Nhu cầu protein

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 25)

Protein đóng vai trò rất quan trọng trong dinh dưỡng cá dĩa. Protein trong thành phần dinh dưỡng của cá dĩa được cấu tạo từ các acidamin. Có hai mươi loại acidamin trong có mười loại là thiết yếu, và mười loại acidamin không thiết yếu. Protein có nguồn gốc từđộng vật chứa nhiều acid amin thiết yếu hơn so với prôtein có nguồn gốc từ thực vật. Mười loại acid amin thiết yếu: arginine, histidine, isoleucine, leucine, lysine, methionine, phenylalanine, theonine, tryptopitan and valine. Thịt và cá cung cấp đầy đủ các loại acidamin thiết yếu đảm bảo sự cân bằng về dinh dưỡng cho cá dĩa. Protein từ trứng cân bằng tuyệt vời những axit amin thiết yếu và có thể được sử dụng như nguồn protein duy nhất trong dinh dưỡng dĩa bột. Cá dĩa bột có thể sử dụng lòng

đỏ trứng gà để làm thức ăn. Các loài cá ăn thịt cần tối thiểu 35 - 45 % protein trong khẩu phần ăn của chúng. Cá dĩa mới nở cần tối thiểu là 50% protein trong khẩu phần thức ăn (Al Johnson, 1995). Nhớt cá dĩa bố mẹ chứa protein, đặc biệt chứa một lượng Phenylalanine là một loại acid amin thiết yếu cho cá. Nhớt cá dĩa trưởng thành thì chứa hàm lượng cao về các acid amin như Alanine, Aspartic, Glycine, Proline, Serine, và Leucine. Các acid amin thiết yếu như Isoleucine và Lysine đều có nhiều trong nhớt cá bố mẹ và cá trưởng thành ()

Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng trong khẩu phần thức ăn của cá dĩa.

Đối với dinh dưỡng của cá dĩa chất béo không những là nguồn năng lượng dự trữ cho cá dĩa mà còn là yếu tố cần thiết cấu tạo nên màng tế bào, hấp thụ vitamin và tham gia vào việc sản xuất hormone. Trong dinh dưỡng của cá dĩa có những acid béo thiết yếu như: Homeothermic (động vật máu nóng) có chứa nhóm omega 6 acid. Heterothermic (động vật máu lạnh) có chứa nhóm omega 3 acid. Nhóm omega 3 acids là cần thiết cho khẩu phần thức ăn của cá dĩa. Sự thiếu hụt các acid béo thiết yếu sẽ

làm cho cá chậm lớn, vây cá bị hư hỏng, giảm khả năng đề kháng. Nguồn axit béo quan trọng trong dinh dưỡng cá đĩa là cá và những chất béo từ loài giáp xác (Al Johnson, 1995).

1.3.3 Nhu cầu carbohydrat

Carbohydrate không phải là thành phần chính trong thành phần dinh dưỡng của cá dĩa. Carbohydrate có nguồn gốc từ đường và tinh bột và chủ yếu là từ rau, quả và ngũ cốc. (Al Johnson, 1995).

1.3.4 Nhu cầu vitamin

Vitamin đóng vai trò quan trong trong thành phần dinh dưỡng của cá dĩa. Vitamin là một chất hữu cơ không cung cấp năng lượng nhưng cần thiết cho việc sản xuất enzyme và các yếu tố tăng trưởng. Đối với thành phần dinh dưỡng của cá dĩa thì vitamin A và D là cần thiết. Nguồn vitamin từ gan, trứng, mầm lúa mì, đậu hà lan, rau xanh và loài giáp xác phù hợp cho cá dĩa (Al Johnson, 1995).

1.3.5 Nhu cầu khoáng

Khoáng chất là thành phần quan trọng trong thành phần dinh dưỡng của cá dĩa. Chất khoáng cần cho sự hình thành mô cơ, xương và sụn. Nhiều khoáng chất được hấp thụ từ nước. Calcium and phosphorus là hai khoáng chất cần thiết với số lượng lớn nhất trong thành phần dinh dưỡng của cá dĩa. Khả năng hấp thụ Calcium của cá dĩa phụ thuộc vào giá trị phosphorus thích hợp. Cung cấp khoáng chất calcium :phosphorus theo tỉ lệ 1:2(Al Johnson, 1995).

1.3.6 Nhu cầu năng lượng

Proteins, chất béo và carbohydrate cung cấp năng lượng. Năng lượng của mỗi nhóm được xác định dựa trên số lượng calori, với chất béo chứa gấp hai lần so với protein và carbohydrate. Mỗi ngày cung cấp từ 3% đến 5% so với trong lượng của cơ

thể cá. Cá dĩa cần ít năng lượng vì chúng là động vật máu lạnh chúng không đốt cháy năng lượng để tự giữấm. Tất cả các điều kiện sống phù hợp cho chúng đều phụ thuộc vào môi trường nước (Al Johnson, 1995).

1.4 NHÓM NGUYÊN LIỆU SỬ DỤNG TRONG CHẾ BIẾN THỨC ĂN CỦA CÁ DĨA 1.4.1 Nhóm thực liệu cơ bản

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật bổ sung quy trình sản xuất và xây dựng mô hình trình diễn nuôi cá dĩa (symphysodon spp) (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(148 trang)