Mạng quang tích cực AON (Active optical network) sử dụng các thành phần điện giữa trung tâm dữ liệu IPTV và đầu cuối người dùng. Trong thực tế, cấu trúc mạng AON sử dụng các chuyển mạch Ethernet đặt tại vị trí giữa trung tâm dữ liệu IPTV và điểm kết cuối của mạng cáp quang.
Giữa các công nghệ lựa chọn cho FTTH thì Ethernet là một lựa chọn ưa thích hơn cả, do kiến trúc Ethernet là rất phổ biến và do vậy chi phí rẻ hơn. Dự án Ethernet FTTH đầu tiên được triển khai ở châu Âu dựa trên các kiến trúc mà các switch được đặt ở các tầng hầm của các tòa nhà mà được liên kết với nhau bởi Giga Ethernet trong kiến trúc ring. Kiến trúc này cung cấp một sự phục hồi lại rất hiệu quả khi có sự cố về cáp, và việc triển khai sẽ tiết kiệm được giá thành, nhưng một nhược điểm của nó là băng thông bị hạn chế là 1Gb là tương đối nhỏ cho việc phát triển các dịch vụ sau này, do đó tạo nên một thách thức cho việc mở rộng mạng.
Kiến trúc của một mạng E-FTTH cung cấp các sợi chuyên dụng (đặc trưng là đơn mode, các sợi đơn với truyền dẫn Ethernet 100Bx và 1000Bx) từ mọi điểm cuối (Endpoint) tới POP (point of presence), nơi mà được kết thúc trên một Switch. Các điểm cuối ở đây có thể là một hộ gia đình, một phòng ban, hoặc là một trung cư nơi mà có một switch đặt dưới tầng hầm và được chia tới các căn hộ bởi một công nghệ truyền dẫn thích hợp.
Hình 2.2: Kiến trúc đặc trưng của một mạng E-FTTH
Số lượng các POP là tùy thuộc vào số lượng người dùng ở từng vùng. Hình 2.2 là mô hình tham chiếu cho kiến trúc E-FTTH, hình này mô tả một cách rõ nét hơn kiến trúc E-FTTH.
Hình 2.3 chỉ ra một cấu trúc khối phân phối quang của một mạng E-FTTH bao gồm tất cả các thiết bị, các điểm tham chiếu, các loại cáp để kết nối từ nhà thuê bao tới một mạng hội tụ.Thiết bị đầu cuối mạng quang Ethernet EONT (Ethernet Optical Network Terminal) được đặt riêng rẽ trong nhà khác hàng hoặc có thể được đặt trong một phòng thiết bị điện thoại (Telephone Equipment Closet) của một số nhà liên kết với nhau hoặc trong một công ty. EONT sử dụng các chuẩn công nghệ Ethernet để kết nối các mạng nội bộ thuê bao và các chuẩn 100BASE BX để kết nối tới ODN (Optical Distribution Network).
Hình 2.3: Mô tả khối phân phối quang E-FTTH
Một cáp thuê bao (Drop Cable) kết nối EONT tới điểm phân phối đầu cuối (Distribution Terminal), điểm này có một số tài liệu gọi là điểm truy nhập mạng NAP (Network Access Point) đây là điểm kết cuối của các đoạn cáp quang phối
(Distribution Cable). Trên thực tế triển khai, điểm truy nhập mạng thường là các tập điểm quang. Có hai kiểu của NAP được dùng đó là : Các điểm phân phối đầu cuối thuộc dòng đơn, thường cung cấp kết nối cho khoảng 4 gia đình. Kiểu thứ hai là NAP đa khối, cung cấp kết nối cho khoảng 24 gia đình hoặc 24 công ty.
Loại cáp thứ 2 là cáp quang phối (Distribution Cable) cung cấp kết nối giữa NAP và giao diện vùng quang FSAI ( Fiber Serving Area Interface) hay còn được gọi là các điểm phân phối sợi quang DP (Distribution Point). Các DP là một khung phân phối sợi có nhiệm vụ kết nối lưu lượng trong các cáp quang phối ra cáp quang gốc (Feeder Cable). Trên thực tế triển khai DP thường là măng xông quang hoặc các tủ cáp quang phối, nhưng ưu tiên dùng măng xông quang.
Loại cáp thứ 3 là cáp gốc (Feeder Cable) cung cấp kết nối từ FSAI tới khung phân phối quang (thường là các OLT) được đặt tại CO (Central Office) của nhà cung cấp dịch vụ. Khung phân phối quang này có nhiệm vụ kết nối cáp gốc tới các cổng 100BASE-BX trên các Ethernet Switch. Các port 100BASE này cung cấp tốc độ lên tới 100Mbps song công cho mỗi sợi kết nối tới EONT. Và tốc độ này có thể được cải thiện hơn nữa khi lắp thêm các card Giga Ethernet 1000BASE-BX, với các card này tốc độ cung cấp cho mỗi sợi đến tới một thuê bao bất kỳ là 1Gbps. Việc sử dụng các port 100BASE-BX này sẽ tiết kiệm được cáp bởi vì nó hỗ trợ truyền dẫn song công (Full duplex) trên mỗi sợi. Một ưu điểm nữa là nó cung cấp các dịch vụ mềm dẻo hơn, vì tốc độ trong khoảng từ 1Mbps đến 100Mbps được cung cấp cho bất kỳ người dùng sử dụng phần mềm quản lý mà không cần thay đổi cấu hình ở CO. Khả năng băng thông của Ethernet Switch có thể đạt tới 40Gbps bằng cách thêm các kết nối 10GE giữa Switch và Router tập hợp (Aggregation Router). Router tập hợp có nhiệm vụ kết nối lưu lượng từ ODN tới mạng core. Router này có thể dùng phương pháp định tuyến MPLS.
Các giải pháp triển khai FTTH ở Việt Nam dùng công nghệ E-FTTH Phương án 1: Triển khai dựa trên nền tảng sẵn có IP DSLAM
Phương án này là triển khai mạng FTTH dựa trên hệ thống thiết bị IPDSLAM của Huawei sẵn có trên mạng lưới với hơn 2000 điểm trạm trên toàn quốc. Mỗi 1 ngăn IP DSLAM cho phép cắm thêm 1 card ETHA với 8 cổng quang FE/GE. Các cổng này sẽ kết nối tới các Switch quang để cung cấp dịch vụ FTTH cho khách hàng. Tại đầu cuối khách hàng có thể sử dụng Media Converter để kết nối với mạng LAN thông thường.
Hình 2.4 : Triển khai dựa trên nền tảng sẵn có IP DSLAM
Ưu điểm: Sẵn sàng triển khai ngay, rộng khắp trên toàn quốc, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản.
Nhược điểm: Dung lượng phục vụ cho mỗi điểm trạm hạn chế, tùy thuộc vào số module DSLAM đang có của Huawei.
Phương án 2: Dùng các sản phẩm Switch L2/L3 quang
Kết nối trực tiếp Switch L3 vào mạng MAN tại trung tâm, sau đó kéo dài mạng tông qua các Switch L2 để cung cấp FTTH hoặc giao diện điện FE cho khách hàng. Sản phẩm Switch S3352P-EI-24S có khả năng cung cấp 28 giao tiếp quang và 24 giao tiếp Ethernet.
Hình 2.5: Dùng các sản phẩm Switch L2/L3 quang
Ưu điểm: Sẵn sàng triển khai ngay, chi phí đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản.
Nhược điểm: Dung lượng phục vụ cho mỗi điểm trạm hạn chế, rất phụ thuộc sự sẵn sàng của mạng MAN.