Đoạn trình tự D-loop và khả năng sử dụng nó trong phân loại, đánh giá đa

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam (Trang 28)

dạng di truyền gà

Vùng điều khiển hay còn gọi là đoạn D-loop trên mtDNA gà nhà là 1 vùng không mang mã di truyền, có chiều dài 1227 bp, chứa điểm khởi đầu sao chép và các promoter cho quá trình phiên mã của cả chuỗi nặng và chuỗi nhẹ, L’abbe et al (1991) [57]. Về cấu trúc, vùng trình tự D-loop có thể chia thành 3 domain I, II và III. Trong đó domain II bảo thủ nhất, chứa một số đơn vị cấu trúc không thay đổi ngay cả ở bậc phân loại họ. Ngược lại, domain III được coi là biến đổi nhiều nhất.

Đoạn trình tự D-loop là vùng tiến hoá nhanh nhất trong phân tử mtDNA. Trung bình, nó tích luỹ các đột biến nhanh hơn 5 - 10 lần so với bất kì gen nào trong hệ gen ty thể vì vậy có thể xem trình tự nucleotide của vùng D-loop là một công cụ quan trọng để đánh giá đa dạng di truyền, sự phân hóa bên trong loài và giữa các quần thể cùng loài.

Trước đây, việc phân loại gà chủ yếu dựa và đặc điểm bộ lông của con trống. Tuy nhiên đây là những đặc điểm sinh dục thứ cấp và biến đổi nhanh chóng qua các thế hệ nên không thể là căn cứ để xác định mối liên hệ di truyền trong tiến hoá giữa các loài. Trong những năm cuối thế kỷ XX, cùng với sự phát triển rộng rãi các nghiên cứu về mtDNA, điển hình là vùng trình tự D-loop các nhà khoa học đã có

trong tay công cụ hữu hiệu để từng bước khắc phục những nhược điểm của phân loại học cổ điển.

Tuy trên thế giới đã tiến hành nhiều nghiên cứu phân loại phân tử sử dụng các chỉ thị mtDNA nhưng ở Việt Nam, các nghiên cứu này vẫn còn khá hạn chế.

Trong những nghiên cứu định loại dựa trên marker mtDNA, người ta đặc biệt quan tâm đến hai trình tự là vùng điều khiển mtDNA (D-loop) và gen cyt b.

1.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

1.3.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

* Tình hình chăn nuôi gia cầm trên thế giới

Trước đây, chăn nuôi gia cầm chỉ là một ngành sản xuất phụ. Nuôi gia cầm chỉ để có thêm ít thức ăn hàng ngày, có thêm chút ít tiền và trong nhiều trường hợp nuôi gia cầm chỉ mang mục đích tiêu khiển (gà nuôi làm cảnh xem chơi, gà nuôi để tham gia lễ hội...). Trong vài chục năm trở lại đây, chăn nuôi gia cầm đã có bước phát triển

nhảy vọt. Chăn nuôi gia cầm đã chuyển từ phương thức chăn nuôi “nông nghiệp” sang

phương thức chăn nuôi “công nghiệp”. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được nghiên

cứu, ứng dụng nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm.

Trong vài thập niên trở lại đây, ngành chăn nuôi gia cầm trên thế giới phát triển mạnh về cả số lượng và chất lượng. Đó là kết quả của việc áp dụng những thành tựu di truyền chọn giống kết hợp với các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng có cơ sở khoa học. Năm 1999 (theo FAO), tổng đàn gia cầm trên thế giới khoảng 40 tỷ con, trong đó 95 % gà, còn 5 % là các gia cầm khác. Tổng đàn gà trên thế giới cũng tăng theo thời gian, cụ thể là năm 2000: 14.831,9 triệu con; năm 2001: 15.526,26 triệu con; năm 2002: 16.373,16 triệu con; năm 2004: 16.605,13 triệu con. Đến năm 2009, tồng đàn gà của thế giới là 14.191,1 triệu con và tổng đàn vịt là 1.008,3 triệu con. Trong năm 2009, Trung Quốc là quốc gia chăn nuôi gà số một trên thế giới với 4.702,2 triệu con gà, đứng thứ nhì là Indonesia 1.341,7 triệu, thứ ba là Brazin 1.205,0 triệu, thứ tư là Ấn Độ 613 triệu và đứng thứ năm là Iran 513 triệu con gà. Cũng trong năm 2009, sản lượng thịt gà của thế giới là 79,5 triệu tấn, chiếm 28,5 % tổng sản lượng thịt thế giới, sản lượng thịt vịt là 3,8 triệu tấn. Cùng với sự tăng lên của đàn gia cầm thì sản lượng trứng gia cầm cũng tăng lên, năm 2005 sản lượng trứng gia cầm của thế giới là 59,2 triệu tấn, đến năm 2009 tổng sản lượng trứng của thế giới là 67,4 triệu tấn

* Tình hình nghiên cứu DNA ty thể gà trên thế giới

Trong hơn 30 năm qua, việc nghiên cứu DNA ty thể đã và đang phát triển tương đối rộng rãi. Người ta đã tiến hành nhiều công trình nghiên cứu ở mức độ phân tử trên các đối tượng vi sinh vật, côn trùng, cá, chim, các loài thực vật và con người với nhiều mục đích khác nhau. Trong đó, cũng có nhiều nghiên cứu DNA ty thể của bộ gà.

Năm 1996, Fuhimito và cs [51] đã nghiên cứu mối quan hệ chủng loại giữa các loài gà rừng, công, trĩ, chim cút... dựa trên các phân tích đoạn điều khiển ty thể. Kết quả phân tích tính đa hình chiều dài các đoạn giới hạn (RFLP) trên vùng điều khiển mtDNA cho phép các tác giả này đưa ra một sơ đồ phân loại giữa các loài trên. Đồng thời họ đã xác định được trình tự của 400bp đầu tiên trên vùng điều khiển mtDNA. Kết quả nhận được đã chỉ ra sự lặp lại của một đoạn khoảng 60bp trên vùng điều khiển mtDNA là điểm đặc trưng của giống Gallus.

Scott (1997) [64] cũng dựa trên sự phân tích vùng điều khiển mtDNA và một đoạn 307 bp của gen cytochorome b để nghiên cứu mối quan hệ có hệ thống của một số loài trĩ Việt Nam.

Năm 1999, Kimball và cs [54] cũng dựa trên sự phân tích đầy đủ của gen cytochrom b (1143 bp) và đoạn siêu biến 1 (350 bp) của vùng điều khiển mtDNA để xác định mối quan hệ chủng loại của một số loài Trĩ và gà Gô. Hai cây phân loại được xây dựng từ hai hệ thống số liệu nhận được trên một đoạn trình tự ngắn trên mtDNA cũng cho kết quả khá phù hợp với kết quả phân tích trên toàn bộ gen cytochrome b, điều này cho thấy trình tự vùng điều khiển có đủ cơ sở để phân tích quan hệ chủng loại.

Năm 2002, Niu Dong và cs [60] đã tiến hành nghiên cứu nguồn gốc và đánh giá đa dạng di truyền 6 giống gà bản địa của Trung Quốc. Họ giải trình tự 539 nucleotide vùng trình tự D-loop của 6 giống gà, so sánh với trình tự nucleotide của các giống gà G. gallus, G. sonneratii, G. varius, G. lafayettei lưu trữ trong GenBank và thiết lập cây chủng loại phát sinh giữa các giống. Đồng thời, dựa trên đoạn trình tự phân tích được, họ cũng nhận thấy sự khác biệt đáng kể về mặt di truyền giữa các giống gà chuyên trứng và các giống nuôi với mục đích khác, chủ yếu là do sự khác biệt về dòng mẹ giữa các giống.

Năm 2002, Shen và cs [66] đã nghiên cứu mối quan hệ phát sinh chủng loại của các giống gà sinh sản dựa trên phân tích trình tự đầy đủ của gen cytochrome b.

Năm 2003, Moulin S. và cs [58] đã sử dụng 800 bp của đoạn D-loop và 400 bp của gen cyt b để nghiên cứu sự phát sinh chủng loại của 2 loài Lophura nycthemera

L. Leucomelanos. Các kết quả thu được đã góp phần phân biệt 2 loài trên và đồng thời làm sáng tỏ nguồn gốc của một số phân loài thuộc 2 loài này.

Năm 2004, Komiyama T. và cs [55] cũng dựa trên trình tự đầy đủ của vùng D-loop để nghiên cứu nguồn gốc tiến hoá và quá trình thuần hoá của 3 giống gà

Naganakidori của Nhật Bản. Trên cơ sở cây chủng loại phát sinh xây dựng được, các nhà nghiên cứu cho rằng tuy có nhiều điểm khác biệt đáng chú ý, 3 giống gà trên đều

được đưa từ các vùng lân cận miền nam Trung Quốc hoặc Đông Dương qua Okinawa vào Nhật Bản.

Pereira và cs (2004) [61] đã tìm được ít nhất 13 gen giả (pseudogene hay Numt) trong genome của G.gallus với kích thước dao động từ 131 đến 1733 nucleotide. Đây là các đoạn DNA ty thể được tìm thấy trong hệ gen nhân của sinh vật nhân thật. Một số trong chúng có nhiều điểm tương đồng với các đoạn trong ty thể. Do đó, chúng có thể được dùng trong các nghiên cứu mối quan hệ chủng loại và di truyền quần thể sử dụng DNA ty thể làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa xác định được tần số bắt gặp của Numt cũng như đóng góp của nó đối với genome trong nhân.

Komiyama T. và cs (2004) [56] đã tiến hành phân tích trình tự vùng D-Loop trong ty thể từ mẫu của 9 con gà cảnh đuôi dài và 74 con thuộc gà địa phương của Nhật Bản đồng thời chọn trình tự DNA của 2 loài gà nhà lông đỏ (Jungle Fowl) đã được công bố trên ngân hàng gen Quốc tế EMBL/Genbank/DDBJ, làm nhóm ngoại (outgroup). Trên cơ sở đó họ đã thiết lập cây phát sinh và kết quả cho thấy cả 3 chủng Naganakidori có nguồn gốc từ gà chọi Shamo. Các kết quả này đã gợi ý rằng 3 mẫu gà cảnh đuôi dài đều có chung nguồn gốc mặc dù đặc điểm hình thái bên ngoài rất khác nhau. Hơn thế 3 chủng gà đuôi dài đầu tiên đã phân ly từ các con gà chọi Okinawa vốn có nguồn gốc địa lý gần với Nam Trung Quốc và Đông Nam Á hơn so với Honshu/Kyushu Nhật Bản. Điều này dẫn đến giả thiết rằng gà đuôi dài Nhật Bản đầu tiên được đưa đến Nhật Bản là gà chọi các vùng lân cận của vùng Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Như vậy có thể thấy trình tự nucleotide của vùng D-Loop là một công cụ hữu hiệu để đánh giá tính đa dạng di truyền và sự phân hóa bên trong loài và giữa các quần thể địa lý.

Cho đến nay, tổng chiều dài 1143 bp của gen Cyt b đã được đọc trình tự tạo điều kiện thuận lợi cho các nghiên cứu sâu hơn về quan hệ chủng loại giữa các loài. Trình tự gen Cyt b đã được phân tích khá đầy đủ trên nhiều đối tượng sinh vật tuy nhiên những nghiên cứu về gen Cyt b ở Việt Nam còn rất hạn chế do đó cần có những nghiên cứu sâu hơn về trình tự đặc biệt này trên các đối tượng sinh vật ở Việt Nam.

1.3.2. Tình hình nghiên cứu trong nước

* Tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam

Ở Việt Nam trước đây, chăn nuôi gia cầm mang tính tự cấp tự túc, chưa có ý nghĩa như là một ngành sản xuất hàng hoá. Từ năm 1996, cùng với sự đổi mới kinh tế đất nước, ngành chăn nuôi gia cầm có những bước tiến nhảy vọt. Nhiều giống gia cầm có lông màu, năng suất trứng và thịt khá được nhập vào nước ta, thích hợp với chăn nuôi (thả vườn) trong gia đình như gà Tam Hoàng, Kabir, Lương Phượng, gà Ai Cập; các giống vịt siêu thịt (Super meat), siêu trứng. Sản phẩm gia cầm tăng lên rõ rệt qua

các năm. Năm 2000, sản lượng thịt 286,513 nghìn tấn, sản lượng trứng 3,708 tỷ quả. Năm 2003, sản lượng thịt 372,720 nghìn tấn và trứng 4,854 tỷ quả.

Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta chăn nuôi gà với các giống địa phương vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (70 %), các giống này chăn nuôi theo phương thức thả vườn cũng không ngừng phát triển và hiệu quả cũng ngày càng tăng với các giống địa phương như: Gà Ri, gà Mía, gà Tre, gà Hồ, gà Ác…

Với chương trình Quốc gia bảo tồn nguồn gen động vật nuôi Việt Nam, chúng ta đã thu thập được nhiều số liệu về giống vật nuôi truyền thống được nuôi ở các vùng miền, trong đó nhiều giống gia cầm số liệu đã được đưa và danh sách mục các giống Quốc gia và Quốc tế cụ thể như:

Giống gà Ri: Địa bàn phân bố khắp cả nước, đặc biệt là đồng bằng Bắc bộ, miền Đông Nam bộ. Là giống gà có tầm vóc nhỏ, tăng khối lượng chậm. Gà mái có màu vàng rơm, chân vàng, đầu nhỏ, mào đơn. Gà trống có màu đỏ tía, cánh và đuôi có lông đen, dáng chắc khỏe, mào đơn. Ở tuổi trưởng thành, con trống năng từ 1,5 - 2 kg, con mái nặng 1,1 - 1,6 kg, sản lượng trứng từ 70 - 90 quả/mái/năm, khối lượng trứng từ 45 - 50 g/quả…

Giống gà Hồ: Phân bố chủ yếu tại địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Sự hình thành và phát triển của gà Hồ gắn liền với tập quán cổ truyền, với nền văn hiến vùng Kinh bắc. Gà Hồ có đặc điểm ngoại hình: Tầm vóc to lớn, con trống trưởng thành nặng từ 4,5 - 5,5 kg; con mái 3,5 - 4 kg. Gà Hồ thành thục muộn, 8 tháng mới đẻ bói. Gà mái mỗi năm đẻ 3 - 4 lứa, mỗi lứa đẻ 10 - 15 trứng, sản lượng trứng thấp, chỉ đạt 40 - 50 quả/mái/năm.

Giống gà Mía: Là giống gà thịt nổi tiếng từ xưa đến nay, nó được lai tạo ra không rõ từ thời nào tại xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, nhưng nó được phát triển nhiều và còn giữ được những đặc trưng chủ yếu về giống chỉ được thấy ở thôn Mông Phu, xã Đường Lâm. Gà Mía có đặc điểm ngoại hình: Thân hình to lớn, gà Trống có lông chủ yếu màu “mận chín”, còn lại là màu đen, mào đơn, chân hơi cao và nhỏ hơn gà Đông Tảo. Gà mái có lông màu “lá chuối khô xám”, mắt tinh nhanh, da chân màu vàng nhạt. Đặc biệt nhất, gà mái sau khi đẻ được 3 - 4 tháng, lườn chảy xuống giống “yếm bò”. Đây là đặc điểm nổi bật của gà Mía khác với các giống gà khác.

Gà Mèo: Là giống gà được người H’mông nuôi trên các đỉnh núi cao. Gà Mèo phân bố rải rác ở các vùng núi cao miền Đông Bắc và Tây Bắc và một phần ở Nghệ An. Do được người H’mông nuôi nên được gọi là gà H’mông hay gà Mèo. Gà có màu lông đa dạng như màu đen, màu trắng mơ..., điều này chứng tỏ chúng không được chọn lọc và bị pha tạp. Gà nhanh nhẹn hay bay lên cao, thích đánh mổ nhau.

Màu thịt gà có hai loại đen nhạt và trắng vàng. Thịt chắc, ngon, ít mỡ cho dù được nuôi nhốt. Thịt ăn ngon, được ưa chuộng.

* Tình hình nghiên cứu DNA ty thể gà ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, nghiên cứu trên gen ty thể gà ở Việt Nam cũng đã đạt được một số kết quả nhất định.

Năm 1999, Kim Thị Phương Oanh và cs [29] đã sử dụng phương pháp đa hình các đoạn cắt giới hạn (RFLP) nghiên cứu vùng D-loop của 3 loài gà lôi Việt Nam gồm: gà lôi lam đuôi trắng (L. hatinhensis), trĩ bạc (L. nycthemera) và gà lôi hông tía (L. diardi). Từ đó xác định bước đầu được sự khác biệt trên vùng điều khiển mtDNA của 3 loài gà lôi. Tuy nhiên, để có những kết luận chính xác về vấn đề này cần phải xác định trình tự vùng điều khiển của 3 dòng gà lôi nói trên.

Năm 2008, Lê Đức Long [15] đã giải trình tự và so sánh trình tự nucleotide vùng D-Loop của 3 đại diện gà Mông có nguồn gốc từ Điện Biên, Hà Giang và Yên Bái được nuôi tại trại gà trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên theo dự án gà sạch. Kết quả nghiên cứu đã xác định được trình tự vùng D-Loop gồm 1227 nucleotide của 3 mẫu gà nghiên cứu và đã xác định được 10 vị trí khác biệt về nucleotide giữa các đại diện của 3 mẫu gà này.

CHƢƠNG 2

ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng là gà Hồ nuôi tại một số hộ gia đình ở thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và gà Mía nuôi tại một số hộ gia đình của xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

+ Địa điểm: Thị trấn Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.

+ Thời gian: Từ 8/2010 đến 8/2011

2.2. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1. Nội dung nghiên cứu

- Điều tra đánh giá về số lượng, cơ cấu, khả năng sản xuất của các giống gà: Gà Hồ tại thị trấn Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh và gà Mía tại xã Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)