Đánh giá khả năng sinh tổng hợp acid của L.plantarum

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hệ enzyme cellulase và acid lactic của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum để xử lý lớp nhớt hạt cà phê (Trang 38)

- Lấy một nắm cà phê sau khi lên men, rửa kỹ, cho vào lòng bàn tay bóp mạnh,

3.2.2. Đánh giá khả năng sinh tổng hợp acid của L.plantarum

Để đánh giá khả năng sinh tổng hợp acid của vi khuẩn L. plantarum chúng tôi dùng môi trường có thành phần như mục 2.1.3.2 và bổ sung thêm vỏ cà phê vào môi trường với lượng thay đổi khác nhau: 2,5g/l (MTA1) ; 5g/l (MTA2) ; 7,5g/l (MTA3), sau đó khảo sát khả năng sinh acid của L. plantarum trên các môi trường

Hình 3.7. Kết quả thử hoạt tính enzyme pectinase của B. subtilis trên môi trường pectin agar MTP3 MTP2 MTP1 MTP1 MTP3 MTP2

đó. Vi khuẩn L. plantarum nuôi trên máy lắc ở 30oC, 200 vòng/phút, trong 48 giờ, sau mỗi 6 giờ nuôi, lấy mẫu 1 lần đem di đo pH.

Kết quả theo dõi sự thay đổi pH môi trường của vi khuẩn L. plantarum được thể hiện trong hình 3.8 và bảng 1.6 (phụ lục 3).

Hình 3.8. Đồ thị hình cột biểu diễn sự thay đổi pH môi trường của vi khuẩn P.lantarum theo thành phần môi trường và thời gian nuôi cấy

Với kết quả ở hình 3.8, so sánh độ giảm pH sau 48 giờ nuôi giữa 3 loại môi trường, chúng tôi nhận thấy trong 6 giờ đầu tốc độ thay đổi pH môi trường của vi khuẩn trên môi trường MTA1 lớn nhất, tiếp đến MTA2, cuối cùng là MTA3. Từ 6 giờ đến 12 giờ tốc độ thay đổi pH cũng khá mạnh, nhưng giá trị pH giữa 3 loại môi trường không chênh lệch nhau nhiều, đến 18 giờ thì tốc độ thay đổi pH môi trường rất chậm và giữa 3 loại môi trường có giá trị pH gần như nhau. Có sự thay đổi pH giữa 3 loại môi trường trong 6 giờ đầu là do lượng vỏ cà phê trong môi trường MTA3>MTA2>MTA1, lượng vỏ cà phê này có thể ảnh hưởng tới sự tổng hợp acid của vi khuẩn. Sau đó tốc độ giảm pH của 3 loại môi trường tương đương nhau có thể do vi khuẩn đã thích nghi được với các thành phần trong vỏ cà phê. Điều đó cho thấy vi khuẩn có thể thích nghi với môi trường có chứa vỏ cà phê và các thành phần trong vỏ cà phê không ảnh hưởng tới sự phát triển của vi khuẩn. Dựa vào kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi chọn môi trường MTA2 làm môi trường nuôi để thu acid.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sử dụng hệ enzyme cellulase và acid lactic của vi khuẩn B. subtilis, L. plantarum để xử lý lớp nhớt hạt cà phê (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w