Đánh giá tình hình tài chính của công ty Trí Đức

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trí đức phú thọ (Trang 73)

2.3.1 Một số ưu điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Qua phân tích tình hình tài chính trong năm 2011-2012, có thể khái quát một vài ưu điểm như sau:

• Trong năm vừa qua, công ty đã gia tăng đáng kể tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong cơ cấu nguồn vốn đồng thời giảm các khoản vay nợ. Đây là nỗ lực đáng ghi nhận của công ty trong viiẹc gia tăng tính tự chủ về mặt tài chính và giảm áp lực vay nợ.

• Các khoản vốn đi chiếm dụng của công ty năm 2012 tăng lên đáng kể. Điều này cho thấy công ty đang huy động từ các khoản phải thanh toán nhưng chưa phải trả ngay, đây là nguồn vốn khá hữu ích vì việc huy động không quá khó, đồng thời chi phí huy động lại thấp, có thể không chịu lãi suất.

• Trong năm công ty đã thực hiện bàn giao hầu hết các sản phẩm theo hợp đồng, nó đã giảm đáng kể khoản người mua trả tiền trước ở đầu năm.

• Trong năm, công ty tiếp tục mua sắm thêm máy móc, thiết bị nhằm mở rộng sản xuất cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm.

• Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 cao hơn 2011, đây là điểm tốt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả sản xuất của công ty trong điều kiên kinh tế khó khăn, thị trường có nhiều biến động, giá cả tăng cao, áp lực cạnh tranh lớn.

Bên cạnh một số những ưu điểm đạt được, trên thực tế hoạt động kinh doanh của công ty vẫn tồn tại một vài hạn chế nhất định. Để tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty cần khắc phục một số nhược điểm sau:

• Về cơ cấu nguồn vốn: Các khoản nợ vay vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nguồn vốn của công ty, điều này vẫn gây áp lực trả nợ cho công ty.

• Lượng hàng tồn kho vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tài sản ngắn hạn, một phần do tích trữ nguyên vật liệu để tránh rủi ro tăng giá và thiếu hụt NVL, một phần do lượng thành phẩm tồn kho về cuối năm của công ty tăng làm cho chi phí bảo quản, chi phí quản lý hàng tồn kho vì thế cũng tăng, làm gia tăng chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp.

• Hiệu quả sử dụng vốn của công ty còn thấp (thể hiện rõ qua tỷ suất sinh lời của công ty). Hiệu quả sử dụng vốn vay còn thấp, trong khi tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản lại thấp và nhỏ hơn lãi suất vay nên không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và không làm tăng doanh lợi vốn chủ sở hữu.

• Chi phí lãi vay của công ty còn quá lớn, khoản chi phí lãi vay này chủ yếu từ vay nợ ngân hàng. Trong năm 2013, để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty tiếp tục vay nợ vì thế lãi vay vẫn có xu hướng tăng thêm. Chi phí lãi vay cao là nguyên nhân chính khiến cho lợi nhuận sau thuế của công ty giảm đáng kể.

• Cách thức tài trợ của công ty có dấu hiệu mạo hiểm khi công ty lấy nguồn ngắn tài trợ một phần cho tài sản dài. Nó làm mất cân bằng tài chính và làm tăng rủi ro cho công ty.

Có được những kết quả trên là nhờ sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty khi tích cực tham gia sản xuất, đóng góp nhiều sáng kiến giúp tăng năng suất, giảm chi phí; đồng thời bộ máy quản trị công ty cũng đã đưa

ra những quyết định kịp thời, hoạch định chiến lược, kiểm tra giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất để kịp thời đưa ra những biện pháp xử lý.

Tuy nhiên, nguồn lực còn hạn chế đồng thời diễn biến kinh tế năm 2012 diễn ra theo chiều hướng rất khó khăn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên công ty cũng gặp những khó khăn nhất định, vì vậy những mặt tồn tại, hạn chế là điều không thể tránh khỏi.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH Ở CÔNG TY TRÍ ĐỨC PHÚ THỌ

3.1 Mục tiêu phát triển của công ty trong tương lai

3.1.1 Bối cảnh kinh tế xã hội

Sau hơn 17 năm xây dựng và phát triển, công ty Trí Đức Phú Thọ đã có những bước tiến đáng kể trong công tác sản xuất cũng như quản lý tài chính của mình, liên tục đổi mới và phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ tới nhiều tỉnh thành trong cả nước.

Trong cơ chế thị trường đầy biến động như hiện nay, bản thân công ty đã không ngừng phấn đấu, tập trung mọi năng lực, phát huy cao độ tính sáng tạo, trí tuệ của tập thể cán bộ công nhân viên đưa đơn vị ngày càng có chỗ đứng vững chắc và uy tín trên thị trường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị luôn tạo ra lợi nhuận hàng năm, luôn đảm bảo đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, được các đối tác tin tưởng, thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với nhà nước. Đời sống cán bộ, công nhân viên luôn được cải thiện. Bên cạnh đó công ty không ngừng mở rộng sản xuất, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất. Xây dựng được văn hóa doanh nghiệp và thương hiệu công ty trên thị trường.

Qua phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty, giúp ta thấy được một phần những thành tựu đạt được của công ty và một số hạn chế còn tồn tại. Để ngày càng phát triển vững chắc hơn nữa, công ty cần có những biện pháp giải quyết những tồn tại đó.

Tình hình kinh tế năm 2012 cũng như những năm tiếp theo đầy biến động, tuy lạm phát đã giảm dưới tác động của các biện pháp của chính phủ, thị trường giá cả tương đối ổn định. Lãi suất ngân hàng được điều chỉnh, thanh khoản của các ngân hàng đã có các bước chuyển biến; tuy nhiên việc tiếp cận với nguồn

vốn với lãi suất giảm là điều không hề dễ dàng. Thị trường vải dệt trong nước vẫn tiếp tục được mở rộng và hứa hẹn nhiều tiềm năng, tuy nhiên sự cạnh tranh với các doanh nghiệp dệt khác ngày càng gia tăng báo trước nhiều khó khăn cho công ty trong thời gian tới.

3.1.2 Mục tiêu phát triển của công ty trong năm tới

Công ty luôn xác định trình độ phát triển trong tương lai mà vấn đề cốt lõi của sự phát triển là không ngừng đổi mới toàn diện theo hướng đa dạng hóa mẫu mã, hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh thúc đẩy mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, tăng lợi nhuận để đạt được mục tiêu thực hiện nghĩa vụ thuế với nhà nước, tích tụ vốn đầu tư phát triển, đồng thời tăng thêm thu nhập cho người lao động. Để tiếp bước đi lên một cách vững chắc, hàng năm công ty đều vạch ra phương hướng và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh cho năm tiếp theo, lấy việc đạt kế hoạch và vượt kế hoạch làm mục tiêu phấn đấu của mỉnh.

Bảng 12: Mục tiêu dự kiến năm 2013 của công ty Trí Đức Phú Thọ

Chỉ tiêu ĐVT Dự kiến năm 2013 Tăng so với năm 2012

Doanh thu thuần VNĐ 240,000,000,000 7.6 %

Lợi nhuận sau thuế VNĐ 450,000,000 29 %

Lượng vải tiêu thụ m (mét) 8,500,000 9 % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thu nhập lao động (một người/1tháng)

VNĐ 3,500,000 10.8%

(Nguồn: Kế hoạch sản xuất công ty Trí Đức 2013)

Tất cả các chỉ tiêu đưa ra về doanh thu và lợi nhuận nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chỉ tiêu nộp ngân sách nhà nước và nhằm nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên. Để vận hành được máy móc thiết bị và công nghệ đòi hỏi công ty phải có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề, nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty tương xứng với trình độ công nghệ hiện đại cụ thể:

+ Đối với cán bộ quản lý: Hàng năm phải có chương trình, kế hoạch đào tạo và đào tạo lại như cử đi học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý công tác quản trị, tham gia các lớp bồi dưỡng tập huấn chuyên ngành.

+ Đối với công nhân sản xuất trực tiếp: Tổ chức tham gia các lớp học chuyên môn về vận hành máy móc thiết bị công nghệ hiện đại mới đầu tư, tổ chức thi tay nghề nâng bậc…

Mục tiêu của công ty trong những năm tới:

• Mục tiêu trong thời gian tới của công ty là tiếp tục đầu tư đổi mới những bộ phận tài sản cố định cũ kỹ, lạc hậu để nâng cao năng suất, chất lượng cho sản phẩm, đảm bảo năng lực sản xuất kinh doanh tương đối đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường.

• Tăng cường tìm kiếm thị trường, đặc biệt là thị trường là các tỉnh thành lân cận, tiến tới mở rộng tới các vùng trong cả nước.

• Trong năm tới đẩy mạnh việc sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, giảm lượng sản phẩm tồn đọng, tăng tốc độ luân chuyển vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch nhà nước giao, đặc biệt là chỉ tiêu về thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước.

• Tiết kiệm tối đa chi phí đầu vào, các chi phí quản lý, nâng cao đời sống công nhân viên.

3.2 Một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty Trí Đức Phú Thọ

Đứng trước tình hình mới của công ty Trí Đức sẽ có nhiều thuận lợi và không ít khó khăn. Để đạt được những mục tiêu đề ra, phát huy kết quả đạt được

năm 2012, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty trong năm tới như sau:

3.2.1 Xác định chính sách tài trợ, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý

Mục tiêu chính sách kinh doanh của doanh nghiệp trong từng giai đoạn nhất định là khác nhau nhưng mục tiêu cao nhất vẫn là tối đa lợi ích của chủ sở hữu – tức là tối đa tỷ suất lợi nhuận trên vốn sở hữu trong phạm vi mức độ rủi ro cho phép. Chính vì thế, xây dựng một cơ cấu tài chính tối ưu sẽ đảm bảo cho mức độ rủi ro tài chính của công ty thấp. Tuy trong năm 2012 công ty đã tăng tỷ trọng vốn chủ sở hữu cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối, nhưng công ty vẫn phải trả lãi vay của các khoản vay và nợ rất lớn trong năm đã làm suy giảm lợi nhuận kéo theo các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận của công ty rất thấp. Đặc biệt chính sách tài trợ của công ty có nhiều dấu hiệu mạo hiểm khi lấy nguồn ngắn tài trợ cho 1 phần tài sản dài, điều này làm giảm khả năng lành mạnh tài chính đồng thời tăng thêm rủi ro về tài trợ cho công ty. Trong những năm tiếp theo công ty nên đặt ra những mục tiêu và kế hoạch nhằm:

• Sử dụng vốn một cách linh hoạt tiết kiệm và tận dụng tối đa những nguồn vốn nhàn rỗi có chi phí sử dụng thấp.

• Sử dụng nguồn lợi nhuận để lại một cách tối ưu và có hiệu quả nhất. Nguồn vốn này có ý nghĩa lớn vì chỉ khi công ty làm ăn có lại thì mới bổ sung được nguồn vốn này. Nếu làm ăn thua lỗ không những không bổ sung được mà còn làm giảm nguồn vốn này. Để tăng lợi nhuận công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết.

• Trong năm tới công ty cần tiếp tục điều chỉnh tiếp tục gia tăng vốn chủ sở hữu và giảm thiểu dần nguồn vốn vay nợ, nhằm tránh rủi ro về lãi suất cũng như số tiền lãi vay phải trả quá cao.

• Việc xác định nhu cầu vốn lưu động trong năm tiếp theo là cực kỳ quan trọng. Đồng thời điều chỉnh lại chính sách tài trợ theo hướng an toàn, đảm bảo nguyên tác cân bằng tài chính.

Chính sách tài trợ của công ty trong thời gian tới là nên huy động một phần nợ dài hạn để tài trợ ngắn hạn. Tuy mặt trái của nó là có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả trong dài hạn vì chi phí sử dụng vốn cao, nhưng trong những năm tiếp theo khi mà lãi suất ngân hàng được điều chỉnh phù hợp hơn thì điều này giúp công ty ổn định hơn trong quá trình kinh doanh và độ an toàn trong thanh toán, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính. Cơ cấu vốn trong năm 2012 đã thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng vốn chủ trong tổng nguồn giúp tình hình tài chính của công ty sáng sủa hơn. Cơ cấu vốn như vậy được cho là khá hợp lý. Trong những năm tiếp theo công ty nên giữ được tỷ trọng vốn chủ - nợ phải trả theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp.

3.2.2 Quản lý hàng tồn kho

Việc quản lý hàng tồn kho sao cho vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra bình thường không bị gián đoạn vừa giảm được tổng chi phí tồn kho dự trữ ở mức thấp nhất luôn là vấn đề cần thiết được đặt ra đối với nhà quản trị. Đồng thời giám sát chặt chẽ lượng hàng tồn đọng để công ty có hướng tiêu thụ, xử lý. Là doanh nghiệp dệt may nên nguyên vật liệu đầu vào, thành phẩm đều là những chất liệu dễ gây cháy nên đòi hỏi công tác quản lý hàng tồn kho cần chú trọng những điểm sau:

• Kho bãi phải thường xuyên được vệ sinh sạch sẽ, không giột nát, khô ráo.

• Kho bãi bảo quản cần đảm bảo tiêu chuẩn an toàn phòng cháy chữa cháy do vải là nguyên liệu dễ bén lửa và cháy rất nhanh, có thể gây thiệt hại lớn về tài sản vật chất.

• Với lượng hàng tồn kho khá lớn và chủ yếu là các sản phẩm bằng vải sợi, công ty nên mua bảo hiểm tài sản cho lượng tồn kho này.

Để vừa giảm được lượng hàng tồn kho và chi phí dự trữ hàng tồn kho ở mức thấp mà vẫn đảm bảo được việc thực hiện sản xuất hàng ngày của công ty diễn ra liên tục, công ty cũng cần:

• Xác định đúng đắn lượng nguyên vật liệu, hàng hóa cần mua trong kỳ và lượng tồn kho dự trữ thường xuyên.

• Xác định lựa chọn nhà cung cấp thích hợp, ta nên lựa chọn những nhà cung cấp lớn có khả năng cung ứng nguyên vật liệu nhanh để bớt phải dự trữ quá nhiều nguyên liệu.

• Thường xuyên theo dõi biến động của thị trường vật tư, hàng hóa từ đó dự đoán điều chỉnh việc dự trữ vật tư hàng hóa một cách hợp lý. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

• Tổ chức tốt việc dự trữ bảo quản nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa không để xảy ra mất mát hư hỏng gây lãng phí cho doanh nghiệp.

• Thường xuyên kiểm tra nắm vững tình hình dự trữ hàng tồn kho, thành phẩm tồn đọng chờ tiêu thụ, phát hiện kịp thời ứ đọng vật tư, hàng hóa có biện pháp giải phóng ứ đọng vốn.

Để làm được điều này thì công ty có thể sử dụng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả - Mô hình EOQ:

Mô hình EOQ là mô hình quản lý hàng tồn kho mang tính định lượng, được sử dụng để xác định mức tồn kho tối ưu (còn gọi là sản lượng đặt hàng kinh tế) cho doanh nghiệp.

Đối với công ty ta có thể lấy ví dụ như sau:

Nhu cầu hàng năm về sợi bông là 60 tấn sợi bông và xem như là tiêu thụ đều đặn hàng năm. Chi phí mỗi lần đặt hàng là 2,500,000 đồng. Công ty có chi phí lưu giữ hàng năm là 20% trên giá trị hàng tồn kho. Giá trị mua một tấn sợi bông

thiếu hóa tổng chi phí tồn kho và xác định độ dài thời gian dự trữ tối ưu của một chu kỳ hàng tồn kho ?

Ta có: Qn = 60 tấn

Cd = 2,500,000 đồng

C1 = 20% x 55,000,000 = 11,000,000 đồng

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trí đức phú thọ (Trang 73)