9. Cấu trúc khóa luận
3.2.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm
Thời gian thực nghiệm các bài giảng thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ 2 năm học 2013 - 2014.
Địa bàn thực nghiệm: trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La.
3.3. Nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm
Chúng tôi chọn bài: Đường đi Sa Pa (SGK Tiếng Việt 4, tập 2) trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 để dạy thực nghiệm.
Bài: Đường đi Sa Pa (Tập đọc - Tiếng Việt 4)
- Lớp thực nghiệm chúng tôi chọn lớp 4A2, lớp đối chứng là lớp 4A3. Hai lớp này có các điều kiện tương đối giống nhau về sĩ số, chất lượng,… để kết quả thực nghiệm thể hiện tính khách quan.
+ Lớp đối chứng: Giáo viên lên lớp đối chứng sử dụng các biện pháp truyền thống mà giáo viên vẫn thường sử dụng, không có sự tác động của các phương pháp mà chúng tôi đề xuất.
+ Lớp thực nghiệm: Giáo viên lên lớp thực nghiệm có sử dụng các biện pháp mới được đề xuất trong phần chương 2 của khoá luận.
Tuần 29:
Bài: Đƣờng đi Sa Pa I. Mục tiêu
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, niềm vui, sự háo hức của khách du lịch trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
- Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: rừng cây âm u, hoàng hôn, áp phiên, thoắt cái,…
- Đọc đúng các từ ngữ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ. - Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp đất nước.
- Học thuộc lòng hai đoạn cuối bài.
II. Chuẩn bị đồ dùng dạy - học
- Giáo viên: + Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách giáo khoa.
+ Tranh (ảnh) về cảnh đẹp hoặc sinh hoạt của người dân ở Sa Pa (nếu có).
+ Bảng phụ ghi sẵn câu văn, đoạn văn cần luyện đọc. - Học sinh: + SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1. Ổn định tổ chức (1’)
- Giáo viên yêu cầu quản ca cho lớp hát.
2. Kiểm tra bài cũ (3-4’)
- Giáo viên gọi hai học sinh đọc bài “Con Sẻ” và trả lời câu hỏi về nội dung
- Quản ca cho lớp hát.
- Hai học sinh đọc bài Con Sẻ và trả lời câu hỏi.
bài Con Sẻ.
- Giáo viên nhận xét, cho điểm học sinh.
3. Dạy học bài mới (30-31’)
3.1. Giới thiệu bài
- Giáo viên hỏi: Tên của chủ điểm tuần này là gì? Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến điều gì?
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ chủ điểm, bài tập đọc và giới thiệu: Chủ điểm khám phá thế giới muốn giới thiệu với các em những cảnh đẹp của đất nước, những kì thú của thiên nhiên. Bài học đầu tiên sẽ đưa các em đến Sa Pa. Sa Pa - một huyện thuộc tỉnh Lào Cai, là một địa điểm du lịch và nghỉ mát nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Bài đọc Đường đi Sa Pa sẽ giúp các em hình dung được cảnh đẹp đặc biệt của con đường đi Sa Pa và phong cảnh Sa Pa.
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a, Luyện đọc
- Giáo viên giúp học sinh xác định từng đoạn văn.
- Giáo viên gọi 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài (2-3 lượt). Giáo
- Học sinh trả lời: Tên chủ điểm là khám phá thế giới. Tên chủ điểm gợi cho em nghĩ đến những chuyến du lịch đến những miền đất lạ mà em chưa biết… - Học sinh theo dõi và lắng nghe.
+ Đoạn 1: Từ đầu đến liễu rủ.
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến trong sương núi tím nhạt.
cho từng học sinh (nếu có).
Chú ý câu văn sau để không gây mơ hồ về nghĩa:
Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh, huyền ảo.
- Giáo viên yêu cầu học sinh tìm hiểu nghĩa của các từ mới, từ khó trong bài. - Giáo viên giới thiệu: Ở vùng núi phía Bắc nước ta có rất nhiều dân tộc sinh sống, H’mông, Tu Dí, Phù Lá là tên gọi của ba dân tộc ít người sống ở vùng núi cao thuộc huyện Sa Pa.
- Giáo viên yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Giáo viên gọi học sinh đọc toàn bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài. Chú ý cách đọc:
+ Đọc diễn cảm toàn bài với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngưỡng mộ, mạnh mẽ, sự háo hức của du khách trước vẻ đẹp của đường lên Sa Pa, phong cảnh Sa Pa.
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ: chênh vênh, sà xuống, bồng bềnh, huyền ảo, trắng xoá, âm âm rực lên, lướt thướt, vàng hoe, thoắt cái, trắng long lanh, gió xuân hây hẩy, quà tặng kì diệu,…
b, Tìm hiểu bài
- Giáo viên gọi học sinh đọc câu hỏi 1.
- Học sinh đọc phần chú giải để tìm hiểu nghĩa của từ mới, từ khó.
- Học sinh lắng nghe.
- Hai học sinh ngồi cùng bàn tiếp nối nhau luyện đọc.
- Hai học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh theo dõi giáo viên đọc mẫu.
- Giáo viên yêu cầu học sinh trao đổi theo cặp để trả lời câu hỏi.
- Giáo viên: Các em đọc thầm từng đoạn, nói lại những điều em hình dung về đường lên Sa Pa hay phong cảnh Sa Pa được miêu tả trong mỗi đoạn văn của bài.
- Giáo viên gọi học sinh phát biểu ý kiến. Nghe và nhận xét ý kiến của học sinh.
+ Đoạn 1: Du khách lên Sa Pa sẽ cảm giác như đi trong những đám mây trắng bồng bềnh huyền ảo, đi trên những thác trắng xoá tựa mây trời, trong rừng cây âm âm, giữa những cảnh vật rực rỡ sắc màu. Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa, những con ngựa ăn cỏ trong vườn đào: con đen, con trắng, con đỏ son, chúm đuôi cong lướt thướt liễu rủ. + Đoạn 2: Cảnh phố huyện ở Sa Pa rất vui mắt, rực rỡ sắc màu: nắng vàng hoe, những em bé H’mông, Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng hổ, quần áo rực rỡ đang chơi đùa, người ngựa dập dìu đi chợ trong sương núi tím nhạt.
+ Đoạn 3: Ở Sa Pa khí hậu liên tục thay đổi: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh
học sinh cả lớp đọc thầm.
- Học sinh ngồi cùng bàn đọc thầm, nói cho nhau nghe những gì mình hình dung ra.
- Học sinh phát biểu ý kiến, học sinh cả lớp nghe và bổ sung ý kiến.
một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
- Giáo viên hỏi: Những bức tranh bằng lời mà tác giả vẽ ra trước mắt ta thật sinh động và hấp dẫn. Điều đó thể hiện sự quan sát tinh tế của tác giả. Theo em, những chi tiết nào cho thấy sự quan sát tinh tế ấy của tác giả.
- Vì sao tác giả gọi Sa Pa là “món quà tặng kì diệu” của thiên nhiên?
- Giáo viên giảng bài: Sa Pa là một vùng núi cao trên 1600m. Thời tiết ở đây biến đổi theo từng buổi trong ngày. Sáng
- Học sinh tiếp nối nhau phát biểu ý kiến. Các chi tiết:
+ Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo.
+ Những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.
+ Những con ngựa nhiều màu sắc khác nhau: con đen huyền, con trắng tuyết, con đỏ son, chân dịu dàng chúm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.
+ Nắng phố huyện vàng hoe. + Sương núi tím nhạt.
+ Sự thay đổi mùa ở Sa Pa: Thoắt cái, lá vàng rơi trong khoảnh khắc mùa thu. Thoắt cái, trắng long lanh một cơn mưa tuyết trên những cành đào, lê, mận. Thoắt cái, gió xuân hây hẩy nồng nàn với những bông hoa lay ơn màu đen nhung hiếm quý.
- Vì phong cảnh của Sa Pa rất đẹp. Vì sự thay đổi mùa trong một ngày ở Sa Pa rất lạ lùng, hiếm có.
sớm lạnh như mùa đông, khoảng 8, 9 giờ sáng là mùa xuân, giữa trưa có cái nắng của mùa hè và xế chiều đổi sang mùa thu, chiều tối và suốt đêm lại chuyển sang đông. Chính sự biến đổi đó làm cho cảnh vật biến đổi theo, cảnh đẹp lại càng thêm hấp dẫn khiến du khách háo hức, tò mò theo dõi, quan sát, chiêm ngưỡng. Vì vậy, tác giả đã gọi Sa Pa là “món quà diệu kì” của thiên nhiên. + Qua bài văn, tác giả thể hiện tình cảm của mình đối với cảnh Sa Pa như thế nào?
+ Em hãy nêu ý chính của bài văn?
- Giáo viên kết luận, ghi ý chính của bài.
c, Đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Giáo viên gọi 3 học sinh nối tiếp nhau đọc cả bài. Học sinh cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Tổ chức cho học sinh đọc diễn cảm đoạn 1.
Xe chúng tôi leo chênh vênh trên dốc cao của con đường xuyên tỉnh.// Những đám mây trắng nhỏ sà xuống cửa kính ô tô/ tạo nên cảm giác bồng bềnh huyền ảo. Chúng tôi đang đi trên những thác
+ Ca ngợi: Sa Pa quả là món quà diệu kì mà thiên nhiên dành cho đất nước ta. + Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
- Hai học sinh nhắc lại ý chính của bài.
- 3 học sinh đọc bài, tìm cách đọc hay.
- Học sinh theo dõi.
+ Hai học sinh ngồi cùng bàn luyện đọc diễn cảm.
âm âm,/ những bông hoa chuối rực lên như ngọn lửa.// Tôi lim dim mắt ngắm mấy con ngựa đang ăn cỏ trong một vườn đào ven đường.// Con đen huyền,/ con trắng tuyết,/ con đỏ son,/ chân dịu dàng,/ chùm đuôi cong lướt thướt liễu rủ.//
+ Giáo viên đọc mẫu.
+ Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp. + Gọi học sinh đọc diễn cảm.
+ Nhận xét của giáo viên và tuyên dương bạn đọc hay nhất.
- Tổ chức cho học sinh đọc thuộc lòng đoạn 3.
+ Học sinh nhẩm học thuộc lòng đoạn 3. + Học sinh thi học thuộc lòng đoạn văn. + Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố, dặn dò
- Giáo viên hỏi: Nội dung, ý nghĩa của bài học hôm nay là gì?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà tiếp tục học thuộc lòng đoạn cuối bài Đường đi Sa Pa và chuẩn bị cho bài sau.
+ Hai học sinh ngồi cùng bàn nhẩm học thuộc lòng.
+ 2-3 học sinh thi học thuộc lòng đoạn văn.
- Học sinh lắng nghe.
- Bài văn ca ngợi vẻ đẹp độc đáo của Sa Pa, đồng thời thể hiện tình cảm yêu mến thiết tha của tác giả đối với cảnh đẹp của đất nước.
3.4. Kết quả thực nghiệm
Bảng: Đánh giá kỹ năng đọc diễn cảm theo các tiêu chí:
Lớp Tổng số Mức độ giỏi Mức độ khá Mức độ trung bình Mức độ yếu SL % SL % SL % SL % Đối chứng 4A3 30 2 6,7 13 43,3 11 36,7 4 13,3 Thực nghiệm 4A2 30 4 13,3 20 66,7 5 16,7 1 3,3
Nhận xét: Mức độ phân loại giữa hai nhóm đối chứng và thực nghiệm có
sự chênh lệch. Cụ thể:
Mức độ giỏi của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 6,6%. Mức độ khá của lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng 23,4%. Mức độ trung bình của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng 20%. Mức độ yếu của lớp thực nghiệm thấp hơn lớp đối chứng 10%.
Kết quả thực nghiệm:
- Từ kết quả thực nghiệm chúng tôi đi đến một số kết luận sau:
Đối với các lớp thực nghiệm việc vận dụng một số phương pháp tích cực góp phần nâng cao hiệu quả đọc diễn cảm làm cho kết quả Tập đọc của học sinh nâng lên rõ rệt. Học sinh đọc trơn, lưu loát, biết ngắt nghỉ, nhấn giọng. Từ đó cùng với việc sử dụng trò chơi khi luyện đọc để tạo hứng thú học tập cho học sinh, do đó các em chủ động và tích cực hơn trong quá trình luyện đọc diễn cảm, khắc phục một số hạn chế như: Phát âm sai một số phụ âm đầu, thể hiện ngữ điệu chưa đúng,… Những hạn chế này ở lớp đối chứng vẫn còn tồn tại nên hiệu quả đọc diễn cảm chưa cao.
Bên cạnh đó việc việc sửa lỗi phát âm cho học sinh một cách tỉ mỉ sẽ giúp học sinh nhận ra cái sai và biết cách phát âm cho đúng để không để mắc lại những lần sau.
Việc sử dụng phiếu học tập, bảng phụ trong rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh vừa đảm bảo tính trực quan, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh, vừa giúp các anh nắm bài nhanh và sâu hơn, củng cố kỹ năng đọc tốt hơn, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm.
Luyện đọc diễn cảm đảm bảo tính trực quan và học sinh được thực hành đánh dấu chỗ nhấn giọng, ngắt giọng và được thi đọc diễn cảm giữa các đội nên các em rất hào hứng, lớp học sôi nổi hơn, học sinh tiếp thu bài nhanh hơn so với lớp đối chứng.
Như vậy, với kết quả thực nghiệm và những phân tích ở trên chúng tôi đi đến kết luận rằng việc vận dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất vào việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm có tác dụng thực thi.
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi đã vận dụng các biện pháp đã xây dựng trong chương 2 để tiến hành xây dựng một số giáo án mẫu và tiến hành thực nghiệm để khẳng định tính khả thi của khoá luận.
Dựa trên những điều kiện, tiêu chí thực nghiệm và qua quá trình thực nghiệm khi tiến hành soạn giáo án và giảng dạy bài Đường đi Sa Pa cho học sinh lớp thực nghiệm, đồng thời đưa ra một số bài tập rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm theo chủ điểm trong chương trình SGK lớp 4, chúng tôi thu được kết quả rất khả quan. Điều đó cũng có nghĩa là các biện pháp mà chúng tôi đưa ra ở trên có thể áp dụng vào trong quá trình giảng dạy để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 nói riêng và ở Tiểu học nói chung.
KẾT LUẬN
Đọc nói chung và đọc diễn cảm nói riêng cho học sinh bậc Tiểu học có tầm quan trọng đặc biệt để làm giàu vốn tri thức cho các em, khi rèn luyện kỹ năng đọc thành tiếng cho học sinh không chỉ đơn giản là rèn cho các em kỹ năng đọc đúng, trơn, lưu loát mà phải giúp cho các em có được kỹ năng đọc diễn cảm từ đó biểu hiện và tiếp nhận những tư tưởng, tình cảm mà tác giả gửi gắm trong tác phẩm. Hơn nữa, muốn rèn cho các em kỹ năng đọc diễn cảm thì giáo viên phải nắm được nhiệm vụ của đọc diễn cảm là: giúp cho học sinh hình thành kỹ năng đọc, trau dồi vốn sống, tình cảm, phát triển tư duy cho học sinh.
Đối với học sinh lớp 4, rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giúp cho các em các kỹ năng nghe, nói, đọc. Thông qua bài đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, tăng cường khả năng diễn đạt, trang bị một số hiểu biết về tác phẩm văn học góp phần rèn luyện tính cách cho học sinh.
Qua quá trình nghiên cứu khoá luận: “Rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn