Truyền dẫn HDSL

Một phần của tài liệu cấp phát bit trong kỹ thuật dmt cho hệ đường dẫn thuê bao số (Trang 25)

Phần lớn các hệ thống HDSL trên thế giới sử dụng truyền dần 2B1Q, song công kép, lai có khử tiếng vọng. Một số hệ thống đa âm rời rạc (DMT) và AM/PM không sóng mang (CAP) được sử dụng ở một số nơi của Châu Au. Đôi với hệ thống truyền dẫn tốc độ 1,544 Mb/s, truyền dẫn song công sử dụng một cặp dây để truyền một nửa của tải tin hai chiều (768 Kb/s) cộng với thông tin mào đầu về định khung và kênh eoc tốc độ 16 Kb/s, tạo thành truyền dân tông cộng 784 Kb/s. Hai cặp dây dẫn tạo thành hệ thống truyền dẫn HDSL tôc độ 1,544 Mb/s. Khi thông tin mào đầu giống nhau truyền trên cả hai kênh, bộ nhận chọn một cặp dây để lấy thông tin mào đầu. Thông thường, bộ nhận chọn cặp dây có giá trị SNR tốt hom.

Hệ thống HDSL nguyên bản có nhiều phương thức truyền dẫn như song công đơn, đom công kép và song công kép.

Song công đom đem lại lợi ích nhờ chỉ sử dụng một cặp dây và đòi hỏi chi một cặp bộ truyền nhận tại mỗi đầu của đường. Truyền dẫn hai hướng được tách riêng bằng dồn kênh phân chia theo tần số (FDM) hoặc bằng truyền dẫn lai có khử tiếng vọng. Tuy nhiên, việc truyền dẫn tốc độ toàn tải trên phần lớn các vòng đã vượt quá khả năng của công nghệ vào đầu những năm 1990. Hom nữa, việc cần băng thông lớn đã làm khó khăn cho việc tương thích phổ với các kiểu hệ thống truyền dẫn khác. Các hệ thống đơn cặp HDSL tốc độ 1,544 Mb/s (trong một vài trường hợp còn được gọi là SDSL) được phát triển vào đầu những năm 1990 có kích thước vòng đạt được nhỏ hơn 1,8 km trên đường dây đường kính 0,4 mm. Kích thước vòng ngắn đã hạn chế tính hữu

dụng của các hệ thống này. Chỉ khi xuất hiện các công nghệ tiến bộ nhất vào cuôi những năm 1990, truyên dân tôc độ 1,544 Mb/s song công đơn trở nên thực tế, đáp ứng đầy đủ tầm với của vòng trong vùng phục vụ. Các hệ thống HDSL2 ứng dụng truyền dẫn song công đom.

Truyền dẫn đơn công kép sử dụng hai cặp dây nối, trong đó, một cặp mang tải tin toàn bộ cho một hướng và cặp thử hai mang toàn bộ tải tin cho hướng ngược lại. Điều này cung cấp một cách thức đơn giản để tách các tín hiệu vào hai hướng truyên khác nhau. Sóng mang đường TI truyền thống sử dụng truyền dẫn đom công kép. Truyền dẫn đơn công kép gặp bất lợi khi truyền tín hiệu có băng tần rộng, bị suy hao lớn và xuyên âm ở các tần số cao hơn. Do xuyên âm, tín hiệu gửi trên hai cặp cáp không hoàn toàn tách biệt. Vì the, bộ truyền nhận đom công kép có thể đơn giản hon nhưng hiệu suất đạt được kém hơn so với truyền dẫn song công kép.

Truyền dẫn song công kép cải tiến kích thước vòng tối đa và tính tương thích phổ bàng cách chỉ gửi một nửa của toàn bộ thông tin trên mỗi cặp cáp. Horn nữa, HDSL giảm băng thông của tín hiệu truyền nhờ sử dụng truyền dẫn ECH để gửi theo hai hướng truyền trên cùng một dải tần số. Công suất tín hiệu truyền trong hệ thống HDSL song công kép tăng ít đối với các tần số cao hơn 196 KHz. Kết quả là xuyên âm tín hiệu và suy hao giảm. Một lợi ích khác của truyền dẫn song công kép là khi sử dụng một cặp dây có thể dễ dàng cung cấp hệ thống truyền dẫn nửa tốc độ.

Hệ thống HDSL tốc độ từng phần - một cặp dây, được sử dụng để truyền các dịch vụ đường thuê riêng tốc độ từng phần của 768 Kb/s và thấp hơn và cùng cho các hệ thống vòng nhỏ hỗ trợ 12 kênh thoại hoặc ít hơn. HDSL tốc độ từng phần gắn vào nhánh kênh D4 cho phép tới 12 đường DSO cùa HDSL truyền thông tin được dồn kênh với thông tin từ các đơn vị kênh khác trong cùng một nhánh kênh D4.

Thông tin bảo tri giống nhau (các bit chỉ báo và eoc) được truyền trên mồi cặp dây của hệ thống HDSL song công kép. Truyền dẫn có tiêu đề dư thừa như vậy cho phép sử dụng các linh kiện truyền nhận giống nhau cho các hệ thống với một, hai và ba cặp dây. Hom nữa, thông tin tiêu đề có dư thừa đảm bảo sự vận hành tin cậy của chức năng bảo trì ngay cả trong trường hợp việc truyền dẫn bị lỗi hoặc bị suy yếu trên một trong các vòng.

Một phần của tài liệu cấp phát bit trong kỹ thuật dmt cho hệ đường dẫn thuê bao số (Trang 25)