Thực trạng và nguyên nhân gây ô nhiễm của Suối Cái – Xuân Trƣờng

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO Ô NHIỄM SUỐI CÁI XUÂN TRƢỜNG QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43)

4.1.1. Thực trạng môi trƣờng ở Suối Cái

Quá trình điều tra nghiên cứu và báo cáo của Chi Cục Bảo Vệ Môi trƣờng thành phố HCM năm 2010 cho thấy ô nhiễm của suối đã lên mức báo động, nồng độ COD năm 2010 cao hơn năm 2009 gấp 3 lần ( Cục Tài Nguyên Môi Trƣờng 2010). Do đặc điểm của lƣu vực về khí hậu và dòng nƣớc nên chất lƣợng nƣớc ở Suối Cái – Xuân Trƣờng có những đặc điểm khác nhau về màu và mùi. Đoạn không chịu tác động của thủy triều tính từ khu vực Suối Nhum đến Cầu Bến Nọc với bề rộng lòng suối hẹp và nông, lại phải thƣờng xuyên tiếp nhận nƣớc thải từ khu công nghiệp Linh Trung 1, cơ sở sản xuất, bệnh viện Thủ Đức, khu dân cƣ dọc theo lƣu vực suối, thêm vào đó là tình trạng rác thải tồn đọng trong lòng suối làm cho nƣớc mặt tại khu vực này có màu đen và mùi hôi nồng nặc so với các khu vực khác. Theo phản ánh của ngƣời dân sống ở khu vực cho biết, nƣớc luôn có màu đen và bốc mùi nồng nặc, mùi nặng nhất là lúc nƣớc thải của các cơ sở chăn nuôi thải ra gặp lúc thủy triều xuống thì nƣớc cạn đẩy rác và chất thải nên mùi hôi càng nồng nặc hơn. Chính tình trạng ô nhiễm này đã khiến đời sống sinh hoạt của ngƣời dân bị ảnh hƣởng của mùi hôi thối khó chịu từ con kênh này bốc lên. Ô nhiễm nguồn nƣớc nơi đây cũng đã tạo cơ hội cho ruồi, muỗi sinh sống gây bệnh dịch sốt xuất huyết và các bệnh dịch khác, mặt dù hàng tháng trung tâm y tế có thực hiện chƣơng trình phun muỗi nhƣng vẫn không thể giải quyết hết đƣợc. Theo phản ánh của ngƣời dân thì nguyên nhân phát sinh nhiều muỗi ở khu vực này là do nguồn nƣớc mặt ở nơi đây bị ô nhiễm nặng và thƣờng bốc mùi hôi khó chịu.

Căn cứ vào kết quả phân tích về chất lƣợng nƣớc tại Suối Cái – Xuân Trƣờng của Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng Thành Phố HCM năm 2010 cho thấy mức độ ô nhiễm của Suối nhƣ sau.

33

Bảng 4.1. Kết quả phân tích chất lƣợng nƣớc Suối Cái – Xuân Trƣờng năm 2010

Nguồn: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng HCM, 2010 Qua kết quả giám sát chất lƣợng nƣớc Mặt Suối Cái – Xuân Trƣờng năm 2010 cho thấy các giá trị TSS, COD, BOD5 và Coliform đều không đạt quy chuẩn quốc gia về chất lƣợng nƣớc mặt ( QCVN 08:2008/ BTNMT, cột B1) ở các điểm thƣờng nguồn, cụ thể là từ Đ1 – Đ5. Các vị trí Đ1, Đ2 và Đ3, Đ4 tính từ Suối Nhum đến cầu Suối Cái, một phần do không có sự tác động của thủy triều, mặt khác lại phải tiếp nhận nƣớc thải từ khu dân cƣ, khu công nghiệp và nhà máy nên có nồng độ ô nhiễm cao hơn vị trí khác. Trong đó Đ3 có nồng độ ô nhiễm cao nhất vì đây là điểm hợp lƣu của suối Nhum và suối Xuân Trƣờng, là nơi tiếp nhận nguồn nƣớc thải ở hai con suối trên đổ về.

4.1.2. Nguyên nhân ô nhiễm Suối

Phía thƣợng nguồn các điểm từ đoạn suối Nhum giáp ranh với Bình Dƣơng đến gần khu vực cầu suối Cái bị ô nhiễm do nƣớc thải công nghiệp của các cơ sở sản xuất của doanh nghiệp thuộc tỉnh Bình Dƣơng và bị ảnh hƣởng của nƣớc thải sản xuất từ Doanh nghiệp phƣờng Linh Xuân, Linh Trung I, ngoài ra còn có nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân ở khu vực

Phía hạ nguồn thì nồng độ ô nhiễm hữu cơ và vô cơ giảm dần do tác động của thủy triều làm pha loãng các chất ô nhiễm của nƣớc thải sản xuất ở phía thƣợng nguồn.

TT Thông số Đơn vị Kết quả đo

QCVN14: 2008/BVMT (CộtB; k=1,0) Đ1 Đ2 Đ3 Đ4 Đ5 1 pH _ 6.21 6.45 6.05 6.31 6.43 5.5-9 2 TSS mg/l 164 132 188 189 43 100 3 COD mg/l 419 204 341 274 52 80 4 BOD5 mg/l 214 106 174 143 22 50 8 Tổng N mg/l 16.7 13.2 15.1 12.4 3.7 30 9 Tổng P mg/l 1.34 2.23 2.08 3.7 0.46 6 10 Coliform MNP/100ml 700000 53000 150000 40000 9300 5000

34

Theo kết quả điều tra công nghiệp 2009 của CCBVMT, khu vực quận 9 và Thủ Đức ngoài khu Chế xuất Linh Trung 1, còn có hơn 20 doanh nghiệp xả thải vào lƣu vực suối Cái – Xuân Trƣờng với tổng lƣu lƣợng nƣớc thải qua trạm xử lý tập trung trên 8000m3/ ngày.

Bảng 4.2. Lƣu lƣợng xả thải của doanh nghiệp ở khu vực quận 9 và Thủ Đức vào lƣu vực Suối Cái – Xuân Trƣờng tính theo ngành.

Ngành Số lƣợng doanh nghiệp Lƣu lƣợng ( m3/ tháng) Dệt nhuộm 1 36900

Thực phẩm và chế biến thủy hải sản 6 32266

Giấy và sản phẩm từ giấy 5 33185

Vật liệu xây dựng 2 2000

Hóa chất và bột giặt 4 4718

Chăn Nuôi 1 150

Khu công nghiệp Linh Trung 1 26 176000

Tổng Cộng 45 285219

Nguồn tin: Chi Cục Bảo Vệ Môi Trƣờng, 2010. Với lƣợng nƣớc thải từ khu công nghiệp thải ra suối Cái nhƣ bảng điều tra 4.2 cho thấy lƣợng nƣớc thải mỗi tháng ở con suối là rất lớn 285219 m3, với lƣợng nƣớc thải này đã làm cho con suối trong những năm qua trở nên ô nhiễm trầm trọng.

4.2. Đặc điểm mẫu điều tra

4.2.1. Trình độ học vấn của hộ điều tra

Trình độ học vấn có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống, trình độ học vấn càng cao thì sự hiểu biết của con ngƣời về một vấn đề trong cuộc sống cũng cao. Vì thế trình độ học vấn cao thì nhận thức về vấn đề môi trƣờng sẽ cao và có thể có một cách nhìn chính xác về mức thiệt hại do ô nhiễm. Học vấn cao thì con ngƣời sẽ ý thức bảo vệ không gian sống của mình để có thể hƣởng thụ một môi trƣờng trong lành.

35

Bảng 4.3. Tình hình học vấn của hộ điều tra

Trình độ học vấn Số ngƣời Tỷ lệ

Cấp 2 10 33%

Cấp3 16 53% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao đẳng và đại học 4 13%

Tổng 30 100%

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp

Hình 4.1. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Qua điều tra cho thấy trình độ học vấn của ngƣời dân ở đây khá đồng điều, trong đó cấp 2 chiếm 33%, cấp 3 chiếm 53% còn lại trung cấp, cao đẳng và đại học. Nhìn chung thì trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn là khá cao vì thế nhận thức về vấn đề môi trƣờng và mức độ ô nhiễm của con suốitƣơng đối tốt.

4.2.2. Độ tuổi ngƣời đƣợc phỏng vấn

Độ tuổi cũng là một trong đặc điểm có ý nghĩa trong câu trả lời, những ngƣời có độ tuổi cao thì chứng tỏ có nhiều kinh nghiệm sống và có nhiều hiểu biết về cuộc sống

0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 Cấp 2 Cấp3 Trung học, Cao đẳng và đại học số n gƣời Trình độ học vấn số ngƣời đƣợc pv

36

hơn, nên nhận thức xâu rộng hơn về vấn đề môi trƣờng cũng nhƣ những vấn đề khác trong cuộc sống, đặc biệt là nơi họ sống.

Bảng 4.4. Độ tuổi ngƣời đƣợc phỏng vấn

Độ tuổi ngƣời đƣợc phỏng vấn Số ngƣời Tỷ lệ(%)

Từ 20 - 30 tuổi 5 17%

Từ 30 - 40 tuổi 9 30%

Từ 40 - 50 tuổi 10 33%

Trên 50 tuổi 6 20%

Tổng 30 100%

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện độ tuổi ngƣời đƣợc phỏng vấn

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Từ hình 4.2 cho thấy độ tuổi của ngƣời đƣợc phỏng vấn thì phân bố đều từ 20 đến 50 tuổi. Điều này cho thấy mọi độ tuổi điều có nhận thức về vấn đề môi trƣờng sống rất cao, mọi độ tuổi điều nhận thấy rõ đƣợc vấn đề ô nhiễm của con suối và những nguy hại mà con suối đem lại cho ngƣời dân sống nơi đây. Tuy nhiên thì nhóm tuổi từ

0 2 4 6 8 10 12

Từ 20 - 30 tuổi Từ 30 - 40 tuổi Từ 40 - 50 tuổi trên 50 tuổi

số

ng

ƣời

Độ tuổi

37

30 – 40 và từ 40 – 50 chiếm tỷ lệ cao nhất là 33%, thấp nhất là nhóm tuổi 20 – 30 chiếm tỷ lệ 17%.

4.2.3. Đặc điểm kinh tế xã hội của hộ đƣợc phỏng vấn

Thu nhập là yếu tố ảnh hƣởng lớn đến chi phí sức khỏe của ngƣời dân, nó thể hiện việc chi tiêu nhiều hay ít cho việc bảo vệ sức khỏe của họ. Thu nhập cũng quyết định hành động ngƣời dân khi có ô nhiễm xảy ra nhƣ chuyển đi nơi khác ở, đầu tƣ thêm các công trình hạn chế sự ảnh hƣởng của mùi hôi nhƣ xây tƣờng cao bao quanh nhà, trồng thêm nhiều cây xanh,…Hơn nữa khi mức ô nhiễm cao, mùi hôi nặng còn ảnh hƣởng lớn đến thu nhập của ngƣời dân trong việc kinh doanh. Do đó việc điều tra yếu tố thu nhập là rất quan trọng trong tiến trình nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.5. Đặc điểm kinh tế xã hội ngƣời đƣợc phỏng vấn

Đặc điểm Mean Std. Dev Median Minimun Maximum

Tổng thu nhập hàng tháng 10.5 0.4 10.0 6.0 15.0

Số thành viên gia đình 3.9 0.1 4.0 3.0 6.0

Khoảng cách đến kênh 59.3 6.3 53.5 15.0 120.0

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Từ kết quả mô tả của bảng 4.5 cho thấy thu nhập trung bình hàng tháng của những hộ dân sống nơi đây là khá ổn định khoảng 10.5triệu/tháng , số thành viên của các hộ gia đình cũng đồng đều nhƣ nhau giữa các hộ là 4 ngƣời/hộ và khoảng cách trung bình từ nhà đến con suối ô nhiễm 59.3m. Khoảng cách đến con suối là biến đại diện cho mức độ ảnh hƣởng của ô nhiễm con suối đến hộ gia đình, khoảng cách mà càng xa thì mức độ ảnh hƣởng do ô nhiễm suối Cái không còn nữa.

4.2.4. Nhận thức của hộ điều tra về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tại phƣờng Linh Trung Quận Thủ Đức Trung Quận Thủ Đức

Để tìm hiểu sự hiểu biết của ngƣời dân về sự ô nhiễm môi trƣờng, bên cạnh tìm hiểu thông tin về thu nhập, trình độ học vấn, đề tài tiến hành đánh giá sự am hiểu của các hộ gia đình về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng ở khu vực.

38

Hình 4.3. Nhận thức của hộ điều tra về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Qua kết quả điều tra đƣợc mô tả ở hình 4.3 cho thấy vấn đề ô nhiễm môi trƣờng của phƣơng Linh Trung gồm nhiều vấn đề nhƣ ô nhiễm nƣớc mặt, ô nhiễm không khí, vứt rác bừa bãi. Trong đó đa số các hộ điều tra cho rằng môi trƣờng họ đang sống bị ô nhiễm nguồn nƣớc mặt nghiêm trọng, trong quá trình phỏng vấn thì ngƣời dân ở đây rất khó chịu với mùi hôi thối bốc lên từ con suối. Qua những vấn đề môi trƣờng mà ngƣời đƣợc hỏi quan tâm thì ta dễ dàng nhận thấy rằng nhận thức về vấn đề ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt tại khu vực là rất cao và đều này phản ánh đƣợc mức độ ô nhiễm suối và những ảnh hƣởng của con suối đến là rất lớn, đa số họ cho rằng nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nƣớc mặt này là do nhà máy Việt Thắng xả thải, các cơ sở chăn nuôi…

4.2.5. Mức độ ô nhiễm

Trình độ học vấn của ngƣời đƣợc phỏng vấn rất cao, nên đa số ngƣời tham gia phỏng vấn có sự am hiểu về mức độ ô nhiễm khu vực cũng khá cao.

10% 13% 27% 27% 13% 10% ô nhiễm nƣớc mặt ô nhiễm không khí Vứt rác bừa bãi ô nhiễm nƣớc mặt và không khí ô nhiễm không khí và vứt rác bừa bãi ô nhiễm nƣớc mặt, không khí và vứt rác bừa bãi

39

Bảng 4.6. Nhận thức về mức độ ô nhiễm kênh của ngƣời đƣợc phỏng vấn

Mức độ ô nhiễm Số hộ phỏng vấn Tỷ lệ Rất nghiêm trọng 8 27% Nghiêm trọng 15 50% Bình thƣờng 5 17% Không ô nhiễm 2 7% Tổng 30 100%

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Khi hỏi về việc đánh giá mức độ ô nhiễm Suối Cái thì có 50% ngƣời đƣợc khảo sát cho rằng mức độ ô nhiễm của con suối là nghiêm trọng, nƣớc bốc mùi hôi thối, khó chịu và có 27 % ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng mức độ ô nhiễm này thì rất nghiêm trọng, và theo phản ánh của những ngƣời này thì nƣớc kênh luôn có màu đen và hôi. Chỉ có 2 ngƣời cho rằng con suối không bị ô nhiễm là vì 2 hộ này sống xa con suối hơn 100m nên không ngửi thấy mùi hôi từ con kênh, mặc dù vậy thì 2 hộ này mỗi ngày đi qua con suối cũng nghe mùi hôi nồng nặc và rất khó chịu. Điều này cho thấy vấn đề ô nhiễm suối đƣợc hầu hết ngƣời dân nhận thấy cả những ngƣời không chịu ảnh hƣởng trực tiếp do ô nhiễm kênh.

4.2.6. Tình hình mùi hôi ở khu vực

Khi điều tra phỏng vấn thì đa số các hộ dân sống ở đây cho rằng ô nhiễm của con suối đƣợc biểu hiện qua mùi hôi mà nó bốc lên. Và mùi hôi nay bốc lên nặng nhất là khi các cơ sở chăn nuôi xả thải, khi trời quá nắng và nƣớc ở con suối cạn thì mùi hôi mà nó bốc lên không thể chịu đƣợc. Nhiều khi các hộ dân sống ở đây rất muốn di dời đến nơi ở mới nhƣng vì điều kiện cuộc sống không cho phép chuyển đi nơi ở mới nên phải sống ở nơi bị ô nhiễm nhƣ thế này.

40

Bảng 4.7. Tình hình mùi hôi do ô nhiễm của suối Cái theo phản ánh của hộ điều tra

Thời điểm trong ngày Số ngƣời Tỷ lệ

Sáng 1 3% Trƣa 3 10% Chiều 6 20% Tối 17 57% Cả Ngày 3 10% Tổng 30 100%

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp

Hình 4.4. Tình mùi hôi trong ngày

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Từ hình 4.4 cho thấy mùi hôi của con kênh luôn có và chỉ phụ thuộc vào mức độ mùi nặng nhẹ trong ngày. Trong đó thì đa số những ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng mùi hôi từ con kênh bốc lên nặng nhất là lúc tối chiếm 57% vì đây là thời gian mà họ ở nhà nhiều nhất và mùi hôi ít nhất là lúc sáng chiếm 3%. Mùi hôi nồng nặc của con suối đã làm giảm đi sự hƣởng thụ của gia đình đặc biệt là khi có khách thì khách cũng rất khó chịu. 3% 10% 20% 57% 10% Sáng Trưa Chiều Tối Cả Ngày

41

4.2.7. Các thiệt hại do ô nhiễm Suối Cái đến ngƣời dân

Qua điều tra thì đa số các hộ đƣợc phỏng vấn cho rằng ô nhiễm của con suối chính là mùi hôi. Và chính điều này gây thiệt hại cho các hộ dân sống ở đây nhƣ về vấn đề sức khỏe chủ yếu là bệnh viêm xoang,nhức đầu, sổ mũi do hít phải mùi hôi thối phát ra từ dòng suối, kế tiếp là ảnh hƣởng đến nguồn nƣớc uống, giải trí …. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hình 4.5. Những thiệt hại do ô nhiễm Suối Cái theo đánh giá của ngƣời dân

Nguồn tin: Điều tra tính toán tổng hợp Có thể thấy vần đề ô nhiễm nƣớc kênh đã gây ra nhiều tác động đối với đời sống, mỹ quan khu vực. Khi đƣợc hỏi ảnh hƣởng của ô nhiễm suối thì đa số ngƣời đƣợc phỏng vấn cho rằng ô nhiễm của con suối đã gây mùi hôi khó chịu. Chính mùi hôi này có thể làm cho ngƣời dân sống ở đây bị bệnh, vì những hộ dân sống ở đây sử dụng nƣớc bơm nên họ nghĩ rằng nguồn nƣớc sử dụng cũng chịu ảnh hƣởng của ô nhiễm. Đây chỉ là những tác động trực tiếp mà hiện thời ngƣời dân thấy và phản ánh. Thế nhƣng còn những tác động gián tiếp, ảnh hƣởng lâu dài đến thế hệ mai sau còn lớn hơn nhiều nếu nhƣ tình trạng ô nhiễm của con suối không đƣợc cải thiện. Tóm lại ô nhiễm Suối đã ảnh hƣởng đến sức khỏe, đến nguồn nƣớc sử dụng và giảm giá trị hƣởng thụ của những hộ dân sống ở khu vực ô nhiễm này.

14% 17% 23% 20% 13% 13% sức khỏe

không thể giải trí bơi lội

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI GIÁ TRỊ NHÀ ĐẤT DO Ô NHIỄM SUỐI CÁI XUÂN TRƢỜNG QUẬN THỦ ĐỨC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 43)