tượng nợ thuế, tiến hành phân loại theo tình trạng nợ thuế như: nợ khó thu, nợ chờ xử lý, nợ có khả năng thu; Triển khai chương trình ứng dụng tin học vào quản lý nợ thuế để hiện đại hoá công tác quản lý nợ thuế, đáp ứng yêu cầu tổng hợp, chỉ đạo công tác quản lý nợ thuế của Tổng cục Thuế; tích cực tuyên truyền vận động, thuyết phục các đối tượng tự giác nộp thuế kịp thời đúng quy định; Áp dụng một số biện pháp cưỡng chế đối với các đối tượng nợ thuế dây dưa, chây ỳ.

* Công tác thanh tra, kiểm tra: Với việc thực hiện Luật quản lý thuế đã làm tăng vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra nhằm đảm bảo sự nghiêm minh của các luật thuế. Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện ghi chép chứng từ, sổ sách đúng quy định; chấn chỉnh sửa chữa kịp thời những sai sót, vi phạm, đồng thời động viên đôn đốc các

doanh nghiệp kê khai chính xác, nộp thuế đầy đủ và kịp thời, phát hiện và truy thu trốn lậu thuế, đảm bảo đóng góp công bằng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế.

Thứ tư, đẩy nhanh tiến độ cải cách hành chính thuế và hiện đại hoá công tác quản lý thuế

Để phục vụ tốt người nộp thuế và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, Cục Thuế Hà Tĩnh đã đầu tư thiết bị, triển khai tốt các ứng dụng phần mềm vào các khâu quản lý thuế và quản lý nội bộ cơ quan. Đến nay, tỷ lệ ứng dụng tin học đạt khoảng 70 % các công việc quản lý thuế, tự động hoá hầu hết các chức năng quản lý thuế chủ yếu như: đăng ký thuế, xử lý kê khai, nộp thuế, kế toán thuế, quản lý nợ, thanh kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn Hà Tĩnh (Trang 72 - 75)