Mô hình triển khai của NetTV

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ IPTV và mô hình triển khai tới thuê bao (Trang 62)

Trong chương này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu mô hình triển khai dịch vụ NetTV của Viettel. Viettel là nhà mạng triển khai dịch vụ IPTV khá muộn, với 2 tháng thử nghiệm triển khai trong nội bộ và chính thức triển khai vào tháng 7/2011. Tuy nhiên NetTV đang phát triển rất mạnh về chất lượng cũng như số lượng thuê bao. Bước đầu dịch vụ chỉ được triển khai trên mạng ADSL và hiện tại đã triển khai trên cả mạng FTTH.

Hình 3.1: Mô hình triển khai NetTV

• M-Router ZXR10-8905: Đóng vai trò như một multicast router cục bộ (Mrouter). Mrouter này có vai trò tiếp nhận các Membership Report/ Joint Group từ Set-top-box (STB) và định tuyến lưu lượng multicast từ nguồn đi tới đích.

• BRAS (Broadband Remote Access Server): là thiết bị nối với nhiều điểm DSLAM cao, xác thực account và password của các thuê bao. Tại các khu vực tập trung thuê bao mật độ cao, các DSLAM rất dễ quá tải năng lực xử lý và tắc nghẽn tại cổng kết nối giữa DSLAM tới hệ thống BRAS. Có thể cổng kết nối từ DSLAM tới điểm POP của nhà cung cấp dịch vụ thì lớn (tốc độ Gigabit, STM-1 155 Mbps), nhưng

khi chia sẻ cho hàng trăm thuê bao tại khu vực mật độ cao (nút từ DSLAM tới các thuê bao) thì băng thong sẽ bị chia sẻ và giảm thiểu chẳng hơn gì Dial up.

• CoreSw, AGGSw: Có chức năng IGMP snooping (hoặc proxy). Tính năng này giúp các thiết bị trên điều khiển và kiểm soát lưu lượng multicast từ Mrouter xuống tới STB đi đúng port có yêu cầu.

• DSLAM (Digital Subscriber Line Access Multiplexer) :Bộ ghép kênh truy nhập đường dây thuê bao số tập trung, là một bộ ghép kênh có nhiệm vụ đảm bảo các dịch vụ DSL trên đôi dây đồng điện thoại. Được đặt ở phía tổng đài, là điểm cuối của kết nối ADSL. Mỗi DSLAM có thể có từ 24,36,48 đến 96 cổng, tương ứng với số thuê bao mà nó có thể đảm nhiệm. DSLAM tập hợp tín hiệu số đến từ nhiều cổng lại thành một tín hiệu nhờ vào kĩ thuật ghép kênh, sau đó thông tin sẽ được vận chuyển trên nền IP hoăc ATM đến nhà cung cấp dịch vụ tương ứng.

• Set-top-box (STB): có chức năng giải mã nén tín hiệu chuyển đổi thành tín hiệu hình ảnh, âm thanh có thể kết nối được với TV thông thường. Nối tiếp vào mạng băng tần rộng, thu phát và xử lý số liệu IP và luồng video. Tiến hành giải mã luồng video MPEG-2, MPEG-4, WMV, Real…đảm bảo video VOD hiển thị lên màn hình TV các số liệu… Phối hợp với bàn phím đảm bảo HTML truyền trên mạng, tiến hành gửi nhận email. Hôp STB đảm nhiệm các nhiệm vụ trên chủ yếu dựa vào bộ vi xử lý.

• Modem (modulate and demodulate): là một thiết bị điều chế sóng tín hiệu tương tự nhau để mã hóa dữ liệu số, và giải điều chế tín hiệu mang để giải mã tín hiệu số. Hiện nay, Viettel đang sử dụng 2 loại modem TPLink TD-8840T (không có wifi) và TPLink TD-W8901G (có wifi).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu dịch vụ IPTV và mô hình triển khai tới thuê bao (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w