Thực liệu cung cấp protein động vật

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 27)

a. Con mẻ là một loại thức ăn sống nuôi dễ nhất. Con mẻ thuộc ngành nematodes. Con mẻ có kích thước 0,5 -1,5 mm., màu trắng và chuyển động liên tục. Do hình dáng và kích thước của chúng nhỏ nên thích hợp làm thức ăn cho cá con. Con mẻ

có thể sống trong nước khoảng 12 giờ hoặc hơn nữa. Con mẻ sinh sản hữu tính và có khả năng sinh sản từ 10 - 40 cá thể trong vòng 1 - 1,5 ngày, trung bình là 20 – 25 cá thể. Con mẻ thành thục và có khả năng sinh sản trong vòng 3 ngày. Kích thước của chúng tăng gấp 3 lần trong ngày đầu tiên và tăng gấp 6 lần trong vòng 3 ngày tiếp theo.

b. Luân trùng (Rotifer) là những zooplankton có kích cỡ nhỏ từ 0,04 – 0,1 mm, thường thấy trong nước ngọt gồm các giống luân trùng Brachionus, Karetella, Potggartha và trong nước lợ, nước biển có các giống Brachionus. Brachionus plicalitis có hai nhóm có kích thước khác nhau theo một số tác giả chúng thuộc hai loài khác nhau. Chúng có khả năng trinh sản tạo ra một quần thể toàn con cái và chu kỳ phát triển nhanh B. plicalitis được nuôi phổ biến trong các trại sản xuất giống cá biển đểương nuôi ấu trùng cá trongmột hai tuần ban đầu

c. Trùn chỉ (Tubifex) là một loài giun ít tơ sống ở đáy sông, hồ. Trùn chỉ có nhiều loài nhưng sự khác biệt giữa chúng thì khó phân biệt vì cơ quan sinh sản của chúng. Thường thì chúng được nhận dạng sau khi giao phối và bởi vì đặc điểm bên ngoài của trùn chỉ thay đổi theo độ mặn của môi trường nước. Thành phần protein 50- 60%, béo10%, Fibre 2%, Ẩm 4%, Phot pho 0.1%, Tro 0.1%.

d. Artemia là giáp xác bậc thấp thuộc họ Artemiidae sống trong môi trường nước biển. Artemia mới nở chứa đầy đủ các dưỡng chất cần cho ấu trùng. Artemiađược xếp làm hai nhóm dựa vào thành phần acid béo không bão hoà nhiều nối đôi (PUFA) và dựa vào thành phần phân bố địa lý. Artemia “nhóm nước ngọt” giàu acid béo 18: 3n-3 và “nhóm nước biển” giàu acid béo 20: 5n-3. Các loài cá nước ngọt sử dụng hai nhóm

biển sử dụng Artemia nước ngọt có tỉ lệ sống rất thấp so với nhóm nước biển.

e. Tim bò và tôm là một loại nguyên cung cấp protein động vật với hàm lượng protêin của tim bò là 15% và protein của tôm là 90%

1.4.1.2 Thực liệu cung cấp protein thực vật

a. Tảo Spirulina là một loài tảo xanh giàu protein và chứa 7 vitamin thiết yếu như: A1, B1, B2, B6, B12, C và E. Nó chứa beta-carotene, sắc tố, và khoáng chất. Nó chứa tất cả các acid béo cần thiết và 8 amino acid cần cho sự hình thành dinh dưỡng. Spirulina là một trong những thức ăn bỗ sung protein thực vật cho cá

Bảng 1.3: Giá trị dinh dưỡng của một số thực liệu cung cấp protein Thành phần dinh dưỡng (% vật chất khô) Các nhóm Zooplankton Chất khô Protein Lipid Muối khoáng Năng lượng (kcal/kg) Rotifer 11,2 64,3 20,3 6,2 4866 Anostraca (Artemia) 11 61,6 19,5 10,1 5835 Con mẻ 24 40 20 - - Cladocera 9,8 56,5 19,3 7,7 4800 Malacostraca 24,6 49,9 20,3 19,6 5537 Ostracoda 35,0 41,5 - - 5683 Copepoda 10,3 52,3 7,10 1,7 5445 Tim bò - 15,0 3,0 - 89 Tôm - 90 18,4 - 10 Spirulina - 50 -70 6 - 8

(Nguồn: Dinh dưỡng và thức ăn Thủy sản – Lê Thanh Hùng, 2000; Hepher, 1988; Bảng thành phần dinh dưỡng thức ăn Việt Nam)

1.4.1.3 Thực liệu cung cấp lipid

Lipid động - thực vật vừa là nguồn cung cấp năng lượng vừa là nguồn cung cấp các acid béo không no (PUFA và HUFA) cần thiết cho động thủy sản. Thông thường trong các thực liệu chế biến thức ăn thủy sản có sẵn lipide nên trong công thức thức ăn chỉ

bổ sung thêm khoảng từ 2-3%

1.4.1.4 Thực liệu cung cấp hydrat carbon

Khả năng sử dụng các nguồn hydrat carbon làm thức ăn cho động vật thủy sản tùy thuộc vào đối tượng nuôi, đối với các động vật ăn thiên về động vật thì lượng tinh bột sử dụng không quá 20%

1.4.1.5 Thực liệu cung cấp vitamin

Thủy sản trong thời kỳ sinh sản cần một lượng lớn vitamin A, E và C. Ngoài ra vitamin C có tác dụng giãm stress trên cá khi đánh bắt hay khi vẫn chuyển. Khả năng

để kháng bệnh của thủy sản gia tăng lên khi bổ sung vào thức ăn vitamin C, E, B6, panthothenic acid và cholin

1.4.1.6 Thực liệu cung cấp khoáng

Hiện tại, có bốn nguyên tốđa lượng (Ca, P, K, Mg) và 7 nguyên tố vi lượng (Fe, Zm, Cu, Mn, I, Co, Se) giữ một vai trò sinh lý cần thiết cho sự dinh dưỡng của cá (Hùng, 2000)

1.4.2 Nhóm chất bổ sung

Chất bỗ sung có thể định nghĩa một cách đơn giản là những chất sử dụng trong thức ăn với hàm lượng thấp (< 1%) không có hay không đáng kể hàm lượng protein thô và năng lượng. Những chất này có tác dụng chính là hỗ trợ quá trình trao đổi chất của

động vật, cải thiện chất lượng thức ăn hoặc tăng cường một chức năng đặc biệt nào đó tùy theo mong muốn của nhà sản xuất thức ăn cũng như người chăn nuôi

Do thành phần và chức năng đa dạng nên chất bỗ sung được chia thành cá nhóm sau: Nhóm ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sinh trưởng: các chất hỗ trợ sinh trưởng sử

dụng trong thức ăn chăn nuôi như thyroxin, GH. Đây là những chất tác động trực tiếp trên tế bào đích, làm tăng khối lượng cơ thể trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, biện pháp này hiện nay còn nhiều tồn tại ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng sản phẩm thủy sản, nhất là các loại hoormon nhân tạo

Ngoài biện pháp tác động lên cơ quan sinh trưởng, các chất bổ sung còn có khả

năng tác động gián tiếp thông qua việc tăng cường khả năng tiêu hóa, sử dụng dưỡng chất của thú, giảm thất thoát dưỡng chất trong quá trình trao đổi chất

Trong nhóm chất hỗ trợ dinh dưỡng và sinh trưởng có thể kể đến rất nhiều sản phẩm khác nhau như: các enzyme tiêu hóa, kháng sinh, chất trợ sinh, acid hữu cơ, premix, các hoormon.

1.4.2.1 Enzyme: phân giải tinh bột và các chất khác thường sử dụng như chất xúc tác quá trình tiêu hóa, làm tăng hệ số hấp thu thức ăn, giảm tối đa lượng thức ăn thừa.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 27)