- Lấy một nắm cà phê sau khi lên men, rửa kỹ, cho vào lòng bàn tay bóp mạnh,
3.4.2. Khảo sát khả năng xử lý nhớt của cà phê bằng cách kết hợp các chủng
Mỗi chủng vi sinh có các hệ enzyme khác nhau và mỗi chủng có hiệu quả xử lý nhớt hạt cà phê khác nhau vì vậy chúng tôi tiến hành phối hợp các chủng vi sinh vật với nhau. Cách tiến hành thí nghiệm tương tự như khi khảo sát cho từng đơn chủng, nhưng có sự phối hợp lần lượt từng 2 chủng, 3 chủng và 4 chủng với nhau.
Khi phối hợp 2 cặp chủng chúng tôi có các kiểu phối hợp sau:
Hình 3.10. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý nhớt vỏ cà phê giữa 2 chủng vi khuẩn B. subtilis và L. plantarum
Tỷ lệ hạt sạch nhớt (%)
- B. subtilis và L. plantarum - A. niger và Ph. chrysosporium - A. niger và B. subtilis
- B. subtilis và Ph. chrysosporium
au đó đem các mẫu đi xử lý hạt cà phê trong 20 giờ, cứ mỗi 2 giờ kiểm tra độ sạch nhớt của hạt cà phê một lần. Kết quả được trình bày ở hình 3.11 và bảng 1.9 (phụ lục 3)
Khi phối hợp 2 cặp chủng vi sinh vật vào xử lý nhớt hạt cà phê thì hiệu quả xử lý nhớt tăng lên đáng kể. Trong đó, cặp chủng A. niger và Mục trắng xử lý đạt hiệu quả cao nhất (97%), cặp chủng A. niger và B. subtillis đạt hiệu quả là 95%, cặp chủng B. subtilis và Ph. chrysosporium đạt hiệu quả xử lý 94%, cặp chủng B. subtilis và L. plantarum đạt hiệu quả xử lý thấp nhất 92%. Có sự chênh lệch hiệu quả xử lý của các mẫu là do: A. niger và Mục trắng chứa cả 2 hệ enzyme cellulase và pectinase và hoạt lực enzyme mạnh hơn so với các mẫu khác. B. subtilis và L. plantarum có hiệu quả xử lý thấp nhất là do mẫu này chỉ có hệ enzyme cellulase và acid lactic. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả xử lý cao hơn chúng tối tiến hành thử nghiệm phối hợp 3, 4 chủng với nhau: mẫu A. niger, Mục trắng, B. subtilis và mẫu
A. niger, Mục trắng, B. subtilis và L. plantarum.
Trong 4 chủng nghiên cứu thì 3 chủng A. niger, Mục trắng, B. subtilis có khả năng tổng hợp enzyme còn chủng L. plantarum chỉ có khả năng axit hóa môi trường
Hình 3.11. Đồ thị so sánh hiệu quả xử lý nhớt vỏ cà phê khi phối hợp 2 chủng vi sinh vật với nhau
Tỷ lệ hạt sạch nhớt (%)
và không tổng hợp 2 loại enzyme nghiên cứu là cellulase và pectinase. Chúng tôi tiến hành khảo sát 2 mẫu thí nghiệm: mẫu phối hợp 3 chủng có khả năng tổng hợp enzyme và mẫu phối hợp 4 chủng. Kết quả khảo sát khả năng xử lý nhớt cà phê khi kết hợp 3 và 4 chủng được thể hiện ở hình 3.12 và bảng 1.14 (phụ lục 3)
Hình 3.12. Đồ thị so sánh hiệu suất xử lý nhớt hạt cà phê khi phối hợp 3,4 chủng vi sinh vật với nhau
Từ đồ thị được biểu diễn ở hình 3.12 cho thấy: sau 12 giờ xử lý với mẫu phối hợp 3 chủng kết quả sau 12 giờ hiệu quả xử lý đạt 80%, mẫu phối 4 chủng, hiệu quả xử lý đạt 79%, sau 14 giờ xử lý hiệu quả của mẫu phối hợp 3 chủng, đạt 84%, mẫu phối hợp 4 chủng, hiệu quả xử lý đạt 83%, sau 16 giờ xử lý hiệu quả của mẫu phối hợp 3 chủng dạt 87%, mẫu phối 4 hiệu quả xử lý đạt 88%, 18 giờ hiệu quả xử lý của mẫu phối hợp 3 chủng đạt 94%, mẫu phối hợp 4 chủng hiệu quả xử lý đạt 95%, 20 giờ hiệu quả xử lý của 2 mẫu tương đương nhau đạt 98%.
Từ 12 đến 14 giờ tốc độ xử lý của mẫu phối hợp 4 chủng thấp hơn mẫu phối hợp 3 chủng có lẽ do trong thời gian đầu lượng acid do L. plantarum sinh ra chưa đủ lớn, trong khi đó lượng enzyme do A. niger, Mục trắng, B. subtilis sinh ra khá nhiều. Từ 16 đến 18 giờ tốc độ xử lý của mẫu phối hợp 4 chủng cao hơn mẫu phối hợp 3 chủng do trong mẫu phối hợp 4 chủng lượng acid sinh ra nhiều hơn. Vì vậy chúng tôi chọn được phương án xử lý kết hợp 4 chủng để sản xuất ra chế phẩm.
Tỷ lệ hạt sạch nhớt (%)