Quá trình hình thành và phát triển của công ty Trí Đức

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trí đức phú thọ (Trang 34)

Công ty Trí Đức Phú Thọ tên giao dịch quốc tế là Tri Duc Company Limited được thành lập ngày 15/10/1995. Là một công ty TNHH có hai thành viên trở lên, hạch toán độc lập với nguồn vốn kinh doanh 8 tỷ đồng.

Số đăng ký kinh doanh của công ty là 050433 ngày 15/10/1995 do Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Thọ cấp lần đầu ngày 10/11/1995, cấp lần thứ 4 ngày 22/09/2006.

Trụ sở của công ty:

+ Địa chỉ: Số 2 - Phố Hồng Hà - Phường Bến Gót - TP.Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ.

+ Điện thoại: 0210.3826676 - Fax: 0210.3862666 + Giám đốc: Nguyễn Văn Phúc

Ra đời vào khoảng tháng 10/1995 cho đến tháng 06/1996 công ty bắt đầu đi vào hoạt động SXKD. Trong vòng 6 tháng đầu là những buổi chuẩn bị từ cơ sở vật chất không có gì: Nhà xưởng phải đi thuê, máy móc công cụ là những máy dệt thanh lý mua lại từ nhà máy dệt Vĩnh Phú đem về sửa chữa tân trang lại lắp đặt. Chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/7/1996.

Lĩnh vực kinh doanh: Ngành kinh doanh chính là hàng bông vải sợi và dệt vải. Từ nguyên liệu chính là sợi chủ yếu là mua về đi dệt thành vải theo yêu cầu của từng khách hàng.

2.1.2 Đặc điểm về bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và bộ máy kế toán của công ty Trí Đức Phú Thọ

2.1.2.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý

Công ty Trí Đức Phú Thọ là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có tư cách pháp nhân và được tổ chức quản lý theo kiểu cơ cấu tổ chức trực tuyến, duy trì chế độ một thủ trưởng, phát huy quyền tự chủ của cán bộ công nhân viên. Với quy mô hoạt động cơ cấu tổ chức của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 01: Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty Trí Đức Phú Thọ

Là một doanh nghiệp vừa và nhỏ, Giám đốc là nguồn trực tiếp chỉ đạo mọi tình hình hoạt động của doanh nghiệp trước các thành viên cổ đông.

- Bộ phận tổ chức lao động: Giúp việc cho giám đốc về mặt nhân sự, thực hiện tốt quản lý về nhân sự, định mức kế hoạch, an toàn lao động, thực hiện bảo hiểm xã hội theo chế độ chính sách của nhà nước.

- Bộ phận kế toán thống kê, tiền lương: là bộ phận giúp việc cho giám đốc về mặt tài chính trên cơ sở SXKD, đồng thời thống kê, kiểm tra thực hiện kế hoạch SXKD của công ty.

- Bộ phận kỹ thuật nghiệp vụ, vật tư: phụ trách việc quản lý vật tư, nắm rõ tình trạng thiết bị máy móc, định kỳ đưa ra các biện pháp bảo quản, sửa chữa kịp thời đảm bảo cho máy móc luôn được vận hành tốt, vật tư đầy đủ cho hoạt động SXKD.

- Các tổ kết quả sản xuất trực tiếp: Định kỳ nắm bắt kết quả sản xuất trực tiếp của tổ. Kịp thời cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng sản phẩm.

- Tổ bảo vệ: Bảo vệ an ninh cho công ty.

- Nhà ăn tập thể: nơi phụ trách việc ăn uống của cán bộ, công nhân viên, luôn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng bữa ăn luôn được đảm bảo.

Trên cơ sở bố trí lao động gọn nhẹ, số lao động gián tiếp chỉ chiếm tỷ lệ từ 6 – 7% trong tổng số lao động của toàn doanh nghiệp. Vì vậy không hình thành các tổ

Bộ phận tổ chức lao động Bộ phận kế toán thống kê, tiền lương Kỹ thuật nghiệp vụ vật tư Các tổ kết qủa sản xuất trực tiếp Tổ bảo vệ Nhà ăn tập thể

chức “phòng” mà chỉ là các bộ phận quản lý, làm việc theo chức năng nhiệm vụ của mình.

2.1.2.2 Đặc điểm quy trình tổ chức bộ máy kế toán

- Kế toán trưởng: phụ trách phòng kế toán, phụ trách chung, chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về mọi hoạt động kinh tế, có trách nhiệm kiểm tra, giám sát công tác kế toán của phòng hướng dẫn chỉ đạo cho các kế toán viên thực hiện theo yêu cầu quản lý, tiến hành bố trí sắp xếp nhân sự và công việc trong phòng kế toán.

- Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm tổng hợp các phần hành kế toán của các kế toán viên khác và cuôic ký lập báo cáo tài chính như báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán, thuyết minh báo cáo tài chính, báo cáo lưu chuyển tiền tệ...

- Kế toán tiền mặt và ngân hàng: bao gồm tất cả các nghiệp vụ liên quan đến tiền mặt. Còn kế toán ngân hàng thì chịu trách nhiệm giao dịch các nghiệp vụ với ngân hàng.

- Kế toán kho: chịu trách nhiệm về việc xuất nhập chứng từ về phiếu nhập, bông, thành phẩm, vật tư tại kho đồng thời hoàn tất chứng từ về phiếu nhập, xuất và sổ kho để đối chiếu với kế toán vật tư, thiết bị.

- Kế toán lương: Theo dõi các khoản tạm ứng đồng thưòi tổng hợp các bảng chấm công của tổ, đội, phân xưởng dưới nhà máy để tính lương, thưởng, phạt và trích các khoản theo lương.

- Kế toán công nợ: Theo dõi công nợ phải thu của khách hàng và công nợ phải trả khách hàng.

Kế toán trưởng

Sơ đồ 02: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán

2.1.3 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên liệu làm vải ở đây chủ yếu là sợi, sợi chủ yếu được nhập từ các công ty chuyên sản xuất sợi trên cả nước chủ yếu là công ty TNHH Dệt Phú Thọ, Công ty TNHH MTV PangRim Neotex...

Sơ đồ 03: Sơ đồ dây chuyền công nghệ SX vải của công ty Trí Đức Phú Thọ

-Các nguyên liệu vật liệu làm vải được nhập vào chủ yếu là sợi, Sợi dệt được mắc lên máy dệt sau đó được xuống vải (dệt) một lượng vừa đủ (thường theo qui định nội bộ của từng đơn vị) để kiểm tra các thông số kỹ thuật thiết kế đối với từng loại vải. Sau khi kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số kỹ thuật đạt yêu cầu thì quá trình dệt vải mộc được thực hiện. Sau đó vải mộc được chuyển qua bộ phận kiểm tra chất lượng để tiếp tục kiểm tra các chỉ tiêu cơ lý và kiểm tra ngoại quan.

Vải mộc là nguyên liệu của công đoạn nhuộm. Trước khi đi vào công đoạn nhuộm, vải mộc sẽ phải qua khâu chuẩn bị (may nối các cuộn vải, lộn trái vải…). Tuỳ theo yêu cầu của kỹ thuật của mỗi mặt hàng mà vải mộc có thể phải đi qua công đoạn văng sấy, định hình hoặc làm bóng (dùng kiềm NaOH) trước khi đi vào công đoạn nấu tẩy.

Máy mắc Máy hồ

Hệ thống máy dệt Máy kiểm gấp

Đưa sản phẩm hoàn thành vào nhập kho

Máy ống

Nếu là vải trắng thì công đoạn tẩy sẽ cho ra vải trắng, nếu là nhuộm màu thì vải sau nấu tẩy sẽ được đưa vào máy nhuộm để nhuộm màu tuỳ theo yêu cầu. Giai đoạn nhuộm bao gồm cả việc giặt sạch vải ngay trong máy nhuộm sau khi kết thúc việc gắn mầu.

Khi nhuộm xong, vải sẽ được sấy khô; với vải dệt kim , sẽ qua vắt (gần khô) rồi tiếp tục được mở khổ vải (vì khi nhuộm dây vải ở dạng xoắn).

Tuỳ theo từng loại mặt hàng mà vải sẽ được qua giai đoạn hoàn tất cuối cùng là văng sấy định hình để có vải thành phẩm hoặc sau văng sấy định hình có thể phải qua thiết bị phòng co theo yêu cầu kỹ thuật.

Cũng có loại vải sau khi vắt xong thì qua máy cán, xẻ để có vải thành phẩm. Sản phẩm được hoàn thành sẽ được đưa vào nhập kho rồi đem đi tiêu thụ tùy theo nhu cầu của thị trường cũng như khách hàng.

2.1.4 Những thuận lợi, khó khăn của công ty

2.1.4.1 Thuận lợi

- Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dệt may, công ty đã có một quá trình phát triển và trưởng thành, vì vậy mà công ty đã có những kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực sản xuất và tiêu thụ.

- Thị trường tiêu thụ của công ty tuy nhỏ nhưng khá ổn định. Công ty chủ yếu cung cấp vải cho các công ty dệt may khác cũng như cho các tỉnh thành lân cận.

- Năng lực sản xuất của công ty được nâng lên, đảm bảo cho công ty đủ điều kiện hoàn thành mục tiêu trong năm tới cũng như trong các năm tiếp theo.

- Lãnh đạo chỉ huy công ty, cùng toàn thể cán bộ công nhân viên có sự đoàn kết nhất trí cao trong việc triển khai tổ chức thực hiện các mục tiêu…

2.1.4.1 Khó khăn

- Việc huy động vốn vay dài còn khó khăn, vốn vay ngắn hạn lại có mức lãi suất khá cao.

- Thị trường ngày càng có sự cạnh tranh khốc liệt từ các công ty dệt may khác nên phần nào ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của công ty.

- Mặt bằng kho tàng còn khá chật hẹp.

- Với tình hình giá cả tiếp tục tăng như hiện nay, phần lớn doanh thu của

doanh nghiệp phải chi cho việc nhập nguyên phụ liệu và các chi phí đầu vào, vì thế mà giá vốn hàng bán của doanh nghiệp lớn.

2.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty Trí Đức Phú Thọ

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình của công ty thông qua Báo cáo Tài chính

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua Bảng cân đối kế toán:

a. Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty

Biểu đồ 01: So sánh tình hình tài sản của công ty qua các năm

Qua biểu đồ trên ta thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động mạnh qua các năm.Cuối năm 2010 tổng tài tản của công ty là hơn 42.2 tỷ đồng, cuối năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2011 tăng lên là hơn 72.2 tỷ đồng, cuối năm 2012 con số này là giảm xuống gần 65.8 tỷ đồng. Tương ứng với sự biến động này là sự thay đổi của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát thì tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản. Tổng tài sản tăng mạnh từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, và có xu hướng giảm dần vào cuối năm 2012. Lý giải sự biến động này là do tình hình kinh tế năm 2012 có nhiều khó khăn công ty thu hẹp quy mô kinh doanh. Tuy nhiên so với năm 2010 thì con số này vẫn lớn hơn nhiều.

Qua bảng số 01 ta thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động theo chiều hướng giảm. Tổng tài sản của công ty cuối năm 2012 là gần 66 tỷ đồng giảm 8.97% so với đầu năm với lượng giảm tuyệt đối là gần 6.5 tỷ đồng.

Tổng tài sản biến động như trên là do cả 2 khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều có sự biến động giảm. Nhìn chung tài sản dài hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn nhưng tỷ trọng này đầu năm so với cuối năm hầu như thay đổi không đáng kể. Để lý giải sự biến động này ta đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các khoản mục sau:

Về cơ cấu tài sản ngắn hạn

So với đầu năm, tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn 3.5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13.9%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt, hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn giảm.

Về tiền và các khoản tương đương tiền: cuối năm 2012 lượng tiền giảm hơn 1.8 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 34.25%. Tỷ trọng tiền mặt đầu năm là 18.55%, cuối năm là 14.17 % (giảm 4.38%). Tiền mặt giảm về cuối năm chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là thấp, trong điều kiện doanh nghiệp tập trung vào vay nợ thì đây là điều cần phải xem xét.

Bảng 01: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản công ty Trí Đức năm 2012

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 22,205.69 33.75 25,791.37 35.68 -3,585.68 -13.90 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 3,145.62 14.17 4,784.45 18.55 -1,638.73 -34.25

1. Tiền 3,145.62 100.00 4,784.45 100.00 -1,638.73 -34.25

II. Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu NH

5,285.07 23.80 6,498.40 25.20 -1,213.33 -18.67 1. Phải thu khách hàng 5,241.96 99.18 6,450.36 99.26 -1,208.40 -18.73 2. Trả trước cho người

bán

42.86 0.82 48.04 0.74 -5.18 -10.78

4. Các khoản phải thu

khác 0.24 0.00 0.24 IV. Hàng tồn kho 13,675.80 61.59 14,045.08 54.46 -369.28 -2.63 1. Hàng tồn kho 13,675.80 100.00 14,045.08 100.00 -369.28 -2.63 V. Tài sản ngắn hạn khác 99.20 0.45 463.54 1.80 -364.34 -78.60 B. Tài sản dài hạn 43,593.39 66.25 46,489.77 64.32 -2,896.38 -6,23 II. Tài sản cố định 22,683.13 52.03 25,579.52 55.02 -2,896.39 -11.32 1. Tài sản cố định hữu hình 22,683.13 100.00 25,579.52 100.00 -2,896.39 -11.32 Nguyên giá 32,327.47 142.52 32,122.43 125.58 205.04 0.64

Giá trị hao mòn lũy kế -9,644.33 -46.12 -6,542.91 -25.58 -3,101.42 47.40 IV. Các khoản ĐTTC

dài hạn 20,910.26 47.97 20,910.26 44.98 0.00 0.00

3. Đầu tư dài hạn khác 20,910.26 100.00 20,910.26 100.00 0.00 0.00 Tổng cộng tài sản 65,799.08 100.00 72,281.14 100.00 -6,482.06 -8.97 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán công Trí Đức ngày 31/12/2012 & 31/12/2011)

Các khoản phải thu ngắn hạn: các khoản phải thu giảm 1.213 tỷ (18.67%), tỷ trọng cũng giảm 1.4% chứng tỏ cơ cấu vốn ngắn hạn cũng như lượng vốn ngắn

hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm. Chiếm gần như tuyệt đối là phải thu khách hàng (cuối năm và đầu năm tỷ trọng đều lớn hơn 99%), nó cho thấy rõ trong năm công ty thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng nhằm tạo uy tín cũng như thu hút lượng cầu lớn, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay; công ty cần tiếp tục quản trị các khoản phải thu để thu hồi các khoản phải thu giúp tránh gây ứ đọng vốn và rủi ro mất vốn ở khâu này.

Hàng tồn kho: đạt 13.67 tỷ chiếm 61.59%, giảm hơn 369 triệu so với đầu năm (2.63%) tuy nhiên tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn lại tăng 7.13%. HTK tuy giảm nhưng không đáng kể so với thời điểm đầu năm, trong đó: dự trữ nguyên vật liệu giảm gần 3 tỷ; chi phí SX, KD dở dang tăng hơn 1.1 tỷ; thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ lại tăng hơn 2.6 tỷ. Công ty đã giảm dự trữ nguyên vật liệu về cuối năm nhưng vẫn đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra bình thường, thành phẩm đang chờ tiêu thụ trong kho tăng do khả năng tiêu thụ sản phẩm về cuối năm chưa thực sự tốt, công ty cần tiếp tục xem xét.

Về cơ cấu tài sản dài hạn

So với đầu năm, tài sản cố định giảm gần 2.9 tỷ tương ứng tỷ lệ giảm là 6.23%. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản cuối năm là 66.25% so với đầu năm tăng 1.93%. Nguyên nhân giảm là do tài sản cố định hữu hình giảm 11.32% so với đầu năm. Giá trị tài sản cố định giảm là do giá trị hao mòn lũy kế của công ty tăng nhanh hơn là nguyên giá tài sản cố định tăng. Trong năm công ty tiến hành nhập thêm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với nguyên giá hơn 200 triệu. Giá trị hao mòn lũy kế tăng trong năm chủ yếu là khấu hao máy móc thiết bị (tới hơn 2.6 tỷ) còn lại là nhà cửa, phương tiện vận tải,…

Qua bảng số 02 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty thời điểm cuối năm đã giảm so với đầu năm là gần 6.5 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm là 8.97%. Cuối năm 2012, trong khi nợ phải trả giảm tới 37.58% thì vốn chủ sở hữu lại tăng tới

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trí đức phú thọ (Trang 34)