IV. MỘT SỐ KHẨU HIỆU TUYÊN TRUYỀN VỀ VĂN HOÁ GIAO THÔNG
7. Nhiệm vụ của người dân trong xây dựng xã nông thôn mớ
Người dân nông thôn được xác định là chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, sự tự giác, tích cực tham gia của người dân là nhân tố quyết định sự thành công của chương trình. Mọi người đều có thể tham gia xây dựng nông thôn mới, các cháu bé học hành chăm ngoan, khoẻ mạnh, các cụ già vận động con, cháu thực hiện tốt nếp sống văn hoá ở cơ sở, chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước là đã tham gia xây dựng nông thôn mới.
Nhiệm vụ của người dân nông thôn thể hiện ở các nội dung sau:
- Tuân thủ quy hoạch đã được phê duyệt trong xây dựng các công trình của hộ gia đình cũng như trong phát triển sản xuất.
- Tham gia cùng với Nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp trong việc xây dựng, bảo vệ các công trình giao thông của xã, ấp.
- Tham gia tổng vệ sinh theo phát động của chính quyền, đoàn thể; sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, thu gom rác thải sinh hoạt theo quy định; chăm sóc sức khoẻ y tế ban đầu, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng. Các cơ sở sản xuất kinh doanh phải tuân thủ các quy định về môi trường. Sử dụng điện an toàn, tham gia bảo vệ hành lang an toàn lưới điện, không tự ý câu nối điện bên ngoài đồng hồ …
- Đưa trẻ đến trường học mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học, cùng với nhà trường và xã hội trong việc giáo dục con em.
- Tham gia các hoạt động văn hoá, thể thao, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
- Xây dựng nhà ở có diện tích, kết cấu, bố trí các công trình phục vụ nhu cầu tối thiểu như bếp, nhà vệ sinh,… đạt các quy định về nhà ở của Bộ Xây dựng và đúng quy hoạch dân cư nông thôn.
- Tham gia các lớp đào tạo nghề để tiếp thu và áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, liên kết sản xuất nhằm nâng cao thu nhập cho chính mình. - Tham gia cùng chính quyền địa phương trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.