Sản phẩm cá giống cung cấp cho thị trường

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 66)

Bảng 3.12: Tỷ lệ các hộ xuất bán cá theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá

Kích cỡ cá dĩa xuất bán Số hộđiều tra (n = 50)

Tỷ lệ (%)

Cá bột (15-20 ngày tuổi) 40 80 Cá có chiều dài thân 5-6 cm 29 58

Cá lớn (bố mẹ và hậu bị) 22 44

Số liệu bảng 3.12 cho thấy thông thường cá dĩa khoảng 15-20 ngày tuổi được các hộ xuất bán nhiều hơn so với cá có kích thước lớn (80% tổng số hộ), mặc dù ở giai

đoạn này tỷ lệ hao hụt khi nuôi cá con khá cao. Dạng cá xuất khẩu phổ biến từ 5 – 6cm nhờ các đặc điểm sau: hình dạng và màu sắc tương đối giống cá trưởng thành; sức sống khá cao; giá rẻ hơn cá trưởng thành (chỉ bằng 1/6 – 1/2 giá cá trưởng thành); dễ

vận chuyển. Cá hậu bị và cá cỡ lớn có giá khá cao, thường được những người mới nuôi cá dĩa mua về làm giống và những người nuôi cá không chuyên mua về làm cảnh.

Bảng 3.13: Hiệu quả kinh tế

Mô hình

(Theo qui mô và loại hình kinh doanh)

Thu nhập (triệu đồng/năm)

Chuyên sản xuất cá bột và bán cá bột (thường thì do những hộ này không dưỡng được cá nên họ

phải bán bột) < 40 Với 50 cặp cá đẻ Sản xuất cá bột và bán cá các độ tuổi 50 - 60 Sản xuất và bán cá thương phẩm 60 – 80 Với 50 cặp cá đẻ Sản xuất cá bột, bán cá các độ tuổi và xuất khẩu > 40 Mua cá về dưỡng để xuất khẩu > 40

Đối với những hộ nuôi quy mô từ 50 bể kính trở lên, có đầu ra ổn định và có doanh thu cao hơn hoặc bằng 40 triệu đồng/năm. Những hộ này thường không đủ hàng xuất đi nên thường thu mua ở những hộ nuôi khác có quy mô nhỏ hơn trong khu vực

đưa cá về dưỡng một thời gian sau đó xuất bán. Do đó, số hộ sản xuất nhỏ thường có thu nhập thấp hơn 40 triệu đồng/năm. Cũng có trường hợp, có một số hộ nuôi lâu năm có kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất giống tốt, chỉ bán cá giống. Nhờ vậy, thu nhập vẫn cao hơn 40 triệu/năm, dù số lượng hồ không nhiều. Một số hộ nuôi khác, tuy có số

lượng hồ kính nhiều nhưng do chưa có kinh nghiệm, cá bị dịch bệnh nên thu nhập thực tế vẫn không đạt 40 triệu/năm

3.1.2 Đánh giá trình độ kỹ thuật đang áp dụng trong sản xuất cá dĩa trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

3.1.2.1 Kỹ thuật nuôi dưỡng, sản xuất giống

Một trong những kỹ thuật nuôi dưỡng cá quan trọng là việc chăm sóc cá. Người nuôi thường cọ rửa thành bể trước khi dùng ống siphon đáy bể để rút nước. Tùy theo bể nước cấp có đủ và chất lượng xử lý có tốt hay không mà người nuôi có thể thay 100% nước (chiếm tỷ lệ 18% số hộ được điều tra) hoặc thay 50% nước (tỷ lệ 16% số

hộđược điều tra). Phần lớn các cơ sởđều thay nước dựa vào hoàn cảnh thực tế (chiếm tỷ lệ 70% số hộ được điều tra) như: tuổi cá, thời tiết, tình trạng cá, tình hình sức khỏe và dịch bệnh, mà quyết định tỷ lệ nước thay cho hồ cá của mình… Trong trường hợp cá đẻ thì hạn chế việc thay nước, mà chỉ siphon đáy nhằm hút các cặn bã của phân và thức ăn thừa.

Phương pháp Số hộđiều tra (n = 50) Tỷ lệ hộ áp dụng ( %) Thay 100% nước 9 18 Thay 50% nước 8 16 Thay theo tỷ lệ khác 35 70

Về kỹ thuật sản xuất giống, số hộ am hiểu về kỹ thuật ương cá bột chiếm tỷ lệ

khá cao (78%). Tuy nhiên, về kỹ thuật chọn bắt cặp nhân tạo chỉ chiếm 36% vì người nuôi cá khó phân biệt giới tính của cá dĩa để bắt cặp nhân tạo. Kỹ thuật nuôi vú được coi là một bí quyết của nhiều cơ sở nuôi cá dĩa, những hộ mới vào nghề sản xuất giống cá dĩa chưa áp dụng được. Qua điều tra, có 58% số hộđã thực hiện việc sử dụng cá bố

mẹ khác nuôi vú trong trường hợp cá bố mẹ không chấp nhận chăm sóc con hoặc được dưỡng sức cho kỳ sinh sản sau.

Bảng 3.15: Một số kỹ thuật áp dụng trong sản xuất giống

Kỹ thuật áp dụng trong sản xuất giống Số hộđiều tra (n = 50) Tỷ lệ hộ áp dụng (%) Kỹ thuật ương cá 39 78 Kỹ thuật nuôi vú 29 58 Kỹ thuật bắt cặp nhân tạo 18 36

Thời gian tách bầy cũng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất giống. Qua số liệu

điều tra, chúng tôi thấy số cơ sở thực hiện tách bầy trong sản xuất giống cá dĩa vào thời điểm 2 tuần sau khi nở chiếm tỷ lệ cao nhất (34%), kế tiếp là 3 tuần (30%). Ở

những cơ sở có nguồn nước tốt, ổn định, nắm vững kỹ thuật, kinh nghiệm thì thực hiện tách bầy sớm (1 tuần; chiếm 8%). Chỉ có số ít hộ nuôi cá dĩa không tách bày, để tự

nhiên (4%). Để cung cấp nguồn giống chất lượng tốt và tỷ lệ sống cao, những hộ sản xuất và kinh doanh cá dĩa thường dưỡng cá con trong thời gian khá lâu, thông thường là 2 tuần trở lên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 3.16: Thời gian tách bầy Thời gian tách bầy Số hộđiều tra

(n = 50)

Tỷ lệ hộ áp dụng (%)

Không dưỡng cá bột được 9 18

1 tuần 4 8

3 tuần 15 30

Tự nhiên 2 4

Khác 3 6

Bảng 3.17: Nguồn nước các cơ sở sử dụng

Nguồn nước Số hộđiều tra (n = 50)

Tỷ lệ các hộ sử dụng (%)

Nước giếng khoan 29 58

Nước máy 17 34

Nước giếng + nước máy 4 8

Các cơ sở nuôi cá chủ yếu sử dụng từ 2 nguồn nước là nước giếng khoan và thủy cục. Phần lớn các hộ (chiếm tỷ lệ 58%) sử dụng nước giếng khoan, nước giếng có độ pH tương đối phù hợp cho việc sản xuất giống cá dĩa và có 34% tổng số hộ nuôi cá dĩa sử

dụng nước máy. Một số hộ pha lẫn nước máy và nước giếng trước khi cung cấp cho hồ

cá nhằm tăng pH nước cấp. Khi dùng nước giếng hay nước máy để cung cấp cho hồ cá, các hộ đều xử lý nước sơ bộ bằng một số vật liệu như bông gòn, than hoạt tính, đá calcide tùy thuộc vào nguồn nước chưa qua xử lý. Ngoài ra, có tới 82% hộ nuôi cá phơi và để lắng nước trước khi cấp. Đối với nước máy phơi, lắng 24 - 48 giờ trước khi sử

dụng để Chlorin bốc hơi, lắng cặn các chất gây hại khác và ổn định pH trước khi cấp vào hồ nuôi. Đối với nước giếng để lắng 24 - 48 giờ, qua lọc thô loại bỏ tạp chất, chất kết tủa, sau đó tăng hàm lượng Oxy hòa tan và điều chỉnh pH nước cho phù hợp cho từng đối tượng cá nuôi. Phơi và để lắng ngoài trời, phun sương, sục khí, sử dụng viên sủi bọt oxy, điều chỉnh pH, độ cứng của nước phù hợp… là những biện pháp kỹ thuật quan trọng trong sản xuất cá dĩa. Ngoài ra, một số hộ sử dụng Dflow, Sôda, than hoạt tính, cát thạch, vôi để diệt khuẩn cho hồ cá, tăng pH, khửđộc cho nước.

3.1.2.3 Loại thức ăn và liều lượng đang sử dụng Bảng 3.18: Các loại thức ăn đang sử dụng Bảng 3.18: Các loại thức ăn đang sử dụng Các loại thức ăn Số hộđiều tra (n = 50) Tỷ lệ các hộ sử dụng (%) Tự nhiên (trùn chỉ, bo bo, cá con) 7 14 Chế biến (hỗn hợp tim bò, tảo, vitamin, chất tạo màu, chất kết dính…) 19 38 Thay đổi (thức ăn tự nhiên hay chế biến) 24 48 Bảng 3.19: Liều lượng thức ăn đang sử dụng

Lượng thức ăn(Tỷ lệ phần trăm thức ăn so với trọng lượng thân- TLT) Số hộđiều tra (n = 50) Tỷ lệ các hộ sử dụng (%) Theo tỷ lệ 2 - 5% TLT 5 10 Theo tỷ lệ khác 20 40 Kết hợp 25 50

Tỷ lệ cơ sở chuyên nuôi cá dĩa bằng thức ăn nhân tạo cũng chỉ chiếm 38% số

hộ được điều tra chính vì thức ăn nhân tạo cũng có những mặt hạn chế như: khả năng lên màu kém; dễ gây táo bón; kém hấp dẫn hơn thức ăn tự nhiên. Do vậy, đa số các hộ

(48%) đang sử dụng phương pháp thay đổi giữa thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo

để nhằm tăng tính hấp dẫn của thức ăn, đảm bảo đủ chất, tăng tốc độ tăng trưởng của cá thể.

Tóm lại, có thể nói hiện nay phong trào nuôi cá dĩa đang phát triển mạnh tại thành phố. Nhiều cơ sởđã nhân giống, lai tạo được một số dòng cá. Tuy nhiên, những dòng cá mới, lạ, có giá trị kinh tế cao vẫn phải nhập về từ các nước ngoài như Singapore, Thái Lan, Philippin,…

Hầu hết các hộ nuôi đều gặp nhiều khó khăn trong kỹ thuật nuôi, sản xuất giống, phòng và chữa bệnh. Qua kết quảđiều tra chúng tôi nhận xét và tổng kết một số

kỹ thuật và biện pháp cần chú ý khi nuôi cá dĩa:

- Về kỹ thuật nuôi: Bên cạnh hình thức nuôi bể kính truyền thống còn xuất hiện thêm dạng nuôi cá bể bạt và bể xi măng có nhiều triển vọng. Các hộđang có xu hướng sử dụng bể bạt và bể xi măng thay bể kính để nuôi cá dĩa ở một vài giai đoạn sinh trưởng của cá dĩa con. Điều này giúp giải quyết một số vấn đề liên quan đến hiệu quả

kinh tế, khả năng thích nghi của cá con. Cá con sau khi nở được 15 – 20 ngày được tách bầy và chuyển sang bể bạt hoặc bể xi măng với kích thước tùy thuộc vào số lượng cá trên bể. Thông thường là khoảng 200 con/bể (1.5 m x 2 m x 3 m) để ngoài tự nhiên và vẫn sử dụng loại thức ăn như trong nuôi bể kính. Nuôi cá trong bể bạt hoặc xi măng

đến khi cá đạt khoảng 1,5 – 2 tháng tuổi. Có những hộ nuôi đến giai đoạn thành thục (8 – 9 tháng tuổi). Sau đó người ta chuyển cá lại bể kính cho sinh sản. Giai đoạn chuyển cá thành thục trở lại bể kính để nuôi vỗ chuẩn bị cho cá đẻ sử dụng thức ăn là tim bò. Việc nuôi cá con trong bể bạt ngoài tự nhiên nhằm tăng khả năng thích nghi và hạn chế việc sử dụng sưởi như khi nuôi trong bể kính. Theo kinh nghiệm của một cơ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hưởng đến hình dạng và màu sắc của cá. Cá lớn khi nuôi ở bể bạt trên thân cá sẽ xuất hiện nhiều chấm đen ảnh hưởng đến màu sắc của cá.

Trong kỹ thuật nuôi cá thì chếđộ thay nước không có một quy trình thống nhất cho từng giai đoạn sinh trưởng của cá dĩa. Điều này gây không ít khó khăn cho những người mới vào nghề. Môi trường nước, nơi cá sinh sống phải đáp ứng được đầy đủ các thông số về độ cứng, pH, vi sinh vật, ô-xy... Qua kết quả điều tra chúng tôi nhận thấy phần lớn các hộ sản xuất cá dĩa thay nước cho cá từng giai đoạn như sau: cá bố mẹ

chuẩn bị đẻ thay nước 2 ngày/lần, cho thức ăn vừa đủ hạn chế dư thừa gây dơ nước; khi thấy cá có hiện tượng sắp đẻ bắt đầu thay nước để kích thích cá đẻ; cá đẻ trứng thì không thay nước; khi cá nở ra từ 3 – 15 ngày không thay nước mà chỉ siphon đáy rút nước bớt 5 cm, sau đó châm nước mới vào; cá 15 ngày tuổi được chuyển ra bể ximăng, chếđộ thay nước là ½ bể và cứ như thế cho đến lúc cá trưởng thành.

Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy số hộ nuôi cá chuyên sử dụng thức ăn tự

nhiên (trùn chỉ, bo bo, cá lóc con,…) ở giai đoạn cá sau 30 ngày tuổi chiếm tỷ lệ thấp nhất (14%). Tuy nhiên, ở giai đoạn cá con các hộ vẫn cho cá ăn bo bo, trùn chỉ vì chưa có thức ăn khác thay thế. Điều này cho thấy phần lớn các cơ sở nhận thức rõ về những hạn chế của thức ăn tự nhiên (dễ nhiễm giun, sán, ký sinh trùng, khuẩn gây bệnh,…) và những ưu điểm của thức ăn nhân tạo (chủđộng, bổ sung thêm vitamin, thuốc phòng trị bệnh,…). Trong thực tế, chế độ cho cá ăn ở nhiều hộ gia đình (40%) cho cá ăn không tuân theo bất kỳ tỷ lệ nào mà chỉ dựa vào cảm tính, kinh nghiệm nuôi cá. Phân nửa số hộ được điều tra kết hợp tỷ lệ cho ăn bình thường (theo lý thuyết 2-5% trọng lượng thân (TLT)/ngày) và tỷ lệ này sẽ thay đổi tùy thuộc vào tình trạng cá, tình hình sức khỏe, thời tiết,… Ngoài ra, chủ hộ nuôi thường bổ sung thêm một lượng vitamin, vi khoáng, bột lên màu. Tỷ lệ chất bổ sung này thường dựa vào kinh nghiệm là chủ

yếu.

- Về kỹ thuật sản xuất giống: Việc chọn bắt cặp cá bố mẹ vẫn còn gặp nhiều khó khăn do việc phân biệt cá đực và cá cái rất khó. Phần lớn những hộ có kinh nghiệm, sản xuất nhỏ đều tập trung sản xuất và bán cá bột. Một số hộ còn gặp khó khăn khi có những cặp cá quý không chịu sinh sản. Trong sản xuất giống cá dĩa thì việc áp kỹ thuật nuôi vú là cần thiết, để rút ngắn chu kỳ sinh sản cá bố mẹ, ngoài ra còn khắc phục tình trạng cá bố mẹ ăn trứng hoặc con. Tuy nhiên, cho tới nay khá nhiều hộ nuôi cá chưa nắm được kỹ thuật này. Kỹ thuật nuôi vú hiện nay đang được áp

dụng nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe cho cá bố mẹ quí và tăng nhanh sản xuất. Người sản xuất sử dụng cặp cá bố mẹ có khả năng đẻ và nuôi con tốt (cá bông xanh và một số

loài cá khác) cùng thời điểm với cặp cá bố mẹ quí. Cá nở sau 3 ngày tuổi, biết bơi quanh bố mẹ và tương ứng với ngày tuổi của cá con ở tổ có cá bố mẹ chấp nhận nuôi con lạ.

- Về vấn đề phòng và chữa bệnh: Qua thống kê điều tra, chúng tôi nhận thấy bệnh phổ biến nhất là các bệnh về đường ruột, kế đó là bệnh nấm và bệnh sưng mang cũng thường xuất hiện. Ngoài ra còn có các bệnh đen mình, tuột nhớt, và một số bệnh khác do vi khuẩn, virus và do sốc môi trường. Đây là những bệnh thường xuất hiện bất ngờ, thường vào lúc giao mùa, khí hậu nóng lạnh đột ngột hoặc áp thấp nhiệt đới hoặc cá cũ mới nuôi chung,… Bệnh xuất hiện ở mọi lứa tuổi của cá, thông thường ở cá con do mức độ cảm nhiễm bệnh cao hơn ở cá trưởng thành. Điều này làm giảm khả năng sản xuất ở các hộ nuôi. Thông thường, các hộ nuôi xử lý theo nhiều cách khác nhau dựa vào kinh nghiệm và những hiểu biết qua tài liệu hoặc bạn bè. Mặc dù các chủ nuôi khống chế được phần nào các loại dịch bệnh nhưng cũng làm giảm đi sức lớn của cá và năng suất hoạt động của các cơ sở.

Theo thực tếđiều tra và theo Võ Văn Chi, 1993, chúng tôi nhận thấy ở Cá dĩa có một số bệnh lý và cách phòng và chữa bệnh như sau:

Bệnh đốm trắng: điều trị bằng cách nâng nhiệt độ nước lên 32-35oC trong 4-6 ngày kết hợp với KMnO4 với nồng độ 1ppm.

Bệnh nấm mốc nước: thường dùng muối tự nhiên, formalin, KMnO4, Malachite green, Blue methylene, CuSO4,…chữa trị với những liều lượng và thời gian khác nhau theo kinh nghiệm.

Bệnh đường ruột, chướng bụng: thường sử dụng một số kháng sinh thông dụng như Ampicylin, Amocine, Tetracylin, Oxytetraciline, Eurythromicine, Metronidason,…đểđiều trị.

Bệnh sưng mang: theo kinh nghiệm dùng tetracylin tắm hoặc sục ozone.

Bệnh lở loét: điều trị bằng một số loại kháng sinh như : Ampicylin. Tetracylin, Metronidason,… hoặc dùng bột iod, tetracylin ,… rắc lên vết thương.

Bệnh đen thân: dùng kháng sinh thông thường hoặc thuốc tím ngâm tắm cho cá. Bệnh tuột nhớt: chưa xác định được nguyên nhân. Cá tuột hết nhớt trên thân, nước trong hồ trở nên trắng đục. Cá lờđờ rồi chết dần, có khi chết hằng loạt.

Một số hóa chất và thuốc kháng sinh phòng trị bệnh cá dĩa. Khi xuất hiện những dấu hiệu đầu tiên của của bệnh , người nuôi thường sử thuốc, hóa chất như Ampicylin, Amocine, Tetracyline, Oxytetraciline, Eurythromicine, Metronidason, Formalin, muối, KMnO4, CuSO4, Methylene blue, Malachite green,…thả vào bể ngâm hoặc tắm cá kết hợp việc sưới ấm nước. Về loại thuốc và lượng thuốc được sử dụng dựa vào kinh nghiệm là chủ yếu.

Trong quá trình nuôi hiện nay chúng tôi gặp phải một số bệnh và phương pháp

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 66)