Nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam (Trang 34)

- Điều tra đánh giá về số lượng, cơ cấu, khả năng sản xuất của các giống gà: Gà Hồ tại thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh và gà Mía tại xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

- Điều tra một số đặc điểm sinh học của gà Hồ nuôi tại thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh và gà Mía nuôi tại xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

- Nuôi khảo sát các giống gà từ 1 - 20 tuần tuổi trong nông hộ theo phương thức bán chăn thả có tác động một số biện pháp kỹ thuật nhằm đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của gà Hồ, gà Mía.

- Phân tích và xác định sự đa hình gen cytochrome b của 2 giống gà Hồ và gà Mía, từ đó đánh giá sơ bộ sự khác biệt di truyền của hai giống gà trên.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu.

* Điều tra. - Chọn địa điểm:

+ Gà Hồ: Điều tra, nghiên cứu các hộ chăn nuôi tại thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.

+ Gà Mía: Điều tra nghiên cứu các hộ chăn nuôi tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

- Điều tra thông qua phỏng vấn trực tiếp người chăn nuôi, quan sát, chụp ảnh đặc điểm ngoại hình của các giống gà.

* Khảo sát.

- Tiến hành nuôi và theo dõi gà trong nông hộ nhằm phục vụ cho việc lấy số liệu về khả năng sinh trưởng, phát triển và tiêu tốn thức ăn của gà.

- Chọn 03 hộ, mỗi hộ 20 con. Tiến hành nuôi có tác động của một số biện pháp kỹ thuật như: Nuôi tách mẹ trong 3 tuần đầu (úm gà), tiêm chủng (Newcastle, đậu), thức ăn có bổ sung thêm Premix khoáng - VTM. Cân, đo các chỉ tiêu về đặc điểm ngoại hình, khả năng sản xuất.

Sơ đồ thí nghiệm nuôi khảo sát

TT Diển giải Lô gà khảo sát

1 Giống Gà Hồ Gà Mía

2 Số hộ nuôi 03 03

3 Số gà/hộ (con) 20 20

4 Thời gian nuôi (tuần) 20 (1-20 tuần tuổi) 20 (1-20 tuần tuổi)

5 Phương thức nuôi Bán chăn thả Bán chăn thả

6 Thức ăn Sử dụng cám của hãng Proconco có bổ sung thóc và

ngô phù hợp theo các giai đoạn

7 Địa điểm nuôi Thị trấn Hồ,

Thuận Thành, Bắc Ninh

Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội

Lịch dùng Vắc-xin.

TT Ngày tuổi Loại Vắc-xin

1 7 ngày Lasota lần 1 + chủng đậu

2 21 ngày Newcastle chịu nhiệt

3 35 ngày Newcastle chịu nhiệt

* Giải trình tự gen - Tiến hành nhân PCR

- Phân tích DNA bằng các enzyme giới hạn - Giải trình tự gen Cytochrome b

2.3. Các chỉ tiêu theo dõi

2.3.1. Các chỉ tiêu điều tra

2.3.1.1. Quy mô, cơ cấu của 2 giống gà 2.3.1.2. Một số đặc điểm sinh học 2.3.1.2. Một số đặc điểm sinh học

- Màu sắc lông - Một số chiều đo

2.3.1.3. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Sinh trưởng tích luỹ (g).

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày). - Sinh trưởng tương đối (%).

2.3.2. Các chỉ tiêu khảo sát

- Tỷ lệ nuôi sống (%)

- Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày) - Sinh trưởng tương đối (%)

- Kích thước các chiều đo (cm)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng - Lấy mẫu phân tích gen

2.3.3. Chỉ tiêu phân tích gen

- Tách triết và tinh sạch DNA tổng số từ máu gà

- Xác định trình tự gen mã hóa cytochrome b ở các mẫu máu gà.

2.4. Phƣơng pháp tính toán các chỉ tiêu

Theo dõi tính toán các chỉ tiêu bằng các phương pháp hiện hành trong nghiên cứu gia cầm.

2.4.1. Các chỉ tiêu về sinh trưởng

- Tỷ lệ nuôi sống: Phỏng vấn các nông hộ ở các giai đoạn: 7 ngày, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng và tính theo công thức:

Số con đầu kỳ - Số chết, loại trong kỳ

Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số con đầu kỳ

- Các chỉ tiêu khối lượng sống (%): Cân khối lượng gà ở các giai đoạn : mới

nở, 1 tuần tuổi, 2 tuần tuổi, …, 20 tuần tuổi. Gà mới nở cho đến 4 tuần tuổi được cân bằng cân đồng hồ có độ chính xác 0,5 g, gà ở các giai đoạn sau cân bằng cân đồng hồ có độ chính các 5g. Với số mẫu n  30 con.

+ Theo dõi tỷ lệ đồng đều của giống gà thông qua chỉ tiêu hệ số biến dị (CV%).

+ Sinh trưởng tích luỹ: Các giai đoạn được cân bằng cân điện tử và cân đồng hồ (Nhơn Hoà), gà được cân cố định vào buổi sáng từ 7 - 8 giờ, cân trước khi cho gà ăn,

cân từng con một, cân với số mẫu  30 con để xác định khối lượng sống bình quân của

đàn gà qua các độ tuổi khác nhau.

+ Sinh trưởng tuyệt đối: Được tính theo công thức TCVN-2.39-77 [38].

A =

P2- P1

T

+ Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % của khối lượng cơ thể gà tăng lên trong khoảng thời gian 2 lần khảo sát được tính theo công thức TCVN-2.40-77 [39].

x 100

Trong đó:

R: Sinh trưởng tương đối của gà (%)

P1: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát trước (g) P2: Khối lượng cơ thể của gà lần khảo sát sau (g). T: Thời gian giữa 2 lần khảo sát (ngày).

A: Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày).

- Kích thước các chiều đo:

Các chiều đo của gà được đo tại các thời điểm: Gà 5 tháng tuổi. Đo vào buổi

sáng, trước khi cho ăn. Mỗi giống gà đo kích thước với số lượng mẫu là n  30 con.

Các chỉ tiêu gồm có: + Dài thân + Dài cánh + Dài đùi R(%) = P2 - P1 (P2 + P1)/2

+ Dài lườn

+ Vòng ngực

Các chiều đo dược đo bằng thước dây và thước kẹp Palme có độ chính xác cao.

Cách thực hiện đo các chiều như sau:

+ Dài thân (cm): Đo từ đốt sống cổ cuối cùng đến gốc phao câu + Dài cánh: Từ mỏm xương bả vai đến đầu mút xương cánh + Dài đùi (cm): Đo từ khớp trên đùi đến khớp dưới đùi

+ Dài lườn (cm): Từ mút xương đòn đến đỉnh nhọn của xương lưỡi hái.

+ Vòng ngực (cm): Đo vòng qua điểm cao nhất của xương ức quanh gốc cánh, vòng qua lưng.

2.4.2. Phân tích DNA trong ty thể

2.4.2.1. Cách lấy mẫu

- Số lượng mẫu: mỗi giống gà lấy 55 mẫu, mỗi mẫu trên một con.

- Mỗi mẫu hút 1ml máu cho vào ống eppendorf 1,5 hoặc 2 ml có nắp kín.

- Chọn các cá thể gà đại diện cho từng giống. Các cá thể lấy mẫu không có họ hàng thân thuộc với nhau.

- Các mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch cánh của gà.

- Sau khi lấy được mẫu máu, chuyển mẫu vào hộp lạnh để bảo quản ở 40C, vận

chuyển về phòng thí nghiệm bảo quản ở -200

C.

2.4.2.2. Phương pháp tách chiết DNA từ mẫu máu gà

DNA tổng số được tách chiết theo kit tách chiết DNA (Genomic DNA Purification Kit) của hãng hoá chất Fermentas.

- Hút 30 l máu, bổ sung 50l dung dịch tách (Lysis solution). Đảo đều và ủ hỗn hợp ở 650C trong 5 phút.

- Bổ sung 50 l dung dịch tách (Lysis solution), thêm 150 l dung dịch

Chloroform. Trộn kĩ bằng máy Vortex, ly tâm 10000 rpm trong 2 phút ở 40C. Hút dịch ở

pha trên.

- Bổ sung 150 l dung dịch tủa (tỷ lệ 1 stock precipitation solution : 9 H2O) đã pha loãng 10 lần, đảo nhẹ và ly tâm 12000 rpm trong 5 phút.

- Đổ dịch, bổ sung 80 l dung dịch NaCl 1,2M. Tủa DNA bằng ethanol 100 %,

để 20 phút ở -200

- Rửa tủa bằng ethanol 70 %. Làm khô hoàn toàn và hoà tan tủa DNA thu được trong 80 l nước khử ion vô trùng.

2.4.2.3. Điện di DNA trên gel agarose

- Chuẩn bị gel agarose: Cân 0,8 g agarose trong 100 ml dung dịch đệm TAE 1X, đun sôi để agarose tan, để nguội rồi đổ vào khuôn điện di đã cài sẵn răng lược. Sau khi gel đã đông, đặt bản gel vào bể điện di.

- Trộn một lượng mẫu thích hợp với 3 l hỗn hợp màu (glycerol 20 %; Tris-HCl

0,1% pH 8,0; EDTA 0,01M pH 8,0), sau đó tra vào các giếng trên bản gel. Tiến hành điện di với dòng điện một chiều có hiệu điện thế 110V.

- Sau khi điện di, nhuộm bản gel trong Ethidium bromide 10 g/ml và tiến hành

chụp ảnh bản gel bằng máy chụp ảnh.

2.4.2.4. Phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)

Một quá trình PCR đặc trưng bao gồm một số chu kỳ để nhân bội một trình tự

DNA đặc hiệu. Trước chu kỳ đầu tiên chúng tôi đặt một bước khởi động nóng ở 940

C trong 4 phút để làm biến tính hoàn toàn DNA khuôn. Mỗi chu kỳ gồm ba bước lặp lại:

- Bước 1 (biến tính) DNA sợi khuôn được biến tính ở nhiệt độ 940C trong thời

gian 1 phút. Khi đó các liên kết hidro trong phân tử bi bẻ gãy và DNA sợi kép bị tách thành hai sợi đơn.

- Bước 2 (gắn mồi) Mồi là các đoạn oligonucleotide dài từ 15 - 30 nucleotide có trình tự bổ sung với DNA khuôn. Nhiệt độ gắn mồi khoảng 530

C và kéo dài 1 phút 20 giây.

- Bước 3 (kéo dài chuỗi) Nhiệt độ được tăng lên đến 720C là nhiệt độ thích hợp

để cho DNA polymerase kéo dài chuỗi. Thời gian phản ứng 1 phút 20 giây.

Chạy PCR bằng máy GenAmp System 9700 với chu trình nhiệt như sau:

Các bƣớc Khởi động

nóng

Biến

tính Gắn mồi Kéo dài Ổn định Giữ

mẫu

Nhiệt độ 94 0C 94 0C 53 0C 72 0C 72 0C 4 0C

Thời gian 4 phút 1 phút 1 phút 10

giây

1 phút 20

giây 10 phút Lâu dài

2.4.2.5. Tinh sạch sản phẩm DNA

- Sản phẩm PCR thu được sau khi kết thúc phản ứng được điện di trên gel agarose 0,8 %, sau đó tiến hành cắt gel trên máy soi DNA, thu lấy các vạch DNA đặc

hiệu. Thêm 10 l dung dịch MBS (Membrane Binding Solution) đối với 10 mg gel và

ủ hỗn hợp ở 60 - 650C để gel tan hoàn toàn.

- Hút dịch gel hoà tan vào các vi cột, giữ ở nhiệt độ phòng trong vài phút, sau đó ly tâm 12000 rpm trong 1 phút ở 40C và đổ dịch thừa.

- Bổ sung 700 l dung dịch MWS (Membrane Wash Solution) có bổ sung

ethanol 100 %. Ly tâm 12000 rpm trong 1 phút ở 40C, đổ dịch thừa.

- Lặp lại bước trên với 500 l dung dịch MWS, ly tâm 12000 rpm trong 5 phút

ở 40C. Đổ dịch thừa và ly tâm lại trong 1 phút.

- Chuyển vi cột sang 1 ống 1,5 ml sạch, thêm 30 l, giữ ở nhiệt độ phòng trong

5 - 10 phút. Ly tâm 12000 rpm trong 5 phút ở 40C, sau đó giữ mẫu DNA tinh sạch ở -20 0

C.

2.4.2.6. Phân tích DNA bằng enzyme giới hạn

Phản ứng cắt bằng enzyme giới hạn được thực hiện trên một số mẫu sản phẩm PCR gen cytochrome b của hai giống gà với các enzyme giới hạn là HincII, HhaI, NcoI, SaII.

Trình tự cắt của các enzyme được trình bày như sau:

Trình tự cắt của một số enzyme giới hạn nghiên cứu

Enzyme Số điểm cắt Vùng nhận biết

HincII 1 5' - G - T – Py ↓ Pu - A - C - 3' 3' - C - A - Pu  Py - T - G - 5' HhaI 1 5' - G - C - G ↓ C - 3' 3' - C  G - C - G - 5' NcoI 1 5' - C ↓ C - A - T - G - G - 3' 3' - G - G - T - A - C  C - 5' SaII 1 5' - G ↓ T - C - G - A - C - 3' 3' - C - A - G - C - T  G - 5' Sau khi phản ứng xong, tiến hành điện di kiểm tra trên gel agarose 1,5 %.

2.4.2.7. Giải trình tự gen

Trình tự của gen cytochrome b được đọc tự động bằng máy xác định trình tự tự động ABI PRISM™ 3100 Genetic Analyzer (Applied Biosystems).

2.5. Phƣơng pháp xử lý số liệu

2.5.1. Xử lý số liệu thô

Được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Mintab 13.

2.5.2. Xử lý số liệu phân tích gen

- Xử lý theo phương pháp phân tích thống kê - Xử lý bằng phần mềm Arlequin 3.0.

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1. Kết quả điều tra tình hình chăn nuôi của hai giống gà Hồ, gà Mía

Gà Hồ và gà Mía là những giống gà quý của miền Bắc nói riêng và của cả nước nói chung. Hai giống gà này có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu của địa phương, phẩm chất thịt thơm ngon và quan trọng hơn cả là nó mang trong mình nét đẹp văn hóa của làng quê Việt Nam. Nhưng do hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi các giống gà này thấp nên số lượng gà ngày càng thu hẹp.

Để thấy được thực trạng chăn nuôi gà Hồ và gà Mía tại hai địa phương là huyện Thuận Thành - Bắc Ninh, xã Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội, chúng tôi tiến hành điều tra về số lượng, quy mô và cơ cấu của đàn gà Hồ và gà Mía, từ đó để thấy được giá trị của hai giống gà này với ngành chăn nuôi gia cầm và hiệu quả kinh tế của nó đối với người dân.

Kết quả điều tra về số lượng, cơ cấu của hai giống gà Hồ, gà Mía được trình bày ở bảng 3.1 và 3.2.

3.1.1. Kết quả điều tra về số lượng

Thị trấn Hồ có 2 khu phố và 8 thôn, qua quá trình điều tra cho thấy gà Hồ thuần chủng chỉ còn được nuôi tại 3 thôn là: thôn Lạc Thổ Bắc, Lạc Thổ Nam và Bến Hồ.

Bảng 3.1. Số lƣợng gà Hồ nuôi tại huyện Thuận Thành - Bắc Ninh

Chỉ tiêu ĐVT Theo địa giới hành chính

Lạc Thổ Bắc Lạc Thổ Nam Bến Hồ Tổng số gà điều tra Con 524 611 503

Trong đó: - Gà Hồ Tỷ lệ Con % 81 15,46 68 11,13 46 9,14 - Gà Ri Tỷ lệ Con % 208 39,69 198 32,41 197 39,17 - Gà khác Tỷ lệ Con % 235 44,85 345 56,46 260 51,69

Qua bảng 3.1 cho thấy: Cơ cấu đàn gà ở các thôn là tương đối đa dạng và giống nhau. Tại các thôn, số lượng gà lai (lai tạp giữa gà hồ, gà ri, gà chọi) là phổ biến và lớn nhất, tiếp đến là gà ri và cuối cùng ít nhất là gà Hồ trong tổng số đàn gà được điều tra. Nguyên nhân số lượng gà Hồ thấp nhất so với các giống gà khác là các nông hộ không nuôi gà Hồ do nuôi giống gà này chậm lớn, khó nuôi, tiêu tốn thức ăn cao và hiện nay tình hình dịch bệnh xảy ra liên miên nên có ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi giống gà này.

Qua bảng cho thấy, gà Hồ có tỷ lệ cao nhất ở thôn Lạc Thổ Bắc (15,46 %), sau đó là tại thôn Lạc Thổ Nam (11,13 %) và tỷ lệ gà Hồ thấp nhất là tại thôn Bến Hồ (9,14 %). Tỷ lệ gà Hồ thấp hơn so với gà ri và gà lai, cụ thể ở thôn Lạc Thổ Bắc gà Hồ chiếm 15,46% trong khi gà ri là 39,69 %, gà khác là 44,85 %. Thôn Lạc Thổ Nam gà Hồ chiếm 11,13 %, gà ri chiếm 32,41 % và gà khác chiếm 56,46 %. Tại thôn Bến Hồ, tỷ lệ gà Hồ là 9,14 %, gà ri chiếm 39,17 % và gà khác chiếm tỷ lệ 51,69%. Khoảng cách số lượng gà Hồ giữa các thôn là không lớn, vì các thôn trên có truyền thống nuôi gà từ hàng ngàn năm nay.

Số lượng, cơ cấu đàn gà Mía nuôi tại xã Đường Lâm - Sơn Tây - Hà Nội được chúng tôi thể hiện tại bảng 3.2.

Do địa hình rộng và giới hạn nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi không điều tra toàn bộ các thôn của xã, thông qua tổ khuyến nông của xã để nắm bắt tình hình chăn nuôi tại các thôn, chúng tôi tiến hành điều tra tại 3 thôn: thôn Mông Phụ, Đoài Giáp và Cam Lâm của xã Đường Lâm. Khác với đàn gà Hồ, đàn gà Mía được nuôi rất nhiều ở các hộ gia đình tại xã Đường Lâm. Ba thôn được chọn để tiến hành điều tra là 3 thôn có số lượng đàn gia cầm tương đối lớn và bà con có kinh nghiệm chăn nuôi.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)