Nâng cao hiệu quả đánh giá của các Trung tâm cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 61)

- Năm 2007: Áp dụng và cấp mới/tái cấp giấy chứng nhận cho 36 đơn vị Năm 2008: Áp dụng và cấp mới/tái cấp giấy chứng nhận cho 30 đơn vị

3.3.1Nâng cao hiệu quả đánh giá của các Trung tâm cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO

c. Biểuđồ kiểm soát.

3.3.1Nâng cao hiệu quả đánh giá của các Trung tâm cấp chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng ISO

Ở nước ta hiện nay, một trong những trở ngại của việc xây dựng hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng ISO tại doanh nghiệp đó là việc đăng ký chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 tại doanh nghiệp có vẻ như là một thủ tục theo đuổi để có được một giấy chứng nhận về chất lượng hơn là theo đuổi hệ thống quản lý chất lượng. Một số kết quả thống kế của công ty APAVE Đông Nam Á cho thấy hiệu quả của nhiều tổ chức sau khi thực hiện quản lý chất lượng ISO 9001 không được cải thiện, hoặc có cải thiện nhưng không tương xứng với chi phí bỏ ra.

Ngoài ra, việc đánh giá chứng nhận còn bị phụ thuộc quá nhiều vào chuyên gia đánh giá trong khi những chuyên gia đánh giá này không am hiểu hết điều kiện thực tế của tổ chức đăng ký. Do vậy các chuyên gia này chủ yếu chỉ đánh giá trên hồ sơ tài liệu về hệ thống quản lý tại doanh nghiệp là chính mà ít chú trọng đánh giá thực trạng tại doanh nghiệp. Điều đó làm cho việc đánh giá việc xây dựng hệ thống cũng như duy trì hệ thống của doanh nghiệp gặp nhiều trở ngại và nhất là các chuyên gia đánh giá gặp khó khăn khi đưa ra những giải pháp cải tiến cho hệ thống của doanh nghiệp.

Xuất phát từ những lí do trên, nâng cao hiệu quả đánh giá của các Tổ chức cấp chứng chỉ ISO là một trong những giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO tại các doanh nghiệp Việt Nam.

Các giải pháp đối với Tổ chức cấp chứng chỉ đó là:

- Tuyển dụng các chuyên gia am hiểu trong từng ngành, lĩnh vực mà Tổ chức có dịch vụ đánh giá hoặc tiến hành đào tạo định kỳ nâng cao nghiệp vụ

đánh giá của các chuyên gia cũng như các kiến thức trong các lĩnh vực đánh giá. - Định kỳ tổ chức các buổi hội thảo gặp mặt khách hàng để nghe những ý kiến phản hồi của khách hàng, qua đó hiểu thêm về tình hình từng doanh nghiệp áp dụng hệ thống quản lý ISO 9001.

- Tổ chức các diễn đàn trên mạng nhằm chia sẽ những kiến thức trong các lĩnh vực đánh giá.

3.3.2 Tăng cường sự động viên khuyến khích của Nhà nước đối với các đơn vị áp dụng nghiêm túc và hiệu quả hệ thống quản lý chất

Một phần của tài liệu Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001 tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Thực trạng và giải pháp (Trang 61)