- Hiệu trưởng phải luôn nêu cao trách nhiệm trong quản lý, lãnh đạo, điều hành Do v ậy, Hiệu trưởng phải nắm chắc yêu cầu, mục tiêu, nhiệm vụ PCGD để
4. Quá trình triển khai thực hiện
4.1. Công tác điều tra
Năm 2001, Sở GDĐT triển khai hướng dẫn cho các đơn vị tiến hành công tác điều tra đến hộ gia đình đối tượng độ tuổi từ 0 đến 18 tuổi để lập kế hoạch thực hiện.
4.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện
Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở điều tra độ tuổi trên địa bàn.
Các cấp xã, huyện và tỉnh đều phải xây dựng kế hoạch thực hiện từ năm 2001 đến 2008; kế hoạch thực hiện 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2001 đến năm 2005 và giai đoạn 2 từ năm 2005 đến năm 2008.
Hằng năm, định kỳ thường xuyên và đột xuất sở tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác cập nhật số liệu, mở lớp; các cấp huyện, tỉnh đều tổ chức sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện năm sau.
4.3. Tổ chức triển khai, biện pháp thực hiện :
a. Công tác lãnh đạo điều hành:
- Tham mưu thành lập BCĐ của cấp quản lý;
- Xây dựng kế hoạch, tham mưu chính quyền địa phương về kế hoạch phối hợp phân công triển khai thực hiện;
- Tổ chức triển khai thực hiện và hướng dẫn điều hành thực hiện; - Quán triệt chủ trương, tuyên truyền;
- Phối hợp chỉ đạo thực hiện; - Tăng cường xây dựng CSVC;
- Tổ chức phối hợp giữa trường TH + THCS, chuyên trách TH + THCS trong công tác điều tra,cập nhật, thống kê, quản lý HS.
b. Tổ chức công tác chuyên môn PCGD THCS của trường phổ thông: - Phân công GV có năng lực làm chuyên trách;
- Điều tra, cập nhật thống kê số liệu kịp thời hằng năm; - Nâng cao trình độ chuyên môn chuyên trách;
- Nâng cao chất lượng dạy - học, năng lực chuyên môn của GV;
- Tăng cường huy động và duy trì sĩ số, giảm tỷ lệ HS lưu ban, bỏ học; - Thực hiện “ Một hội đồng hai nhiệm vụ”;
- Kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết để điều chỉnh kế hoạch đảm bảo có tính khả thi;
- Tham mưu tăng cường chỉ đạo; báo cáo đề nghị cấp trên kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập.
c. Thực hiện Xã hội hóa GD:
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cộng đồng xã hội về vai trò tầm quan trọng của giáo dục lợi ích của giáo dục để thu hút trách nhiệm của cộng
đồng, của nhân dân mà tập trung là ý thức trách nhiệm của các bậc PHHS để các bậc phụ huynh tự giác đưa con em đến trường và quan tâm đến sự học của con em, có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường chăm lo cho con em học hành tiến bộ.
- Vận động mọi nguồn lực xã hội bao gồm nhân lực, vật lực, tài lực tham gia vào quá trình tổ chức giáo dục;
- Phát huy vai trò Hội khuyến học, các hội, đoàn thể vào các hoạt động PCGD
- Tham mưu đầy đủ kịp thời các mục tiêu nhiệm vụ công tác PCGD với cấp uỷ, chính quyền đểđược sự chỉ đạo hỗ trợ quyết định thực hiện.
XHHGD nhằm huy động nhiều nguồn lực xã hội tham gia vào công tác PCGD là yếu tố quan trọng để thúc đẩy đạt chuẩn PC theo mục tiêu đề ra.
d. Công tác chuyên môn PCGD THCS:
- Coi trọng điều tra thống kê, cập nhật số liệu thường xuyên và theo định kỳ. - Nâng cao chất lượng GD, quản lý chặt chẽ HS về hoàn cảnh, điều kiện học tập, năng lực kết quả học tập để kịp thời hỗ trợ.
- Nêu cao trách nhiệm của CBQLGD, đặc biệt là Hiệu trưởng (là phó ban thường trực cơ sở).
- Tăng cường vai trò của GV chủ nhiệm, GV bộ môn, GV đoàn (đội). - Nâng cao năng lực của GV chuyên trách phổ cập,
- Xác định thực hiện PCGD là nhiệm vụ của hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên nhà trường.
Phổ cập giáo dục THCS thực hiện chủ yếu trong trường phổ thông, tập trung vào 3 nhiệm vụ:
- Huy động học sinh đến trường, phân loại học sinh khó khăn, học sinh yếu kém nhằm giúp đỡ, dìu dắt để vượt qua khó khăn vươn lên học tốt.
- Quan tâm đến tổ chức dạy học đạt chất lượng, hạn chế học sinh yếu kém phải nghỉ bỏ học.
- Sớm phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học để ngăn chặn, nếu phát hiện học sinh bỏ học cần kịp thời phối hợp với Trung tâm GDTX để mở lớp phổ cập vận động học sinh trở lại trường.
* PCGD THCS trong GD phổ thông là chính, là quyết định. Quản lý HS trong GD phổ thông là then chốt , giảm tối đa HS lưu ban, bỏ nghỉ học; mở lớp PC ( BTTHCS) là giải pháp tình thế và chỉ thực hiện trong giai đoạn nhất định (mở lớp BTTHCS vừa tốn kém kinh phí vừa không đảm bảo chất lượng giáo dục, hiệu quả kinh tế thấp). III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC THCS - Đạt chuẩn PCGD TH-CMC năm 1998. - Đạt chuẩn PCGD TH ĐĐT (tháng 8 năm 2005). - Từ năm 2001 thực hiện PCGD THCS trên toàn tỉnh. + Năm 2005: đạt chuẩn 2 thị xã (TX SaĐéc và TX Cao Lãnh) và các thị trấn. + Tháng 12 năm 2007 Đồng Tháp đạt chuẩn Quốc gia PCGD THCS (11/11
đơn vị huyện, thị, thành phố), với tỉ lệ thanh thiếu niên từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp 2 hệ 84,7% (Bộ GD&ĐT kiểm tra công nhận).
- Duy trì đạt chuẩn năm 2008, 2009, 2010 và năm 2011.
+ Năm 2011 duy trì đạt chuẩn với tỉ lệ 84,9% (học sinh từ 15 đến 18 tuổi tốt nghiệp THCS hai hệ).
+ 100% xã, phường, thị trấn; huyện, thị xã, thành phốđều đạt chuẩn. * Tồn tại, hạn chế:
Mặc dù tỉnh duy trì đạt chuẩn PCGD THCS nhưng tỉ lệ học sinh nghỉ bỏ
học hằng năm vẫn còn cao; Năm 2011, số nghỉ bỏ học Cấp 9 tháng 12 tháng KH, chỉ tiêu TH 601 hs = 0,42% 1.066 hs = 0,75% 0,4 THCS 4.809 hs = 5,46% 7.230 hs = 8,08% 2,5 THPT 1.799 hs = 4,31% 4.285 hs = 10,27% 5,5 (Ghi chú: Hiệu quảđào tạo THPT 62%)
Đây là số báo động tỉnh Đồng Tháp sẽ không duy trì được PCGD TH,
THĐĐT và PCGD THCS.
Học sinh nghỉ bỏ học cao chủ yếu là do:
+ Về phía gia đình: Thiếu quan tâm đến việc học hành của con em (cho nghỉ
+ Về phía học sinh: Học sinh học yếu, thiếu ý chí nỗ lực học tập, thiếu ý thức phấn đấu vươn lên.
+ Về phía cộng đồng xã hội, cấp quản lí GD ở cơ sở (trường phổ thông) còn chủ quan, thỏa mãn với kết quả PCGD THCS.
* Khó khăn lớn nhất trong làm PCGD là :
+ Một số cán bộ công chức, cán bộ quản lý trường THCS trách nhiệm chưa cao về thực hiện nhiệm vụ PCGD THCS.
+ Một bộ phận nhân dân nhận thức chưa cao về tầm quan trọng PCGD THCS.
+ Tỷ lệ học sinh bỏ học cao.Ý thức động cơ hoài bão của học sinh không rõ ràng. Do vậy yêu cầu ngành GD nói riêng và cả hệ thống chính trị tỉnh Đồng Tháp nói chung cần phải tập trung thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để củng cố, duy trì phát huy kết quả CMC và PCGD TH, PCGD THCS.
IV. CÔNG TÁC DUY TRÌ ĐAT CHUẨN PCGD THCS VÀ THỰC HIỆN
PCGD THPT NHỮNG NĂM TIẾP THEO