QUẢN LÝ GIÁO DỤC TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2012 - 2015
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao năng lực và phẩm chất của giáo viên và của cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng cao hơn nữa yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể
Đối với giáo viên: Năng lực đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế, chưa thật sự tâm huyết với nghề nghiệp, hiệu quả giảng dạy chưa cao…, không
đáp ứng được yêu cầu công việc sẽ cho chuyển đổi nhiệm vụ hoặc thôi việc.
Đối với cán bộ quản lý giáo dục: Năng lực quản lý giáo dục của cán bộ chưa đáp ứng kịp giai đoạn đổi mới theo hướng phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn mạnh về các đơn vị sự nghiệp sẽ cho thôi giữ chức vụđể bố trí người mới, có năng lực và đảm đương được nhiệm vụ quản lý trong giai đoạn mới.
2. Giải pháp thực hiện
2.1. Công tác tuyên truyền, giáo dục
Tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương, ý nghĩa, mục tiêu kế
hoạch; qua đó giáo dục nâng cao nhận thức cho mọi người về công tác nâng cao năng lực giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao ý thức nhận thức trách nhiệm của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ
của mình là nhân tố quan trọng quyết định đến đổi mới dạy - học và nâng cao chất lượng giáo dục để họ tiếp tục nỗ lực bồi dưỡng, rèn luyện đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn đổi mới qua các kênh thông tin như: triển khai trong hội nghị, học chính trị hè, cổng thông tin điệc tử Sở Giáo dục và Đào tạo, báo, đài,.…
2.2. Bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp
Tăng cường xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện, do vậy đòi hỏi mỗi giáo viên và cán bộ quản lý phải thường xuyên trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, cập nhật tri thức và công nghệ mới đáp
Ngành giáo dục cần đẩy mạnh hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục thường xuyên và định kỳ để
nâng cao năng lực giảng dạy, giáo dục học sinh và quản lý điều hành đổi mới giáo dục thông qua các hoạt động giáo dục đạt hiệu quả.
Tổ chức thực hiện nghiêm túc chuẩn nghề nghiệp giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
2.3. Tăng cường công tác chỉđạo điều hành, quản lý giáo dục
Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng, cặp nhật kiến thức kỹ năng cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Tăng cường chỉ đạo và quản lý chặt chẽ việc thực hiện dạy học hiệu quả, phù hợp khả năng học tập học sinh. Chú ý thực hiện nghiêm túc kiểm định chất lượng; tăng cường thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, công tác thanh tra kiểm tra; sử dụng thiết bị dạy học, thực hiện tốt “dạy thực chất, học thực chất”. Cụ
thể hóa nội dung, tiêu chí thi đua, tổ chức thực hiện nghiêm túc khách quan công bằng tạo đòn bẩy thúc đẩy nâng cao chất lượng dạy và học. Xây dựng quy chế
phối hợp giữa “Nhà trường, gia đình, hội Khuyến học, chính quyền và đoàn thể địa phương” để giáo dục học sinh tại cộng đồng.
Thực hiện tốt chế độ chính sách đối với giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục; công tác quy hoạch, chế độ bổ nhiệm, sử dụng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá; bố trí sắp xếp ở các cấp học phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và năng lực cán bộ giáo viên, có cơ chế thay thế khi không đáp ứng yêu cầu.
Tiếp tục phối hợp với các trường sư phạm để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ
giáo viên các cấp học đủ về số lượng, có chất lượng và gắn với nhu cầu phát triển giáo dục của địa phương.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, chỉ đạo
điều hành quản lý giáo dục. Thực hiện tốt giao quyền tự chủ về quản lý tài chính, về quản lý nhân sự theo hướng phân cấp về cơ sở giáo dục.
2.4. Thực hiện việc rà soát, sắp xếp, bố trí giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
2.4.1. Thực hiện công tác rà soát đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý
Thực hiện nghiêm túc kiểm tra, đánh giá thực trạng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về tình hình tư tưởng đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong các cơ sở giáo dục. Đối với năng lực nghề
nghiệp đánh giá trên cơ sở các căn cứ của các quy định về “Chuẩn nghề nghiệp” của giáo viên và cán bộ quản lý theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo để xác
định mức độ hoàn thành nhiệm vụ, cụ thể theo quy trình như sau:
- Đối với giáo viên: Trách nhiệm của giáo viên và Tổ chuyên môn và Hội
đồng nhà trường phải thực hiện kiểm tra theo các hoạt động chuyên môn: dự giờ, kiểm tra và khảo sát học sinh,… tổng hợp đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp do Bộ
GD-ĐT ban hành và xếp loại chung 1 trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung bình” và “Yếu”.
- Đối với cán bộ quản lý giáo dục (Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông; Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm GDTX):
Các căn cứ để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ gồm: Kết quả kiểm tra, đánh giá từng giáo viên của toàn đơn vị; Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng/ Chuẩn Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm GDTX do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; mức độ hoàn thành các tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục do Bộ
GD&ĐT qui định, mà cơ sở giáo dục thực hiện trong công tác tự đánh giá (đánh giá trong) do Hội đồng tựđánh giá của nhà trường thực hiện.
Thực hiện đánh giá và xếp loại chung vào 1 trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung bình” và “Yếu”.
- Báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá:
Thủ trưởng đơn vị đại diện cho Hội đồng nhà trường báo cáo cụ thể kết quả
kiểm tra, đánh giá các nội dung trên, có xếp loại chung bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp của đơn vịđểđược thẩm định và kiểm tra, đánh giá lại.
- Thẩm định của cơ quản lý nhà nước về giáo dục:
Căn cứ báo cáo của Hội đồng nhà trường, Hội đồng thẩm định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục có trách nhiệm thẩm định báo cáo về kết quả kiểm tra, đánh giá đơn vị; có kế hoạch kiểm tra, đánh giá lại ít nhất 15% các đơn vị trực thuộc và xếp loại vào 1 trong 4 mức: “Tốt”, “Khá”, “Trung bình” và “Yếu”; thẩm
định và đánh giá lại 100% cá nhân và đơn vịđược xếp mức trung bình, yếu.
2.4.2. Sắp xếp, bố trí hoặc cho thôi việc đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục
Trên cơ sở kiểm tra, kết quả đánh giá, các cá nhân, đơn vị có kết quả đánh giá mức trung bình trở xuống để làm cơ sở chuyển đổi nhiệm vụ cán bộ quản lý giáo dục (do đơn vị chưa đạt), chuyển đổi nhiệm vụ giáo viên (do cá nhân giáo viên chưa đạt), được gia hạn thời gian khắc phục. Thời gian này giáo viên và cán bộ quản lý, đòi hỏi phải nỗ lực tự bồi dưỡng:
Sau thời gian khắc phục sẽ được kiểm tra, đánh giá lại, đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý vẫn không chuyển biến, vẫn xếp loại “trung bình trở xuống” không
đáp ứng yêu cầu sẽ chuyển đổi nhiệm vụ, nhiệm vụ được chuyển đổi cụ thể tùy mức độ hạn chế, từ không trực tiếp đứng lớp đến cho thôi việc (giải quyết chế độ
trợ cấp), hoặc không còn làm công tác quản lý đơn vị.
Thực hiện kịp thời chính sách trợ cấp cho thôi việc đúng theo quy định tại Nghị định 46/2010/NĐ-CP ( mỗi năm công tác được trợ cấp ½ tháng lương ).
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Phân công các đơn vị
- Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức triển khai quán triệt thực hiện kế hoạch cho toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong ngành đạt hiệu quả.
- Sở GD-ĐT phối hợp với các Sở, ban ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; xây dựng kế hoạch cụ thể để
thực hiện từng năm học, từng giai đoạn. Theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện, tổ
chức sơ, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện theo năm học, từng giai đoạn báo cáo UBND Tỉnh.
3.2. Thời gian thực hiện - Giai đoạn 1( từ 2012-2014)
+ Tháng 7/2012: Tổ chức triển khai quán triệt.
+ Từ học kỳ I năm học 2012-2013: Tổ chức kiểm tra, đánh giá cho đối tượng là giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục cấp trung học phổ thông; cuối học kỳ II năm học 2012-2013 tiến hành kiểm tra, đánh giá lại các đơn vị xếp loại trung bình trở xuống; đồng thời thực hiện kiểm tra, đánh giá giáo viên và đơn vị các cấp học còn lại.
+ Mỗi học kỳ từ năm học 2013-2014 về sau, tiếp tục thực hiện việc rà soát sắp xếp bố trí hoặc cho thôi việc theo quy trình qui định.
+ Tổ chức sơ kết vào cuối năm học 2013 - 2014.
- Giai đoạn 2 ( từ 2014-2015)
- Tiếp tục thực hiện mục tiêu kế hoạch. - Tổ chức tổng kết vào cuối năm 2015.
Tóm lại, Kế hoạch nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là 01 trong 05 kế hoạch thực hiện Đề án nâng cao chất lượng giáo dục tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu “ Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên có phẩm chất đạo đức chính trị, năng động, sáng tạo, có khả năng chuyên môn giỏi” nhằm tạo nguồn chất lượng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới giáo dục nói riêng và phục vụ phát triển kinh tế- xã hội tỉnh nhà nói chung là vấn đề cấp thiết cần thực hiện.
CHUYÊN ĐỀ 5
NÂNG CAO NHẬN THỨC CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ,
GIÁO VIÊN VỀ MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ
Bước vào thế kỷ XXI, chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định trong việc phát huy nội lực, phát triển đất nước, hợp tác và cạnh tranh trong hội nhập khu vực và quốc tế, điều đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao học vấn của những người lao động. Do vậy Phổ cập giáo dục nói chung và phổ cập giáo dục trung học cơ sở là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và từng địa phương.
Hiện nay cả nước đang củng cố, phát huy kết quả, đạt chuẩn quốc gia về
xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở, tiến đến phổ cập giáo dục bậc trung học ở
những địa phương có điều kiện.
Tỉnh Đồng Tháp được Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công nhận đạt chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2007 và duy trì đạt chuẩn các năm 2008, 2009, 2010, 2011 tuy nhiên tỷ lệ đạt chuẩn còn thấp, thiếu bền vững và hằng năm số học sinh nghỉ, bỏ học có giảm nhưng tỷ lệ còn cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.
Chuyên đề này nhằm củng cố nâng cao nhận thức trách nhiệm về tầm quan trọng của nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở tỉnh Đồng Tháp, từ đó nâng cao nhận thức trách nhiệm của CBQL, GV trong việc thực hiện nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS năm 2012 và những năm tiếp theo.