Dịch vụ NetTV trên FTTH là dịch vụ IPTV của Viettel được triển khai trên hạ tầng cáp quang nên có những ưu điểm sau:
• Băng thông cung cấp lớn nên có thể cung cấp cho các KH có nhu cầu sử dụng nhiều TV (>2 TV).
• Sử dụng công nghệ cáp quang nên không bị hạn chế cũng như bị ảnh hưởng về khoảng cách cáp (về mặt kỹ thuật).
• Chất lượng tốt hơn trên ADSL do không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết.
3.4.3.1. Mô hình đấu nối
Hiện nay việc triển khai NetTV trên hạ tầng FTTH có thể triển khai trên hai mô hình:
• Mô hình 1: Broadband router FTTH đấu trực tiếp với Site router
• Mô hình 2: Broadband router FTTH đấu switch L2, switch L2 đấu với Site router.
Chú ý: ngoài hai mô hình nói trên các mô hình đấu nối khác như Broadband router đấu nối với DSLAM, Broadband router đấu nối với switch L2 và switch L2 đấu nối với DSLAM hoặc triển khai qua SDH đều không thể triển khai được NetTV.
Mô hình Broadband router FTTH đấu trực tiếp Site router:
Hình 3.2: Mô hình Broadband router FTTH đấu trực tiếp Site router
với Site router:
Hình 3.3: Broadband router FTTH đấu switch L2, switch L2 đấu với Site router.
3.4.3.2. Các quy định về VLAN và thiết bị hỗ trợ NetTV trên FTTH
Quy định VLAN cho FTTH
Bảng 3.3: Quy định VLAN cho FTTH
STT VLAN Mô hình
1 VLAN Internet: 35 Mô hình 1: Broadband router
FTTH đấu trực tiếp Site router VLAN NetTV:36
2
VLAN Internet: theo quy định của
VTNet Mô hình 2: Broadband router FTTH đấu trực tiếp qua Swich L2 và Swich L2 đấu nối
VLAN Internet: theo quy định của VTNet
Danh sách thiết bị mạng Access hỗ trợ NetTV
Bảng 3.4: Danh sách thiết bị mạng Access
STT Tên thiết bị hỗ trợ NetTV của
Viettel Ghi chú
1 Site router Huawei S5328 2 Site router ZTE ZXR10 5928 3 Switch L2 Maipu S3400 4 Switch L2 Zyxel ES-3124 5 Switch L2 Raisecom IS 2828F 6 Switch L2 Huawei S2309
Danh sách thiết bị đầu cuối (Broadband Router) hỗ trợ NetTV
STT Thiết bị hỗ trợ Ghi chú
1 TPLink 741nd
Broadband router TPLink không hỗ trợ Block IP nên không triển khai đối với các khách hàng có nhu cầu sử dụng đồng thời NetTV và Block IP
3.4.3.3 Đấu nối thiết bị
•Broadband router kết nối với STB qua cáp mạng LAN.
•STB đấu nối với TV của khách hàng thông qua cáp AV, component hoặc cáp HDMI
Cấu hình Broadband router FTTH TPLink 741nd:
Trường hợp 1: Broadband router TPLink 741nd đấu trực tiếp với Site router.
Các bước cấu hình:
−Bước 1: kiểm tra firmware, nâng cấp firmware đối với những firmware cũ chưa hỗ trợ NetTV
−Bước 2: cấu hình kết nối Internet
−Bước 3: lưu cấu hình và khởi động lại router.
Chi tiết cấu hình:
−Bước 1:
Kết nối tới giao diện cấu hình broadband router thông qua địa chỉ mặc định 192.168.1.1 User name: admin, Password: admin.
Hình 3.4: Đăng nhập
Chọn mục Status để kiểm tra phiên bản Firmware của router, nếu mục Firmware Version là 3.12.7. Build110905 Rel22861n thì router đã hỗ trợ NetTV -> chuyển sang bước tiếp theo. Nếu không đúng thì tiến hành nâng cấp firmware
Hình 3.5:Kiểm tra phiên bản Firmware
Sau khi ấn Upgrade thì quá trình nâng cấp bắt đầu, sau khi hoàn thành nâng cấp router sẽ tự khởi động lại.
Hình 3.6: Nâng cấp Firmware
−Bước 2: Cấu hình kết nối Internet Sau khi nâng cấp firmware, mặc định cổng 1,2 của router được sử dụng cho kết nối Internet, cổng 3,4 dùng cho NetTV, ta cũng có thể thêm/bớt các cổng sử dụng cho Internet/NetTV bằng cách chọn Internet hoặc IPTV tương ứng tại các cổng LAN2, 3, 4. Các VLAN tương ứng sử dụng cho Internet là 35
và NetTV là 36 đã được cấu hình sẵn nên ta không cần cấu hình VLAN. Mục Internet VLAN ID Pri và IPTV VLAN Pri là mục để cấu hình độ ưu tiên cho dịch vụ Internet và NetTV, mục này cũng giữ nguyên không cần cấu hình.
Hình 3.7: Cấu hình Internet
Vào mục WAN chọn WAN Connection Type là PPPoE/Russia PPPoE, nhập tài khoản/mật khẩu của khách hàng vào mục Username/Password/Confirm Password và chọn Save để lưu cấu hình.
−Bước 3: chọn System Tools/Reboot để lưu cấu hình và khởi động lại router. Tiếp đó tiến hành kiểm tra dịch vụ.
Hình 3.9:Khởi động lại
Trường hợp 2: Broadband router TPLink 741nd đấu với Switch L2, switch L2 đấu với Site router
Các bước cấu hình:
−Bước 1: kiểm tra firmware, nâng cấp firmware đối với những firmware cũ chưa hỗ trợ NetTV.
−Bước 2: cấu hình kết nối Internet và NetTV
−Bước 3: lưu cấu hình và khởi động lại router.
Chi tiết cấu hình:
•Bước 1: tương tự như bước 1 ở trường hợp 1.
•Bước 2: cấu hình kết nối Internet và NetTV
Cấu hình VLAN Internet/NetTV: Chọn Network/VLAN và nhập thông số VLAN đó vào mục Internet VLAN ID và IPTV VLAN ID, ví dụ trong trường hợp này VLAN Internet là 88 và VLAN NetTV là 100, sau đó chọn Save để lưu cấu hình.
Hình 3.10: Cấu hình VLAN Internet/NetTV
Cấu hình tài khoản Internet: Vào mục WAN chọn WAN Connection Type là PPPoE/Russia PPPoE, nhập tài khoản/mật khẩu của khách hàng vào mục Username/Password/Confirm Password và chọn Save để lưu cấu hình.
•Bước 3: chọn System Tools/Reboot để lưu cấu hình và khởi động lại router. Tiếp đó tiến hành kiểm tra dịch vụ
Hình 3.12: Khởi động lại
Cấu hình STB:
Loại ZTE:
•Khi bật nguồn STB, màn hình hiển thị như hình dưới
Hình 3.13: Đăng nhập
Màn hình Configuration hiện ra chọn Basic và nhấn OK trên điều khiển để tiếp tục
Hình 3.14: Chọn Basic
Trong mục Network Connection, chọn LAN Cable và nhấn Next.
Hình 3.15: Chọn loại kết nối
Trong mục Connection, chọn LAN
Trong phần Service, cấu hình thông tin về server và account của KH
Hình 3.17: Cấu hình server và account
Nhấn OK, tiếp đó nhấn Reboot để hoàn thành
Hình 3.18 Khởi động lại
Loại Huawei:
•Sau khi bật STB, màn hình trên TV hiển thị như hình dưới
Hình 3.19: Đăng nhập
Nhập thông tin username và password (account IPTV của KH)
Sử dụng phím (phím dưới cùng, góc bên phải điều khiển) để hiển thị bàn phím ảo sử dụng để nhập các kí tự username và password của KH.
Hình 3.20: Nhập password
Các thông tin về MainAuth.Server và Update Server IPTV đã được bult-in trong cấu hình mặc định của STB.