Sử dụng đồ dùng trực quan

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA (Trang 46)

9. Cấu trúc khóa luận

2.2.3.Sử dụng đồ dùng trực quan

2.2.3.1. Ý nghĩa của đồ dùng trực quan

Đối với học sinh tiểu học đồ dùng trực quan có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lĩnh hội, tiếp thu kiến thức. Điều này phần nhiều do đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em chi phối. Ở lứa tuổi các em tư duy còn nặng về trực quan sinh động. Chính vì vậy, trực quan cũng là nguyên tắc phải đảm bảo trong dạy học ở bất cứ môn học nào ở Tiểu học.

Đồ dùng day học là phương tiện để giúp giáo viên cung cấp kiến thức, hình thành khả năng cho học sinh. Hơn nữa đồ dùng dạy học được sử dụng hợp lí sẽ làm cho giờ học thêm sinh động, tích cực hoá hoạt động của học sinh, các em sẽ được thực hành nhiều hơn, kỹ năng thực hành của các em sẽ được củng cố. Tuy vậy, trong quá trình dạy học giáo viên không nên lạm dụng đồ dùng trực quan quá nhiều vì như vậy sẽ không kích thích học sinh phát triển tư duy trừu tượng, khả năng suy luận cũng bị giảm đi. Đồng thời, nếu có quá nhiều đồ dùng trực quan trong giờ dạy sẽ làm phân tán sự chú ý của học sinh vào việc tiếp thu

giáo viên nên có biện pháp sử dụng đồ dùng trực quan phải đúng lúc, đúng chỗ để phát huy hiệu quả của đồ dùng, không làm ảnh hưởng đến chất lượng bài dạy, giờ dạy của học sinh. Làm cho học sinh hứng thú, chủ động hơn đối với bài học.

2.2.3.2. Một số đồ dùng trực quan cơ bản trong giờ tập đọc

Như chúng ta đã biết, có rất nhiều đồ dùng trực quan được sử dụng trong giờ Tập đọc lớp 4 để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh. Nhưng sử dụng đồ dùng trực quan nào cho hợp lý và mang lại hiệu quả nhất mới là cái đích của nó. Ở đề tài này chúng tôi sử dụng một số đồ dùng trực quan thông dụng thường được sử dụng trong giờ Tập đọc nói chung và giờ đọc diễn cảm nói riêng như: Bảng phụ, phần mềm powerpoint, phiếu bài tập, trò chơi luyện đọc diễn cảm.

a, Sử dụng bảng phụ

Bảng phụ là một đồ dùng trực quan rất cần thiết đối với mỗi giáo viên trong các tiết học nói chung và trong rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh nói riêng. Bảng phụ được ghi viết sẵn để chuẩn bị những nội dung kiến thức cần được chú trọng, nhấn mạnh. Sử dụng bảng phụ khi đọc diễn cảm nhằm tiết kiệm thời gian viết bảng trên lớp và trình bày những kiến thức chính xác, nhanh chóng, khoa học, học sinh dễ tiếp thu. Bảng phụ khi sử dụng yêu cầu phải đẹp, chữ viết phải nắn nót, chính xác, sáng rõ, để ở vị trí tất cả học sinh đều nhìn thấy. Trong dạy học Tập đọc bảng phụ thể hiện ngữ điệu khi đọc bằng các kí hiệu (ngắt hơi (/), nghỉ hơi (//), lên giọng ( ), nhấn giọng ( __ ), …). Như vậy, sử dụng bảng phụ học sinh sẽ quan sát và luyện đọc dễ dàng hơn, hiệu quả của đọc diễn cảm sẽ cao hơn.

Một số thao tác khi sử dụng bảng phụ:

- Giáo viên trình bày bảng phụ đoạn văn (khổ thơ) luyện đọc diễn cảm và yêu cầu học sinh quan sát.

- Giáo viên đọc mẫu.

- Yêu cầu học sinh trong lớp đọc thầm, một học sinh đứng dậy đọc to cho cả lớp nghe.

- Giáo viên yêu câu học sinh tìm những từ cần nhấn giọng, những chỗ ngắt nghỉ và gọi học sinh lên đánh dấu vào bảng phụ.

Ví dụ: Sử dụng bảng phụ khi hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm. Bài: “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” (Tiếng Việt 4 - tập 1). Trong phần rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, giáo viên gọi học sinh đọc bài văn và treo bảng phụ có đoạn văn luyện đọc diễn cảm.

“Tôi xoè cả hai càng ra, bảo Nhà Trò:

- Em đừng sợ. Hãy trở về cùng với tôi đây. Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.”

Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn văn để tìm từ cần nhấn giọng, chỗ ngắt nghỉ, lên giọng,… Học sinh sẽ phải quan sát bảng phụ ghi đoạn văn để xác định từ cần nhấn giọng. Sau khi thống nhất ý kiến của học sinh, giáo viên kết luận những chỗ cần nhấn giọng, hạ giọng và ngắt nghỉ, sau đó gọi một học sinh lên bảng đánh dấu cách đọc và yêu cầu học sinh luyện đọc diễn cảm.

Tôi xoè cả hai càng ra,/ bảo Nhà Trò://

- Em đừng sợ.// Hãy trở về cùng với tôi đây.// Đứa độc ác không thể cậy khoẻ ăn hiếp kẻ yếu.//

Như vậy, chúng ta có thể thấy việc sử dụng bảng phụ đúng quy cách, đúng thời điểm và có phương pháp sẽ tạo được hiệu quả cao cho giờ dạy, học sinh tiếp thu bài và luyện đọc diễn cảm tốt hơn. Đặc biệt, trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La có nhiều dân tộc thiểu số, khả năng đọc tiếng Việt chưa được tốt đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm, do đó sử dụng bảng phụ trong rèn đọc diễn cảm là rất cần thiết.

b, Sử dụng phần mềm powerpoint trong dạy học

Phần mềm Powerpoint là một hiệu ứng tạo nên cách trình bày sinh động. Đây là phần mềm được sử dụng phổ biến ở các trường nằm ở trung tâm thị xã, thành phố. Học sinh rất thích thú học tập, các em không chỉ ghe giáo viên giảng mà còn được nhìn hình ảnh trực quan sinh động nhiều màu sắc, phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh, các em luôn muốn khám phá những điều mới nên khi tiếp

dưỡng cho các em say mê khoa học hiện đại. Vì vậy, sử dụng phần mềm Powerpoint trong dạy Tập đọc nhằm rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La. Mặc dù, một số thiết bị dạy học còn hạn chế nhưng hi vọng trong thời gian gần nhất nhà trường sẽ có thêm những thiết bị dạy học hiện đại nhằm phục vụ tích cực cho quá trình dạy học.

Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số thao tác ứng dụng công nghệ thông tin khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm:

Ví dụ: Bài “Đoàn thuyền đánh cá”

- Giới thiệu bài, giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ bài tập đọc qua máy chiếu với hình ảnh toàn cảnh biển lúc hoàng hôn khi mặt trời xuống và đoàn thuyền chuẩn bị ra khơi, sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh.

- Khi giáo viên yêu cầu học sinh đọc nối tiếp bài tập đọc. Học sinh đọc đến đâu giáo viên điều khiển cho các câu thơ đó hiện lên màn hình. Sau đó giáo viên cho hiên các từ khó để học sinh luyện đọc. Cũng chỉ là những thao tác để thay cho giáo viên viết bảng nhưng những thao tác trên máy chiếu học sinh nghe, nhìn trực quan bằng các hình ảnh sinh động sẽ tạo hiệu quả dạy học cao hơn. - Luyện đọc diễn cảm:

Giáo viên chuẩn bị sẵn những đoạn văn, đoạn thơ cần luyện đọc diễn cảm, sau đó đưa lên màn hình. Ở những đoạn văn, đoạn thơ đó giáo viên đã thiết kế sẵn cách đọc như: cách ngắt nghỉ, những từ cần nhấn giọng, lên giọng.

Ví dụ: Bài: “Con chuồn chuồn nước” (Tập đọc 4 - tuần 21)

Ôi chao! // Chú chuồn chuồn nước/ mới đẹp làm sao. //Dưới tầm cánh chú/bây giờ là luỹ tre xanh rì rào trong gió,/ là bờ ao với những khóm khoai nước rung rinh.// Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra.// Cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ,/ dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.// Còn trên tầng cao cánh chú/ là đàn cò đang bay,/ là trời xanh trong và cao vút…//

/: ngắt hơi //: nghỉ hơi : lên giọng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

__ : nhấn giọng

c, Sử dụng phiếu bài tập

Phiếu bài tập được sử dụng khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm có ý nghĩa quan trọng. Đây là đồ dùng dạy học rất dễ chuẩn bị. Phiếu bài tập được sử dụng khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm chủ yếu ở phần xác định giọng đọc, cách đọc và trong các tiết ôn tập giữa và cuối học kì. Phiếu bài tập thường được sử dụng kèm theo hình thức thảo luận nhóm, phiếu có tác dụng giúp học sinh củng cố lại kiến thức giọng đọc của phân môn Tập đọc đã học trong thời gian trước đó. Vì vậy, tạo nên không khí lớp học rất sôi nổi, học sinh nắm được kiến thức của bài nhanh, tư duy, phản xạ cũng nhanh hơn.

Việc sử dụng phiếu bài tập khi rèn luyện đọc diễn cảm rất dễ dàng và hiệu quả đọc diễn cảm sẽ cao hơn rất nhiều, học sinh được thực hành nhằm tăng cường khả năng xác định cách đọc, giọng đọc của văn bản, em nào cũng được hoạt động nên tạo được hứng thú học tập cho học sinh, nhưng hầu như giáo viên trường Tiểu học Chiềng Sinh chưa chú trọng việc sử dụng phiếu bài tập trong dạy học.

d, Sử dụng trò chơi

Như chúng ta đã biết, đối với học sinh tiểu học do đặc điểm tâm lí lứa tuổi các em vẫn rất hiếu động, ham chơi, không thể tập trung chú ý quá lâu vào một hoạt động nên trò chơi đối với các em là món quà tinh thần trong mỗi tiết học. Sử dụng trò chơi trong mỗi tiết học đã biến một hoạt động căng thẳng thành hoạt động sôi nổi mà học sinh vẫn tiếp thu bài một cách hiệu quả. Như vậy, trò chơi trở thành một phần của tiết học góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng cho học sinh. Đồng thời, trò chơi học tập còn rèn luyện cho học sinh tác phong nhanh nhẹn, tháo vát, tự tin, giáo dục tư tưởng tình cảm tốt đẹp cho học sinh.

Trong giờ dạy Tập đọc việc sử dụng trò chơi vừa là hình thức vừa là phương pháp dạy học. Trò chơi dùng để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm, qua trò chơi giáo viên có thể biết được học sinh đã xác định được cách đọc, giọng đọc chưa. Qua trò chơi giáo viên có thể kích thích học sinh thể hiện giọng đọc hứng

của các em chưa cao nên việc sử dụng trò chơi khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho các em là rất cần thiết. Tuy nhiên, hoạt động chủ đạo của các em là học tập nên giáo viên cần kết hợp linh hoạt giữa học và chơi sao cho học sinh vẫn chơi mà giờ học đạt hiệu quả cao. Mặc dù điều kiện thời gian không cho phép nên giáo viên lựa chọn trò chơi học tập thích hợp để tổ chức cho học sinh tham gia như: Thi đọc nối tiếp từng đoạn, thi đọc diễn cảm một đoạn văn, thi đọc nhanh, đọc đúng,…

Ở đề tài này chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi cơ bản dễ sử dụng để tăng khả năng rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh.

Trò chơi sắm vai

Dùng khi thi đọc diễn cảm màn của vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai” (Tập đọc 4 - tuần 7 - tập 1).

Giúp học sinh thi đọc diễn cảm theo đúng vai của mình. * Chuẩn bị:

- Giáo viên chuẩn bị sẵn một tờ giấy A0 đã viết sẵn màn của vở kịch “Ở Vương quốc Tương Lai”

* Cách tiến hành:

- Giáo viên là người điều khiển cuộc thi, cử ra một ban giám khảo 3-4 học sinh để nhận xét đánh giá kết quả.

- Giáo viên chia lớp làm 3 đội, mỗi đội cử ra 10 bạn để tham gia sắm vai đóng kịch.

- Từng đội tham gia thi đọc diễn cảm, mỗi học sinh sẽ sắm một vai gồm: Tin-tin, Mi-tin, Em bé thứ nhất, Em bé thứ hai, Em bé thứ ba, Em bé thứ tư, Em bé thứ năm, Em bé cầm nho, Em bé cầm táo, Em bé có dưa.

Sau khi các đội thi xong giám khảo nhận xét, đánh giá và cho điểm các đội. Giáo viên nhận xét tuyên dương đội thắng cuộc.

Giáo viên củng cố bài học.

Trò chơi: Hái hoa luyện đọc

Sử dụng khi ôn luyện các bài tập đọc trong các tiết ôn tập giữa kì, cuối kì. Trò chơi này rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm một đoạn trong bài tập đọc đã học.

* Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị một cây xanh có gắn các bông hoa bằng giấy. Mỗi bông hoa ghi một tên bài tập đọc đã học kèm theo đoạn văn (khổ thơ) cần đọc diễn cảm.

* Cách tiến hành:

Từng học sinh xung phong lên hái hoa xem phiếu để thi đọc diễn cảm theo yêu cầu đã ghi trong phiếu.

Học sinh đọc xong giáo viên nhận xét, đánh giá và cho điểm theo thang điểm A, B, C.

Giáo viên lựa chọn thời gian để gọi số học sinh tham gia “hái hoa” cho phù hợp kết quả xếp loại của từng bạn được ghi trên bảng. Sau đó, giáo viên và học sinh nhận xét, bình chọn học sinh đọc tốt nhất và tuyên dương, có thể trao quà (nếu có).

Giáo viên củng cố trò chơi.

Sử dụng trò chơi khi rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm là một hình thức sáng tạo, nhanh nhẹn. Đồng thời, góp phần vào việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, rèn luyện thể chất tư thế tác phong giúp các em phát triển toàn diện. Tuỳ từng bài học giáo viên có thể vận dụng linh hoạt trò chơi một cách hợp lí, không nên lạm dụng trò chơi quá nhiều sẽ dẫn đến phản tác dụng, học sinh bị phân tán tư tưởng, chỉ chú ý đến chơi mà không tập trung vào học tập. Nếu biết kết hợp hài hoà giữa học và chơi tức là giáo viên đã tạo được hứng thú học tập cho học sinh, đảm bảo hiệu quả học tập cao mà giờ học lại sinh động.

Tiểu kết

Trong chương này chúng tôi đã đề ra một số biện pháp để rèn luyện kỹ năng đọc đúng và đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4 trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La: Hướng dẫn học sinh cách xác định và thể hiện giọng đọc cho phù hợp với văn bản; rèn luyện kỹ năng thể hiện ngữ điệu khi đọc; sử dụng đồ dùng trực quan để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 4. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong các biện pháp trên không có biện pháp nào là tối ưu cả, muốn đạt được hiệu quả cao trong việc rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm giáo viên không nên sử dụng duy nhất một biện pháp mà phải kết hợp nhiều biện pháp để cho học sinh có được những kỹ năng đọc diễn cảm.

CHƢƠNG 3: THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm dạy học là phương pháp thu nhận thông tin về sự thay đổi trong nhận thức và hành vi của đối tượng giáo dục. Đây là một phương pháp đặc biệt cho phép tác động lên đối tượng nghiên cứu một cách chủ động, là sự tác động có ý thức vào quá trình diễn biến tự nhiên để quá trình ấy diễn ra theo mục đích của người nghiên cứu.

Với ý nghĩa như trên, chúng tôi tiến hành thực nghiệm và áp dụng các biện pháp mà đề tài đề xuất nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đó. Nếu những giờ day thực nghiệm thu được thành công nhất định thì có nghĩa những biện pháp đưa ra có tác dụng tốt và có tính khả thi.

3.2. Đối tƣợng, thời gian và địa bàn thực nghiệm

3.2.1. Đối tượng thực nghiệm

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm trên 30 học sinh lớp 4 thuộc lớp 4A2 (lớp thực nghiệm) và 30 học sinh lớp 4A3 (lớp đối chứng) trường Tiểu học Chiềng Sinh - thành phố Sơn La - tỉnh Sơn La.

3.2.2. Thời gian và địa bàn thực nghiệm

Thời gian thực nghiệm các bài giảng thực nghiệm được tiến hành trong học kỳ 2 năm học 2013 - 2014.

Địa bàn thực nghiệm: trường Tiểu học Chiềng Sinh - Sơn La.

3.3. Nội dung, phƣơng pháp thực nghiệm

Chúng tôi chọn bài: Đường đi Sa Pa (SGK Tiếng Việt 4, tập 2) trong chương trình sách giáo khoa lớp 4 để dạy thực nghiệm.

Bài: Đường đi Sa Pa (Tập đọc - Tiếng Việt 4)

- Lớp thực nghiệm chúng tôi chọn lớp 4A2, lớp đối chứng là lớp 4A3. Hai lớp này có các điều kiện tương đối giống nhau về sĩ số, chất lượng,… để kết quả

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA (Trang 46)