Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA (Trang 62)

9. Cấu trúc khóa luận

3.4. Kết quả thực nghiệm

Bảng: Đánh giá kỹ năng đọc diễn cảm theo các tiêu chí:

Lớp Tổng số Mức độ giỏi Mức độ khá Mức độ trung bình Mức độ yếu SL % SL % SL % SL % Đối chứng 4A3 30 2 6,7 13 43,3 11 36,7 4 13,3 Thực nghiệm 4A2 30 4 13,3 20 66,7 5 16,7 1 3,3

Nhận xét: Mức độ phân loại giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có

sự chênh lệch. Cụ thể:

Mức độ giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 6,6%. Mức độ khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 23,4%. Mức độ trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng 20%. Mức độ yếu của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng 10%.

Kết quả thực nghiệm:

- Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi đi đến một số kết luận sau:

Đối với các lớp thực nghiệm việc vận dụng một số phương pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đọc diễn cảm làm cho kết quả Tập đọc của học sinh nâng lên rõ rệt. Học sinh đọc trơn, lưu loát, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng. Từ đó cùng với việc sử dụng trò chơi khi luyện đọc để tạo hứng thú học tập cho học sinh, do đó các em chủ động và tích cực hơn trong quá trình luyện đọc diễn cảm, khắc phục một số hạn chế như: Phát âm sai một số phụ âm đầu, thể hiện ngữ điệu chưa đúng,… Những hạn chế này ở lớp đối chứng vẫn còn tồn tại nên hiệu quả đọc diễn cảm chưa cao.

Bên cạnh đó việc việc sửa lỗi phát âm cho học sinh một cách tỉ mỉ sẽ giúp học sinh nhận ra cái sai và biết cách phát âm cho đúng để không để mắc lại những lần sau.

Việc sử dụng phiếu học tập, bảng phụ trong rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh vừa đảm bảo tính trực quan, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, vừa giúp các anh nắm bài nhanh và sâu hơn, củng cố kỹ năng đọc tốt hơn, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm.

Luyện đọc diễn cảm đảm bảo tính trực quan và học sinh được thực hành đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng và được thi đọc diễn cảm giữa các đội nên các em rất hào hứng, lớp học sôi nổi hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn so với lớp đối chứng.

Như vậy, với kết quả thực nghiệm và những phân tích ở trên chúng tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất vào việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm có tác dụng thực thi.

Tiểu kết

Trong chương này, chúng tôi đã vận dụng các biện pháp đã xây dựng trong chương 2 để tiến hành xây dựng một số giáo án mẫu và tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của khoá luận.

Dựa trên những điều kiện, tiêu chí thực nghiệm và qua quá trình thực nghiệm khi tiến hành soạn giáo án và giảng dạy bài Đường đi Sa Pa cho học sinh lớp thực nghiệm, đồng thời đưa ra một số bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm theo chủ điểm trong chương trình SGK lớp 4, chúng tôi thu được kết quả rất khả quan. Điều đó cũng có nghĩa là các biện pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên có thể áp dụng vào trong quá trình giảng dạy để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung.

KẾT LUẬN

Đọc nói chung và đọc diễn cảm nói riêng cho học sinh bậc Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt để làm giàu vốn tri thức cho các em, khi rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh không chỉ đơn giản là rèn cho các em kỹ năng đọc đúng, trơn, lưu loát mà phải giúp cho các em có được kỹ năng đọc diễn cảm từ đó biểu hiện và tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Hơn nữa, muốn rèn cho các em kỹ năng đọc diễn cảm thì giáo viên phải nắm được nhiệm vụ của đọc diễn cảm là: giúp cho học sinh hình thành kỹ năng đọc, trau dồi vốn sống, tình cảm, phát triển tư duy cho học sinh.

Đối với học sinh lớp 4, rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp cho các em các kỹ năng nghe, nói, đọc. Thông qua bài đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết về tác phẩm văn học góp phần rèn luyện tính cách cho học sinh.

Qua quá trình nghiên cứu khoá luận: “Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La” chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

Đề tài đề xuất được cơ sở lí luận và thực tiễn khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La.

Đề tài đã khảo sát thực tiễn dạy Tập đọc - đọc diễn cảm ở trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La. Nhìn chung cả học sinh và giáo viên lớp 4 của trường đã quan tâm tới môn Tập đọc, nhưng trong quá trình đọc diễn cảm trên lớp học sinh còn gặp phải một số khó khăn như: Phát âm chưa chuẩn một số phụ âm đầu l/đ, l/n, tr/ch,… chưa thể hiện đúng ngữ điệu, cảm xúc, tư tưởng của tác phẩm. Giáo viên chưa sử dụng triệt để các phương tiện dạy học trong quá trình rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.

Dựa trên cơ sở lí luận, thực trạng của giáo viên và thực trạng rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số biện pháp rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 đó là:

- Rèn kỹ năng đọc đúng, đọc diễn cảm cho học sinh.

- Sử dụng đồ dùng trực quan trong quá trình đọc diễn cảm.

- Sử dụng công nghệ thông tin vào quá trình luyện đọc diễn cảm. - Sử dụng trò chơi trong rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm.

Từ những biện pháp mà đề tài đề xuất, chúng tôi tiến hành thực nghiệm và bước đầu thu được những kết quả khả quan, giờ học sôi nổi, hiệu quả và tạo được hứng thú đối với cả giáo viên và học sinh.

Do điều kiện thời gian và năng lực có hạn khoá luận không tránh khỏi những sơ suất chúng tôi mong các thầy cô và các bạn góp ý bổ sung để khoá luận càng hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Tiếng Việt 4, tập 1+2, NXBGD. 2. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Sách giáo viên Tiếng Việt 4, tập 1+2

NXBGD.

3. Lê A - Thành Thị Yên Mĩ - Lê Phương Nga - Nguyễn Trí - Cao Đức Tiến (1996), Phương pháp dạy học Tiếng Việt (giáo trình chính thức đào tạo giáo viên Tiểu học hệ CĐSP và SP 12 + 2).

4. Hoàng Hoà Bình (1997), Dạy văn cho học sinh tiểu học, NXBGD. 5. Lê Phương Nga (2003), Dạy học Tập đọc ở Tiểu học, NXBGD.

6. Lê Phương Nga - Đặng Kim Nga (2007), Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học, dự án phát triển giáo viên Tiểu học, NXBGD.

7. Đào Ngọc - Nguyễn Quang Ninh (1996), Rèn kỹ năng sử dụng tiếng Việt - NXBGD.

8. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2005), Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt 4, NXBGD.

9. Vũ Khắc Tuân (2005), Trò chơi thực hành Tiếng Việt lớp 4, tập 1+2 NXBGD.

10.Nguyễn Trại (chủ biên) (2005), Thiết kế bài giảng Tiếng Việt 4, tập 1+2, NXBHN.

11.Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006), Phương pháp dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc cấp Tiểu học - NXBGD.

12.Dự án phát triển giáo viên Tiểu học (2006) Dạy học lớp 4 theo chương trình Tiểu học mới - NXBĐHSP.

13.B.X. Nai Đe nốp (Hoàng Tuấn dịch) (1979), Phương pháp đọc diễn cảm, NXBGD.

PHỤ LỤC

Phiếu điều tra thực trạng dạy đọc diễn cảm

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ………

Dân tộc: ………..Giới tính: ……….

Dạy lớp: ……….Trình độ: ……….

Số năm công tác: ……….

II. Mời thầy (cô) tham gia trả lời những câu hỏi sau

(Hãy đánh dấu nhân vào phương án mà thầy (cô) lựa chọn)

1, Khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh, thầy (cô) thấy học sinh thƣờng gặp khó khăn khi nào?

 Phát hiện cách đọc  Thể hiện giọng đọc

 Nhập vai giọng đọc của các nhân vật

2, Khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, thầy (cô) thƣờng sử dụng những đồ dùng trực quan nào sau đây?

 Tranh minh học  Bảng phụ

 Phiếu học tập

3, Khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, thầy (cô) thƣờng sử dụng phƣơng pháp nào?

 Phương pháp trực quan  Phương pháp đàm thoại  Phương pháp luyện tập

 Phương pháp đọc theo thể loại  Phương pháp thảo luận

4, Khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4, thầy (cô) thấy những thuận lợi và khó khăn gì?

* Thuận lợi: ……… ……… ……… ……… * Khó khăn: ……… ……… ……… ………

Phiếu điều tra thực trạng đọc diễn cảm

I. Thông tin cá nhân

Họ và tên: ……… Dân tộc: ………Giới tính: ……….. Lớp: ………..Tuổi: ……….

II. Mời các em tham gia trả lời những câu hỏi sau

(Hãy đánh dấu nhân vào phương án mà em lựa chọn)

1, Trong phân môn Tập đọc, em có thích phần đọc diễn cảm không?

 Có

 Bình thường

Không

2, Trong quá trình rèn luyện đọc diễn cảm, em có những tài liệu nào?

 Sách giáo khoa

 Vở bài tập Tiếng Việt  Tài liệu tham khảo khác

3, Ngoài những bài tập đọc trong sách giáo khoa, em có thƣờng đọc những tài liệu nào khác nữa không?

 Hay đọc  Thỉnh thoảng  Không

4, Bài đọc diễn cảm ở dạng nào em thích nhất?

 Thơ  Kịch  Báo chí  Truyện ngắn  Văn bản hành chính  Văn bản khoa học

5, Ngoài giờ đọc diễn cảm trên lớp, em có thƣờng xuyên luyện đọc không?  Thường xuyên  Thỉnh thoảng  Không

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)