Tiêu tốn thức ă nở gia cầm

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam (Trang 25)

Chi phí thức ăn trong chăn nuôi gia cầm thường chiếm tới 60 - 70 % giá thành sản phẩm, do vậy tiêu tốn thức ăn trên một đơn vị sản phẩm càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.

Tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng phản ánh khả năng chuyển hóa thức ăn để sinh trưởng. Để đạt được một khối lượng cơ thể nào đó thì sinh trưởng chậm sẽ mất thời gian dài hơn, năng lượng dành cho duy trì cao hơn dẫn đến thức ăn tiêu tốn nhiều hơn so với cơ thể có tốc độ tăng khối lượng nhanh, đồng thời tăng khối lượng nhanh thì quá trình đồng hóa, dị hoá và khả năng trao đổi chất của cơ thể tốt hơn, hiệu quả sử dụng thức ăn cao do đó tiêu tốn thức ăn giảm.

Theo Chambers J. R và cs (1984) [48], hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng khối lượng của cơ thể với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (r = 0,5 - 0,9). Tương quan giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn là tương quan nghịch (r = -0,2 đến -0,8). Willson (1969) [69] đã xác định hệ số tương quan giữa khả năng tăng khối lượng cơ thể và hiệu quả chuyển hóa thức ăn từ 1 - 4 tuần tuổi là r = + 0,5.

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng còn phụ thuộc vào độ tuổi, dòng, giống, tính biệt... Các giống có tốc độ tăng trọng nhanh sẽ tiêu tốn ít thức ăn hơn các giống tăng trọng thấp.

Giai đoạn đầu, tiêu tốn thức ăn thấp hơn so với các giai đoạn sau. Theo Trần Công Xuân và cs (1995) [43], gà broiler Ross 208 - V35 được nuôi cùng chế độ dinh dưỡng, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở 4; 6 và 8 tuần tuổi tương ứng là 1,65; 1,83; 2,02kg

Đối với gia cầm sinh sản lấy trứng giống hoặc thương phẩm, tiêu tốn thức ăn thường được tính cho 10 quả trứng hoặc 1kg trứng.

Theo Nguyễn Đăng Vang và cs (1999) [40], tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng của gà Đông Tảo trong 36 tuần đẻ là 4,14 kg. Trần Công Xuân và cs (1997) [46] cho biết, gà Tam Hoàng Jiangcun có mức tiêu tốn thức ăn/10 quả trứng trong 66 tuần đẻ đạt 2,94 - 2,9 kg. Theo Phùng Đức Tiến và cs (1999) [37] gà kiêm dụng trứng thịt Ai Cập tiêu tốn 2,33 kg thức ăn/10 quả trứng trong 43 tuần.

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học, sự đa dạng di truyền nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý giống gà hồ và gà mía của việt nam (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)