Để định giá các giá trị môi trƣờng, các nhà kinh tế sử dụng phƣơng pháp sơ cấp và thứ cấp. Phƣơng pháp sơ cấp cần phải có sự thu thập và xử lý số liệu dựa trên các mô hình. Phƣơng pháp này bao gồm: Phƣơng pháp chi phí y tế, phƣơng pháp đánh giá hƣởng thụ, phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên, phƣơng pháp chi phí du lịch,… Phƣơng pháp thứ cấp dựa vào kết quả nghiên cứu từ phƣơng pháp sơ cấp, xác định hoặc hiệu chỉnh hoặc thay đổi các thông số từ kết quả nghiên cứu. Phƣơng pháp này có Phƣơng pháp chuyển giao lợi ích chi phí.
Cơ sở để định giá chính các giá trị môi trƣờng là giá trị sẵn lòng chi trả (WTP- Willing to pay) của cá nhân cho những thiệt hại môi trƣờng, để ngăn chặn thiệt hại môi trƣờng hoặc những lợi ích môi trƣờng nhận đƣợc. Có nhiều phƣơng pháp khác nhau có thể đƣợc sử dụng trong đánh giá kinh tế các tác động môi trƣờng gồm:
a) Phƣơng pháp chi phí du lịch (Travel Cost Method)
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng thƣờng xuyên nhất khi tiến hành đánh giá kinh tế các địa điểm thƣờng đƣợc du khách tới thăm (công viên, khu bảo tồn thiên nhiên, bãi biển,…). Bằng cách thu thập số lƣợng các số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan (thu nhập, số lần đến thăm…), từ đó có thể ƣớc lƣợng đƣợc tổng lƣợng tiền mà các khách du lịch sẵn lòng trả cho những cảnh quan môi trƣờng cụ thể.
Áp dụng tổng số chi phí mà ngƣời du lịch sẵn sàng trả cho cả chuyến du lịch để đƣợc tới công viên, khu bảo tồn hay bãi biển làm cơ sở cho việc đánh giá. Phƣơng pháp này đòi hỏi phải có điều tra quy mô rộng và có những phân tích thống kê phức tạp.
Đây là phƣơng pháp dễ đƣợc chấp nhận về mặt lý thuyết cũng nhƣ thực tiễn. Phƣơng pháp này dựa trên mô hình kinh tế truyền thống, đó là mối liên hệ thực tiễn giữa chất lƣợng hàng hoá môi trƣờng và chi phí bỏ ra để hƣởng thụ giá trị hàng hoá. Phƣơng pháp này dựa trên hành vi thực tế nên dễ hiểu và dễ thực hiện. Nƣớc ta hiện nay có nhiều địa điểm du lịch có giá trị cao, cảnh quan đẹp... Vì thế, việc lựa chọn phƣơng pháp chi phí du lịch theo vùng có tính khả thi cao.
Tuy nhiên, hạn chế lớn của phƣơng pháp này là chỉ sử dụng ở những nơi có nhiều khách. Vì thế, những nơi không có hoặc có ít khách du lịch thì không áp dụng
15
đƣợc. Hơn nữa, ngay tại địa điểm du lịch nổi tiếng, thay vì thƣờng xuyên đến tham quan thì một số ngƣời mua luôn nhà gần vị trí đó để ở. Nhiều trƣờng hợp,đối tƣợng không phải bỏ chi phí (dân bản địa) nhƣng lại đánh giá rất cao chất lƣợng môi trƣờngở đó. Nhƣ vậy, không thể định giá môi trƣờng bằng duy nhất một phƣơng pháp chi phí du lịch mà phải kết hợp sử dụng với các phƣơng pháp khác.
b) Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên (Contingent Value Method)
CVM đƣợc áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ chất lƣợng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị giải trí của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã… Chất lƣợng một nghiên cứu CVM phụ thuộc vào chất lƣợng của cả quá trình tiến hành. Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện bằng cách điều tra, lập phiếu câu hỏi để xem xét thái độ của ngƣời dân phản ứng ra sao khi chất lƣợng môi trƣờng thay đổi và thăm dò xem họ sẵn sàng trả bao nhiêu để tránh việc chất lƣợng môi trƣờng bị suy giảm. Sau khi thu thập xong tất cả thông tin cần thiết bằng bảng hỏi, trung bình và trung vị của WTP/WTA cùng với hệ số ảnh hƣởngđến mức giá đƣợc xác định, từ đó có thể tính đƣợc tổng giá trị kinh tế của khu vực. Phƣơng pháp này cũng đòi hỏi phải tiến hành các cuộc điều tra, khảo sát và những phân tích thống kê phức tạp.
c) Phƣơng pháp chi phí thay thế (Replacement Cost Method)
Phƣơng pháp chi phí thay thế là phƣơng pháp ƣớc lƣợng giá trị dịch vụ của HST thông qua việc xác định các chi phí để tạo ra hàng hoá và dịch vụ có tính năng tƣơng tự.
Ví dụ, trong trƣờng hợp ô nhiễm tiếng ồn, dân cƣ hai bên đƣờng cao tốc có thể lắp kính cách âm để làm giảm tiếng ồn. Từ đó, ngƣời ta tìm ra một phƣơng pháp để đánh giá kinh tế đối với tác động môi trƣờng phát sinh do ô nhiễm tiếng ồn. Phƣơng pháp này có thể thực hiện đơn giản bằng cách đánh giá xem cần phải bao nhiêu chi phí để duy trì sự yên tĩnh.
Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện nhƣ sau: Ban đầu, ƣớc tính số lƣợng các yếu tố đầu vào cần thiết đƣợc sử dụng để bù đắp ảnh hƣởng của các tác động môi trƣờng. Sau đó, xác định giá thị trƣờng đã đƣợc hiệu chỉnh của các yếu tố đầu vào đó (tức là giá sau khi đã loại trừ các khoản trợ cấp và thuế,… nếu có).
16
Tiếp theo, xác định tỷ lệ thay thế kỹ thuật giữa chất lƣợng môi trƣờng với hàng hóa thay thế. Và cuối cùng là ƣớc tính giá trị của hàng hóa môi trƣờng. Phƣơng pháp này có thể áp dụng trong một số tình huống nhƣ: tác động của ô nhiễm không khí có ảnh hƣởng tới cơ sở hạ tầng nhƣ cầu đƣờng và nhà ở.
Tuy vậy, nhƣợc điểm chính của phƣơng pháp này là rất khó tìm đƣợc chính xác những thay thế cho hàng hoá và dịch vụ môi trƣờng để cung cấp mức lợi ích tƣơng đƣơng. Nếu chức năng, quy mô các cơ sở vật chất do con ngƣời tạo ra mang lại một mức dịch vụ thấp hơn (hoặc cao hơn) thì giá trị của dịch vụ HST sẽ bị lƣợng hóa thiếu chính xác.
d) Phƣơng pháp giá hƣởng thụ
Là phƣơng pháp xác định giá trị hàng hóa môi trƣờng thông qua ảnh hƣởng của môi trƣờng lên giá một hàng hóa có giá trên thị trƣờng nhƣ nhà, đất, tiền lƣơng…. Trong thị trƣờng nhà đất là cạnh tranh hoàn hảo thì giá trị môi trƣờng sẽ đƣợc phản ánh một cách chính xác trong giá nhà đất.
Để có một thƣớc đo của thuộc tính môi trƣờng ảnh hƣởng nhƣ thế nào lên phúc lợi của từng cá nhân, phƣơng pháp HPM sẽ: Xác định sự chênh lệch giá trị tài sản là bao nhiêu do có sự khác biệt về môi trƣờng giữa các tài sản. Từ đó suy ra giá ngƣời ta sẵn lòng trả biên cho sự cải thiện chất lƣợng môi trƣờng là bao nhiêu và giá trị xã hội của sự cải thiện này là gì.
Phƣơng pháp giá hƣởng thụ sẽ tìm ra hàm cầu về chất lƣợng môi trƣờng thông qua hàm giá nhà đất. Thông thƣờng ta có hàm giá nhà đất nhƣ sau:
Ph = fh(Sh1, …, Shj; Nh1, …, Nhk; Eh1, …, Ehm) Trong đó:
Ph là giá nhà
Sh1, …, Shj là đặc điểm cấu trúc căn nhà Nh1, …, Nhk là đặc điểm hang xóm Eh1, …,Ehm là đặc điểm môi trƣờng
Dạng hàm thƣờng đƣợc sử dụng cho hàm đánh giá hƣởng thụ là dạng hàm log – log.
17
Hình 3.1. Hàm đánh giá hƣởng thụ nhà ở
Giá nhà
Ph(E)
0
Hình 3.1 cho biết đƣợc rằng ở từng mức môi trƣờng khác nhau thì giá nhà có sự khác nhau. Giá nhà sẽ tăng lên với thuộc tính môi trƣờng đƣợc cải thiện.
Để xác định đƣợc hàm cầu về chất lƣợng môi trƣờng thì từ kết quả hàm giá hƣởng thụ nhà ở đƣợc xây dựng ở trên. Ta có quy trình hai bƣớc ƣớc lƣợng hàm cầu WTP (hàm cầu (ngƣợc) ẩn):
- Bƣớc 1 : Sử dụng kết quả ƣớc lƣợng hàm đánh giá hƣởng thụ đƣợc mô tả ở trên và lấy đạo hàm riêng phần hàm đánh giá hƣởng thụ theo E: Pimpl.E = Ph/E cho từng quan sát.
- Bƣớc 2: Ƣớc lƣợng mô hình hồi quy với implip = WTP(E) và các biến giải thích cho mức sẵn lòng trả của thuộc tính môi trƣờng nhƣ thu nhập, khoảng cách, thành viên trong gia đình...
Ph
Thuộc tính môi trƣờng (E) Cải thiện môi trƣờng
18
Hình 3.2. Hàm giá biên ẩn của thuộc tính môi trƣờng E
Giá ẩn Pimpl.E D2(E) E a Pimplip D1(E) CS
D1(E) là hàm cầu của quan sát 1 khi thuộc tính môi trƣờng ở E1 và nếu môi trƣờng đƣợc cải thiện ở mức E2 thì lợi ích của cá nhân 1 sẽ tăng lên là một khoảng gọi là thặng dƣ ngƣời tiêu dùng (CS) và tƣơng tự với từng cá nhân khác. Trong đó hàm giá ẩn là hàm cầu E của các cá nhân khác nhau không phải là của một cá nhân.
Tóm lại ƣu điểm của phƣơng pháp này sử dụng rộng rãi, sử dụng giá thực và sự thay đổi thực của thuộc tính môi trƣờng. Tuy nhiên, việc sử dụng phƣơng pháp này có nhiều hạn chế. Những dữ liệu sử dụng thông tin trên vừa đa dạng vừa phải đảm bảo tính liên tục chuỗi thời gian, do đó thƣờng khó thu thập. Trong giá hàng hóa thƣờng bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, mà môi trƣờng chỉ là một trong số đó. Trong trƣờng hợp nếu sử dụng giá nhà, giá đất thì biến động của thị trƣờng bất động sản cũng nhƣ việc bóc tách có rất nhiều phức tạp. Tại Việt Nam, nhiều vùng không có hoạt động buôn bán bất động sản thƣờng xuyên nên sự ảnh hƣởng đến môi trƣờng là khó xác định. Mặt khác phƣơng pháp này còn gặp khó khăn trong vấn đề lƣợng hóa các thuộc tính môi trƣờng và đòi hỏi ngƣời bán và ngƣời mua phải nhận thức và xem môi trƣờng là một hàng hóa (Phan Thị Giác Tâm, 2009).
Môi trƣờng đƣợc cải thiện
Thuộc tính môi trƣờng (E) 0 E1 E2
19