Nội dung 2: Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất cádĩ a

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 38)

1. Thí nghiệm 1: Thí nghiệm thức ăn thay nhớt cá bố mẹ cho cá 6 – 15 ngày tuổi

a. Mục tiêu: Xây dựng chếđộ dinh dưỡng thích hợp có thể thay thế nhớt cá bố

tái phát dục của cá bố mẹ quý hiếm. Góp phần sản xuất nhanh số lượng cá con theo yêu cầu thị trường

b. Thời gian thực hiện: từ 17/10/2008 đến ngày 11/11/2008

c. Địa điểm thực hiện: Trại nuôi cá dĩa Phượng, xã Vĩnh Lộc, H.Bình Chánh, Tp. HCM

d. Đối tượng thí nghiệm: Sử dụng 3 cặp cá dĩa bố mẹ mang con từ 120 – 130 con.Cá con 5 ngày tuổi (được tính kể từ ngày cá bắt đầu bám mình bố mẹ) từ mỗi cặp cá dĩa (Symphysodon spp.) bố mẹ. Tổ cá dĩa được chọn trong thí nghiệm có từ 120 con. Số cá con trên được phân thành 4 nhóm, mỗi nhóm là 30 con. Trong đó, nhóm 1 dùng để bố trí thí nghiệm cá bố mẹ nuôi tự nhiên; nhóm 2 bố trí thí nghiệm với thức ăn là luân trùng (Rotifer) và artemia; nhóm 3 thí nghiệm với thức ăn là con mẻ. Do số cá trong cùng một tổ không có sự khác biệt nên chúng tôi sử dụng số cá còn lại 30 con để

tiến hành cân, đo lấy số liệu đầu vào như chiều dài và trọng lượng.Hằng ngày quan sát cá con ăn bằng kính lúp và đếm số lượng cá để theo dõi tỷ lệ sống và số ngày sống theo độ tuổi của cá từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi.

e. Chỉ tiêu theo dõi

- Tỷ lệ sống của cá con từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi (%) - Số ngày sống của cá con từ 6 ngày tuổi đến 15 ngày tuổi (ngày)

f. Bố trí thí nghiệm

Bảng 2.1: Thức ăn tự nhiên trong thí nghiệm

Thức ăn Đối chứng NT 1 NT 2

Nhớt cá bố mẹ x

Luân trùng (Rotifer), artermia x

Con mẻ x

* Phương pháp chuẩn bị thức ăn cho cá

Luân trùng (Rotifer) được mua từ trường Đại học Cần Thơ. Sau đó, kiểm tra trên kính hiển vi để xác định mật độ luân trùng trước khi cho cá ăn đảm bảo mật độ 4 – 5 con/ml nước.

Con mẻđược làm từ 500g cơm nguội, 250g cháo loãng và cho 250 g mẻ giống.

Cho cơm vào hũ thủy tinh sạch, cháo còn ấm (khoảng 300C) cho vào cơm, dùng đũa quấy

đều, đậy nắp có thông khí, để khoảng 1 tuần là cơm lên men, có vị chua, càng để lâu càng chua, khi thấy cơm mẻở trạng thái quá loãng ta cho thêm cơm nguội vào hũ mẻ (gọi là

cho mẻăn) vì mẻ sinh sôi rất nhanh. Khi con mẻ sinh sôi sẽ bám lên thành hũ thủy tinh. Dùng tay phết một vệt con mẻ bám trên bình thủy tinh sau đó cho vào cốc thủy tinh đã chứa nước, để rửa bớt chất chua. Sau đó, sử dụng con mẻ cho cá ăn đảm bảo 4 – 5 con/ml Trứng Artemia được ấp trong nước muối 15‰ trong 18h nở thành ấu trùng, sau đó sử

dụng cho cá ăn với mật độ 4 – 5 con/ml

* Phương pháp đếm mật độ thức ăn bổ sung cho cá dĩa 6 – 15 ngày tuổi

Chúng tôi sử dụng một đĩa petri bằng nhựa có đường kính 30 cm, được kẻ ô với kích thước mỗi ô là 1 cm làm buồng đếm và được đếm trực tiếp trên kính hiển vi với lugol là dung dịch cốđịnh mẫu. Phương pháp đếm như sau: Hút 1 ml mẫu từ thức ăn chuẩn bị cho cá ăn vào buồng đếm, mẫu được cốđịnh bằng lugol, đếm số lượng cá thể

trong 1ml mẫu, từđó suy ra mật độ luân trùng, arterimia và con mẻ trong thức ăn.

* Điều kiện thí nghiệm và phương pháp chăm sóc

Cá thí nghiệm được bố trí trong bể kính kích thước (50cm x 50cm x 45cm) chứa thể tích nước là 80 lít. Sục khí vừa phải, nhiệt độ nước từ 27 – 28OC, nước sử

dụng là nước giếng.

Thay nước cho cá 1 lần/ngày. Sau khi cho cá ăn được 30 phút, tiến hành rút xiphông đáy khoảng 1/3 nước trong bể và cho nước khác vào.

Đối với NT1 (Luân trùng và Artemia): cá từ 6 - 9 ngày tuổi cho cá ăn 1lần/ngày với thức ăn là luân trùng và cá từ 10 – 15 ngày tuổi với thức ăn là artemia 1lần/ngày

Đối với NT2 (Con mẻ): cá từ 6 – 15 ngày tuổi cho cá ăn con mẻ 1lần/ngày.

* Phương pháp theo dõi chỉ tiêu

Số lượng cá đầu ra (con)

- Tỷ lệ sống(%) = x 100 Số lượng cá đầu vào (con)

- Sự tăng trưởng: Dùng cân phân tích để xác định trọng lượng cá 6 ngày tuổi và trọng lượng cá 15 ngày tuổi. Dùng giấy kẻ ôly và thước đo để xác định chiều dài cá. Chiều dài cá được đo từ mút mõm đến cuối vây đuôi.

- Kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá 6 ngày tuổi: Bắt 30 con để cân trọng lượng và đo chiều dài. Từđó, suy ra chiều dài và trọng lượng trung bình mỗi cá thể.

- Kiểm tra chiều dài và trọng lượng cá 15 ngày tuổi: Khi cá thí nghiệm đạt 15 ngày tuổi cân trọng lượng và đo chiều dài toàn bộ cá có trong mỗi nghiệm thức. Sau

đó, tính chiều dài và trọng lượng trung bình của cá ở mỗi nghiệm thức. - Sự tăng trưởng về chiều dài (mm) = L2 - L1

L1: Chiều dài cá 6 ngày tuổi (mm) L2: Chiều dài cá 15 ngày tuổi (mm)

- Sự tăng trưởng về trọng lượng (mg) = W2 - W1 W1: Trọng lượng cá 6 ngày tuổi (mg)

W2: Trọng lượng cá 15 ngày tuổi (mg)

- Sự hấp dẫn thức ăn: Quan sát hoạt động bắt mồi của cá dựa vào thời gian cá tiến hành bắt mồi nhanh hay chậm.

- Bệnh cá: Dựa vào việc quan sát hoạt động, màu sắc của cá và tài liệu bệnh cá

để chẩn đoán bệnh cá.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)