Phân tích tình hình tài chính của công ty Trí Đức

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trí đức phú thọ (Trang 41)

2.2.1 Phân tích khái quát tình hình của công ty thông qua Báo cáo Tài chính

2.2.1.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty qua Bảng cân đối kế toán:

a. Phân tích sự biến động và cơ cấu tài sản của công ty

Biểu đồ 01: So sánh tình hình tài sản của công ty qua các năm

Qua biểu đồ trên ta thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động mạnh qua các năm.Cuối năm 2010 tổng tài tản của công ty là hơn 42.2 tỷ đồng, cuối năm

2011 tăng lên là hơn 72.2 tỷ đồng, cuối năm 2012 con số này là giảm xuống gần 65.8 tỷ đồng. Tương ứng với sự biến động này là sự thay đổi của tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn, tuy nhiên nhìn một cách tổng quát thì tài sản dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng tài sản. Tổng tài sản tăng mạnh từ cuối năm 2010 đến cuối năm 2011, và có xu hướng giảm dần vào cuối năm 2012. Lý giải sự biến động này là do tình hình kinh tế năm 2012 có nhiều khó khăn công ty thu hẹp quy mô kinh doanh. Tuy nhiên so với năm 2010 thì con số này vẫn lớn hơn nhiều.

Qua bảng số 01 ta thấy tổng tài sản của công ty có sự biến động theo chiều hướng giảm. Tổng tài sản của công ty cuối năm 2012 là gần 66 tỷ đồng giảm 8.97% so với đầu năm với lượng giảm tuyệt đối là gần 6.5 tỷ đồng.

Tổng tài sản biến động như trên là do cả 2 khoản mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều có sự biến động giảm. Nhìn chung tài sản dài hạn của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn nhưng tỷ trọng này đầu năm so với cuối năm hầu như thay đổi không đáng kể. Để lý giải sự biến động này ta đi sâu vào nghiên cứu và phân tích các khoản mục sau:

Về cơ cấu tài sản ngắn hạn

So với đầu năm, tài sản ngắn hạn của công ty giảm hơn 3.5 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 13.9%. Nguyên nhân chủ yếu là do tiền mặt, hàng tồn kho, phải thu ngắn hạn giảm.

Về tiền và các khoản tương đương tiền: cuối năm 2012 lượng tiền giảm hơn 1.8 tỷ đồng với tỷ lệ giảm là 34.25%. Tỷ trọng tiền mặt đầu năm là 18.55%, cuối năm là 14.17 % (giảm 4.38%). Tiền mặt giảm về cuối năm chứng tỏ khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp là thấp, trong điều kiện doanh nghiệp tập trung vào vay nợ thì đây là điều cần phải xem xét.

Bảng 01: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản công ty Trí Đức năm 2012

ĐVT: Triệu Đồng

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 22,205.69 33.75 25,791.37 35.68 -3,585.68 -13.90 I. Tiền và các khoản

tương đương tiền 3,145.62 14.17 4,784.45 18.55 -1,638.73 -34.25

1. Tiền 3,145.62 100.00 4,784.45 100.00 -1,638.73 -34.25

II. Các khoản ĐT tài chính ngắn hạn

III. Các khoản phải thu NH

5,285.07 23.80 6,498.40 25.20 -1,213.33 -18.67 1. Phải thu khách hàng 5,241.96 99.18 6,450.36 99.26 -1,208.40 -18.73 2. Trả trước cho người

bán

42.86 0.82 48.04 0.74 -5.18 -10.78

4. Các khoản phải thu

khác 0.24 0.00 0.24 IV. Hàng tồn kho 13,675.80 61.59 14,045.08 54.46 -369.28 -2.63 1. Hàng tồn kho 13,675.80 100.00 14,045.08 100.00 -369.28 -2.63 V. Tài sản ngắn hạn khác 99.20 0.45 463.54 1.80 -364.34 -78.60 B. Tài sản dài hạn 43,593.39 66.25 46,489.77 64.32 -2,896.38 -6,23 II. Tài sản cố định 22,683.13 52.03 25,579.52 55.02 -2,896.39 -11.32 1. Tài sản cố định hữu hình 22,683.13 100.00 25,579.52 100.00 -2,896.39 -11.32 Nguyên giá 32,327.47 142.52 32,122.43 125.58 205.04 0.64

Giá trị hao mòn lũy kế -9,644.33 -46.12 -6,542.91 -25.58 -3,101.42 47.40 IV. Các khoản ĐTTC

dài hạn 20,910.26 47.97 20,910.26 44.98 0.00 0.00

3. Đầu tư dài hạn khác 20,910.26 100.00 20,910.26 100.00 0.00 0.00 Tổng cộng tài sản 65,799.08 100.00 72,281.14 100.00 -6,482.06 -8.97 (Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán công Trí Đức ngày 31/12/2012 & 31/12/2011)

Các khoản phải thu ngắn hạn: các khoản phải thu giảm 1.213 tỷ (18.67%), tỷ trọng cũng giảm 1.4% chứng tỏ cơ cấu vốn ngắn hạn cũng như lượng vốn ngắn

hạn dành cho các đối tượng khác chiếm dụng của doanh nghiệp giảm. Chiếm gần như tuyệt đối là phải thu khách hàng (cuối năm và đầu năm tỷ trọng đều lớn hơn 99%), nó cho thấy rõ trong năm công ty thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng nhằm tạo uy tín cũng như thu hút lượng cầu lớn, tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của công ty trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay; công ty cần tiếp tục quản trị các khoản phải thu để thu hồi các khoản phải thu giúp tránh gây ứ đọng vốn và rủi ro mất vốn ở khâu này.

Hàng tồn kho: đạt 13.67 tỷ chiếm 61.59%, giảm hơn 369 triệu so với đầu năm (2.63%) tuy nhiên tỷ trọng trong tài sản ngắn hạn lại tăng 7.13%. HTK tuy giảm nhưng không đáng kể so với thời điểm đầu năm, trong đó: dự trữ nguyên vật liệu giảm gần 3 tỷ; chi phí SX, KD dở dang tăng hơn 1.1 tỷ; thành phẩm trong kho chờ tiêu thụ lại tăng hơn 2.6 tỷ. Công ty đã giảm dự trữ nguyên vật liệu về cuối năm nhưng vẫn đảm bảo hoạt động SXKD diễn ra bình thường, thành phẩm đang chờ tiêu thụ trong kho tăng do khả năng tiêu thụ sản phẩm về cuối năm chưa thực sự tốt, công ty cần tiếp tục xem xét.

Về cơ cấu tài sản dài hạn

So với đầu năm, tài sản cố định giảm gần 2.9 tỷ tương ứng tỷ lệ giảm là 6.23%. Tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản cuối năm là 66.25% so với đầu năm tăng 1.93%. Nguyên nhân giảm là do tài sản cố định hữu hình giảm 11.32% so với đầu năm. Giá trị tài sản cố định giảm là do giá trị hao mòn lũy kế của công ty tăng nhanh hơn là nguyên giá tài sản cố định tăng. Trong năm công ty tiến hành nhập thêm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất với nguyên giá hơn 200 triệu. Giá trị hao mòn lũy kế tăng trong năm chủ yếu là khấu hao máy móc thiết bị (tới hơn 2.6 tỷ) còn lại là nhà cửa, phương tiện vận tải,…

Qua bảng số 02 ta thấy tổng nguồn vốn của công ty thời điểm cuối năm đã giảm so với đầu năm là gần 6.5 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm là 8.97%. Cuối năm 2012, trong khi nợ phải trả giảm tới 37.58% thì vốn chủ sở hữu lại tăng tới 66.79% nhưng tổng vốn lại giảm cho thấy sự thay đổi trong cơ cấu vốn của công ty. Nợ phải trả so với thời điểm đầu năm giảm 19.7 tỷ, vốn chủ sở hữu đã tăng một lượng tuyệt đối là hơn 13.2 tỷ. Đầu năm tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn là 72.59%, cuối năm giảm xuống còn 49.77%. Tỷ trọng vốn chủ sở hữu đầu năm là 27.41% cuối năm tăng lên là 50.23%. Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn là biểu hiện cho chính sách tài trợ của doanh nghiệp, giảm dần nợ phải trả và tăng mức độ tự chủ về mặt tài chính. Để làm rõ hơn sự biến động này, ta đi sâu vào sự biến động của từng khoản mục.

Cơ cấu nguồn vốn của công ty trong năm có sự thay đổi rõ rệt. Đầu năm 2012, nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn. Về cuối năm, nợ phải trả của công ty giảm xuống cả về số tuyệt đối lẫn tương đối làm cho vốn chủ sở hữu và nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đương nhau. Để phân tích rõ hơn sợ thay đổi này do đâu và nó có tác động như thế nào đến tình hình tài chính của công ty ta xem xét chi tiết hơn các khoản mục sau.

Nợ phải trả

Nợ phải trả của doanh nghiệp đầu năm là gần 52.5 tỷ, chiếm tỷ trọng 72.59%. Đến thời điểm cuối năm, nợ phải trả của doanh nghiệp là gần 32.8 tỷ chiếm 49.77% giảm 19.8 tỷ tương ứng với tỷ lệ giảm là 37.58%. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng nguồn vốn vì thế cũng giảm 22.81% so với đầu năm. Nợ phải trả của doanh nghiệp chỉ có nợ ngắn hạn. Trong năm khoản mục người mua trả

Bảng 02: Bảng phân tích cơ cấu và sự biến động nguồn vốn công ty Trí Đức 2012

Chỉ tiêu Số cuối năm Số đầu năm Chênh lệch Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 32,750.40 49.77 52,467.17 72.59 -19,716.77 -37.58 I. Nợ ngắn hạn 32,750.40 100.00 52,467.17 100.0 0 -19,716.77 -37.58 1. Vay và nợ ngắn hạn 17,381.92 53.07 24,570.00 46.83 -7,188.09 -29.26 2. Phải trả người bán 12,671.07 38.69 5,069.54 9.66 7,601.53 149.95 3. Người mua trả tiền trước 1,275.44 3.89 21,860.75 41.67 -20,585.31 -94.17 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 208.49 0.64 107.36 0.20 101.14 94.21

5. Phải trả người lao động 1,047.88 3.20 859.51 1.64 188.36 21.91 9. Các khoản phải trả phải nộp khác 150.01 0.46 150.01 11. Quỹ khen thưởng phúc lợi 15.61 0.05 15.61 II. Nợ dài hạn B. Vốn chủ sở hữu 33,048.69 50.23 19,813.98 27.41 13,234.71 66.79 I. Vốn chủ sở hữu 33,048.69 100.00 19,813.98 100.0 0 13,234.71 66.79 1. Vốn đầu tư của

chủ sở hữu 32,100.00 97.13 19.000.00 95.89 13,100.00 68.95 3. Vốn khác của chủ sở hữu 447.02 1.35 447.02 2.26 0.00 0.00 9. Quỹ khác thuộc vốn CHS 3.52 0.01 11.02 0.06 -7.50 -68.03 11. Lợi nhuận ST

chưa phân phối 498.14 1.51 355.93 1.80 142.21 39.95

Tổng cộng 65,799.08 100.00 72,281.14 100.0 0

-6,482.06 -8.97

(Nguồn số liệu: Bảng cân đối kế toán công Trí Đức ngày 31/12/2012 & 31/12/2011)

tiền trước giảm tới 20.6 tỷ, tỷ lệ giảm tương ứng là 94.17%; nợ ngắn hạn giảm 7.2 tỷ, tương ứng với tỷ lệ giảm là 29.26%; trong khi đó phải trả người bán lại

tăng 7.6 tỷ, tương ứng với mức tăng 149.95%. Vay và nợ ngắn hạn giảm điều này giúp giảm chi phí sử dụng vốn, thể hiện kỷ luật trong thanh toán cũng như nâng cao uy tín cho công ty. Phải trả người bán tăng đáng kể do cuối năm doanh nghiệp tiếp tục mua vào nguyên vật liệu, có thể giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn vốn với chi phí thấp, đây là khoản vay dựa vào tín chấp, không cần tài sản đảm bảo, đồng thời việc thương lượng với nhà cung cấp trong trường hợp cần giãn nợ hay trả chậm dễ dàng hơn.

Tuy nhiên, công ty cũng cần xem xét rõ nguồn gốc và chất lượng của hàng hóa nhận về, tránh tình trạng nhập hàng hóa kém chất lượng ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của công ty

Người mua trả tiền trước giảm mạnh thể hiện các đơn đặt hàng khách hàng thanh toán trước tập trung ở đầu năm, trong năm công ty đã tiến hành sản xuất và bàn giao sản phẩm cho khách hàng, vào thời điểm cuối năm cũng ít có hợp đồng mới cho nên khoản mục này giảm rõ rệt như vậy.

Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu về cuối năm tăng hơn 13 tỷ, tỷ lệ tăng 66.79%. Mức tăng này là khá lớn nếu xét trong tổng biến động, tỷ trọng vốn chủ sở hữu vì thế cũng tăng lên từ 27.41% lên 50.23%, như vậy khả năng tự chủ về mặt tài chính của công ty tăng và có nhiều dấu hiệu khả quan. Trong tổng vốn chủ hoàn toàn là vốn chủ sở hữu. Số tăng này là do trong năm các cổ đông của công ty tự góp thêm vốn chủ.

Vốn đầu tư của chủ sở hữu cuối năm đạt 32.1 tỷ chiếm 97.13% và tăng 13.1 tỷ so với đầu năm dẫn đến tăng 1.24% về tỷ trọng. Trong năm công ty gia tăng vốn chủ sở hữu để tăng khả năng độc lập, tự chủ về mặt chính, khoản đầu tư vốn chủ sở hữu tăng mạnh trong năm đã cho thấy sự chủ động của công ty và bước đi

c. Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn là vấn đề rất quan trọng đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào vì nó là sự phản ánh cách thức tài trợ vốn. Nói cách khác, nó thể hiện được sự hợp lý hay bất hợp lý trong việc huy động vốn để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp. Năm 2012 ta có các chỉ tiêu sau:

Cuối năm

Nguồn vốn thường xuyên = 65,799.083 - 32,750.395 = 33,048.688 (triệu đồng). Nguồn vốn lưu động thường xuyên = 22,205.697 – 32,750.395 = -10,544.698 (triệu đồng).

Đầu năm

Nguồn vốn thường xuyên = 72,281.14 – 52,467.17 = 19,813.97 (triệu đồng) Nguồn vốn lưu động thường xuyên = 25,791.37 – 52,467.17 = -26,675.80 (triệu đồng)

Cuối năm 2012, nguồn vốn thường xuyên được đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của công ty là 33,048.688 triệu đồng; đầu năm 2012 con số này là 19,813.97 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn thường xuyên về cuối năm tăng khá mạnh. Đặc trưng của nguồn vốn thường xuyên là mang tính ổn định do đó được công ty sử dụng để mua sắm, hình thành tài sản cố định và một bộ phận tài sản lưu động thường xuyên trong năm. Bên cạnh đó, về cuối năm ta thấy tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 10,544.698 (triệu đồng), đồng thời đầu năm tài sản ngắn hạn cũng nhỏ hơn nợ ngắn hạn là 26,675.80 triệu đồng; nghĩa là công ty dùng một phần nguồn vốn ngắn để tài trợ cho tài sản dài hạn, điều này làm giảm

độ an toàn tài chính của công ty, làm rủi ro về tài chính tăng lên với kết cấu tài trợ như trên.

Nhìn chung cơ cấu vốn và cơ cấu tài sản của công ty biến động khá hợp lý. Trong năm 2011, tỷ trọng nợ vay vẫn chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu nguồn vốn, tuy nhiên trong năm 2012, tỷ trọng nợ vay đã giảm xuống, thay vào đó vốn chủ sở hữu đã tăng lên cả về tỷ trọng lẫn số tuyệt đối. Điều này thể hiện công ty ngày càng tăng tính tự chủ của mình, tuy nhiên cách thức tài trợ lấy nguồn ngắn tài trợ cho tài sản dài hạn cho thấy cách thức tài trợ có dấu hiệu mạo hiểm.

2.2.1.2 Phân tích tình hình tài chính của công ty qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Qua bảng phân tích số 03 và 04, ta có thể nhận thấy, trong năm 2012, lợi nhuận sau thuế của công ty có sự tăng lên khá rõ rệt. Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của công ty là 264.15 triệu đồng; năm 2012 đã đạt được là 347.52 triệu đồng, tức là tăng 83.37 triệu, tỷ lệ tăng 31.56%. Để đánh việc tăng lợi nhuận sau thuế là do những nguyên nhân nào, ta sẽ đi sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 18.03% so với năm 2011; giá vốn hàng bán năm 2012 tăng 17.96% so với năm 2011. Ta thấy so với năm 2011, tốc độ tăng của doanh thu thuần năm 2012 cao hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán. Điều này là nguyên nhân làm lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1410.86 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 19.36%. Tuy giá vốn hàng bán năm 2012 tăng hơn 17.96% so với năm 2011, nhưng khi nhìn vào chỉ tiêu tỷ suất GVHB trên DTT của công ty năm 2012 đã giảm 0.06% so với năm 2011 tuy không đáng kể nhưng điều này cho thấy trong năm 2012

dù giá cả đầu vào của nguyên vật liệu trong năm 2012 tăng hơn năm 2011. Có được kết quả này là do ngay từ đầu năm 2012, công ty đã tiến hành mua nguyên vật liệu để tránh tình trạng tăng giá đồng thời trong quá trình sản xuất, tiến hành thống kê và tính toán chặt chẽ số lượng nguyên vật liệu đầu vào cần thiết để phục vụ cho quá trình sản xuất, tránh dư thừa lãng phí. Đây là một ưu điểm lớn và cần phát huy trong những năm tới.

Bảng 03: Bảng phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh công ty Trí Đức năm

Một phần của tài liệu đánh giá thực trạng tài chính và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty trí đức phú thọ (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w