Rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA (Trang 36)

9. Cấu trúc khóa luận

2.1.Rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh

Để rèn luyện kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh thì trước hết phải rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh về phụ âm đầu, phần vần, thanh điệu,…

Từ những yêu cầu trên chúng tôi đưa ra một số bước để rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh như sau:

Bước 1: Giáo viên phải đọc mẫu toàn bài, muốn học sinh đọc tốt trước hết giáo viên phải chuẩn bị giọng đọc của mình. Bởi giáo viên Tiểu học là những người đặt nền móng trang bị cho học sinh ý thức về chuẩn ngôn ngữ và chuẩn văn hoá về lời nói. Vì vậy, giáo viên cần có ý thức quan tâm đến cách phát âm của mình. Giáo viên nên ghi âm lại giọng đọc của mình điều này sẽ giúp giáo viên phát hiện ra những chỗ đọc chưa đúng, chưa chuẩn của mình để giáo viên tự chỉnh sửa lại. Khi giáo viên đọc mẫu cần phải làm chủ âm thanh, giọng đọc tức là đọc đủ lớn đồng thời làm chủ ngữ điệu, tiết tấu giọng đọc, cường độ, cao độ, tốc độ. Khi đọc mẫu cho học sinh, giáo viên đọc toàn bài nhằm giới thiệu, gây cảm xúc, tạo hứng thú và tâm thế học tập cho học sinh. Việc đọc mẫu của giáo viên trong giờ dạy Tập đọc ở lớp 4 thường được tiến hành ở cuối phần luyện đọc để học sinh rút ra được cách đọc của bài. Có thể đọc câu, đọc đoạn để hướng dẫn học sinh, gợi ý hoặc tạo tình huống để các em nhận xét, giải thích, tìm ra cách đọc,…

Bước 2: Giáo viên có thể đọc mẫu từ, cụm từ để sữa chữa lỗi phát âm sai và rèn luyện cách đọc đúng, góp phần nâng cao ý thức viết đúng cho học sinh.

Bước 3: Giáo viên xác định cho học sinh những từ nào mà các em thấy khó đọc, khó phát âm, sau đó giáo viên đọc mẫu giúp học sinh định hướng được cách đọc.

- Để giúp học sinh luyện đọc đúng, giáo viên phải dự tính các lỗi học sinh dễ mắc phải trong khi đọc, chú ý nghe học sinh đọc để nhận xét, gợi ý, hướng dẫn về cách phát âm, ngắt nghỉ hơi hay về tốc độ sao cho phù hợp.

- Giáo viên cần hướng dẫn học sinh làm chủ tốc độ đọc bằng cách đọc mẫu để học sinh đọc theo tốc độ đã định. Đơn vị để đọc nhanh là cụm từ, câu, đoạn, bài. Giáo viên đo tốc độ bằng cách giữ nhịp đọc. Ngoài ra còn có biện pháp đọc nối tiếp trên lớp, đọc nhẩm có sự kiểm tra của giáo viên, của bạn để điều chỉnh tốc độ đọc. Giáo viên đo tốc độ bằng cách chọn sẵn bài và dự tính sẽ đọc trong bài bao nhiêu phút, từ đó sẽ hướng dẫn học sinh cách đọc.

- Giáo viên cần giới thiệu bài một cách hấp dẫn sẽ giúp học sinh có nhiều hứng thú hơn trong giờ Tập đọc vì các em rất tò mò, ham tìm hiểu. Từ đó học sinh sẽ hứng thú hơn với bài đọc để rèn kỹ năng đọc đúng cho các em.

- Giáo viên hướng dẫn cho học sinh phát hiện, phân biệt để đọc đúng các phụ âm đầu hay đọc lẫn như: l/n, l/đ,…

- Hướng dẫn học sinh đọc đúng dấu thanh. Học sinh tiểu học vẫn còn có em chưa phát âm đúng, đọc đúng dấu thanh do nhiều yếu tố mang lại, trong đó có yếu tố do đặc điểm khu vực vùng miền mà các em sinh sống. Chính vì vậy, giáo viên cần rèn cho các em đọc đúng dấu thanh trong các bài tập đọc.

- Giáo viên quan sát, hướng dẫn học sinh luyện đọc. Đây là một việc quan trọng vì khi nghe học sinh đọc thì sẽ có thể dễ dàng nhận ra khả năng đọc của từng em. Nếu học sinh đọc sai giáo viên cần sửa ngay cho các em, đặc biệt khi luyện đọc tiếng, tư khó để giúp học sinh phát âm đúng, sữa chữa lỗi phát âm cho các em.

Bước 4: Hướng dẫn học sinh đọc hiểu. Thông qua việc đọc giáo viên giúp học sinh hiểu được nội dung, tư tưởng, chủ đề đơn giản của bài. Nhận biết được đề tài, chủ đề đơn giản của bài. Nắm được dàn ý sơ lược, tóm tắt được nội dung chính của bài, của đoạn, phát hiện được giá trị của tác phẩm trong việc biểu đạt nội dung, hiểu được ý nghĩa của bài. Hình thành kỹ năng đọc lướt nắm ý chính hoặc lựa chọn thông tin. Vì vậy, khi rèn luyện kỹ năng đọc đúng cho học sinh cần chú ý rèn kỹ năng đọc hiểu.

Đối với học sinh trường Tiểu học Chiềng Sinh do đặc điểm gia đình các em đến từ những bản làng khác nhau nên cách phát âm của các em cũng khác nhau, nhiều em phát âm chưa đúng. Lỗi phát âm của các em chủ yếu là lẫn lộn l/n, l/đ, b/v đây là những lỗi phát âm phổ biến cần sữa chữa triệt để nên khi hướng dẫn học sinh đọc giáo viên cần phải chỉ rõ cách phát âm.

Bước 5: Hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn, bài. Hình thức này giúp học sinh đọc đúng câu trong đoạn, biết ngắt nghỉ hợp lí, tập ngắt nghỉ ở các đoạn văn, khổ thơ nhằm giúp học sinh đọc lưu loát, rõ ràng, rành mạch cả bài tiến tới đọc diễn cảm.

Khi hướng dẫn học sinh đọc thơ cần chú ý đến nhịp điệu của câu thơ theo từng thể thơ.

+) Với thể thơ lục bát: câu sáu chữ có thể ngắt 2/2/2 hoặc 2/4, 4/2, 3/3; câu tám chữ có thể ngắt nhịp 2/2/2/2 hoặc 2/6, 4/4, 3/5, 5/3.

Ví dụ:

Tôi yêu/ truyện cổ/ nước tôi Vừa nhân hậu/ lại tuyệt vời sâu xa Thương người/ rồi mới/ thương ta Yêu nhau dù mấy/ cách xa cũng tìm.

(Bài: Truyện cổ nước mình - lớp 4 - tập 1)

+) Với thể thơ năm chữ thường ngắt nhịp 2/3, 3/2 hoặc đọc liền cả năm tiếng ở mỗi dòng thơ.

Ví dụ:

Mẹ ơi,/ con sẽ phi

Qua bao nhiêu/ ngọn gió Gió xanh/ miền trung du Gió hồng/ miền đất đỏ Gió đen hút/ đại ngàn Mấp mô trên/ núi đá Con mang về/ cho mẹ Ngọn gió/ của trăm miền.

+) Thể thơ bảy chữ thường ngắt nhịp 4/3 hoặc 3/4. Ví dụ:

Mặt trời xuống biển/ như hòn lửa Sóng đã cài then,/ đêm sập cửa Đoàn thuyền đánh cá/ lại ra khơi Câu hát căng buồm/ cùng gió khơi.

(Bài: Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận - lớp 4 - tập 2) +) Đối với thơ tự do không có cách ngắt nhịp cố định, thì căn cứ vào nội dung của câu, đoạn, bài để ngắt nhịp hoặc dựa vào dấu câu.

Khi hướng dẫn học sinh luyện đọc đoạn văn xuôi chú ý đến đặc điểm của từng thể loại, có giọng đọc thích hợp. Chẳng hạn, văn kể chuyện thường đọc với giọng chậm rãi, nhẹ nhàng, văn bản hành chính, nhật dụng cần đọc rõ ràng, dứt khoát,…

Để hướng dẫn học sinh đọc đúng, có hiệu quả giáo viên cũng nên gợi ý khuyến khích học sinh trong lớp trao đổi, nhận xét về ưu điểm, nhược điểm, chỗ nào cần cố gắng, chỗ nào bạn đọc tốt để rút ra kinh nghiệm đọc tốt hơn.

Trong quá trình hướng dẫn luyện đọc giáo viên cần vận dụng linh hoạt các biện pháp, tổ chức linh hoạt để tạo ra được hứng thú tích cực tham gia luyện đọc của học sinh. Đồng thời, coi trọng thực hành luyện đọc, tạo điều kiện để mọi học sinh đều được tham gia vào quá trình luyện đọc của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Một phần của tài liệu KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG TIỂU HỌC CHIỀNG SINH THÀNH PHỐ SƠN LA TỈNH SƠN LA (Trang 36)