0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN II- CHƯƠNG 4&5 PPT (Trang 42 -44 )

- Cá nhân Hộ gia đình

5.3.7. Các công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán.

Trong những năm 1800, các đơn vị kinh doanh trên thế giới thường dựa vào ngân hàng, hoặc thông qua ngân hàng, để phát hành hay mua lại chứng khoán của họ. Các ngân hàng sau khi giám định tình hình tài sản và năng lực của công ty, bắt đầu lựa chọn loại chứng khoán, giá cả và số lượng rồi tiến hành phát hành vào thị trường tài chính.

Ngân hàng tiếp tục theo dõi các công ty về tình hình làm ăn sau khi phát hành chứng khoán (để có thêm vốn mới), khả năng mua lại chứng khoán có nổi hay không. Đồng thời các ngân hàng cũng là người giới thiệu cung cấp thông tin cần thiết về chứng khoán và công ty cho các đối tượng cần mua.

Đến khoảng những năm 1870, ở Luân Đôn, Paris và New York đã có sự xuất hiện của một vài công ty tư nhân làm những việc như vậy. Vào lúc ấy, các công ty này đảm nhiệm 2 nhiệm vụ rất đơn giản: (1) Giám định các công ty cần phát hành chứng khoán rồi ôm cả gói chứng khoán để phát hành ra thị trường. Lợi tức là phần chênh lêch giữa giá bề mặt (giá thực tế) của chúng khoán và giá thị trường của chứng khoán theo cung cầu. (2) Giới thiệu cho các khách hang biết về từng loại chứng khoán, đặc điểm, lãi suất…. và ai cần thì cố vần cho họ

nên mua loại chúng khoán nào.

Các công ty loại này phát triển rất mau lẹ. Nhiều công ty trở thành những đại lý phát hành chứng khoán chuyên nghiệp cho hàng trăm tập đoàn sản xuất lớn, thí dụ như các công ty Morgan Stanley, Salomon Brothers của Mỹ. Ngày nay, chúng ta gọi các công ty này là những công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán (Security Brokers and Dealers). Bằng việc ôm cả

gói chứng khoán, các công ty này nắm giữ những nguồn tài chính khổng lồđể hoạt động cái mà người ta vẫn gọi là Thị trường chứng khoán (Security Maket). Phần sau, chúng ta sẽ trở lại một cách chi tiết hơn hoạt động của loại thị trường và các công ty tài chính đặc biệt này.

Có thể tóm tắt như sau:

1) Bảy loại hình tiêu biểu của tổ chức tài chính: Tổ chức tín dụng, Hiệp hội cho vay và tiết kiệm, Công ty bảo hiểm, Công ty tài chính, Quỹ tương trợ, Quỹ hưu trí, các Công ty kinh doanh và môi giới chúng khoán, hợp thành mạng lưới các đơn vị ngoài ngân hàng hoạt động trên thị trường tài chính.

2) Các đơn vị trên không phải là ngân hàng. Điều khác nhau cơ bản nằm ở chỗ nó không phải lo lắng như các NHTG về những biện pháp điều tiết hoặc quản lý được áp dụng bởi NHTW như: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, lãi suất chiết khấu, quy định lãi suất, quản lý hành chính, nhân sự khác,…

3) Tuy nhiên, hoạt động của các tổ chức tài chính này gần giống NHTG, nó cũng huy

động tiền gửi từ quần chúng và cho vay hoặc đầu tưđể kiếm lời. Ở các nước tư bản phát triền, nó vẫn được phép mở tài khoản tiền gửi không kỳ hạn, cho phép người gửi dùng séc hoặc thẻ

tín dụng như các NHTG. Năm công ty kinh doanh và môi giới chứng khoán hàng đầu của nước Mỹ là Merrill Lynch, Morgan Stanley, Salomon Brothers, First Boston, Goldman, Sachs và American Express, mỗi năm bán ra vài ba trăm tỷ USD trở lên các loại thẻ tín dụng như

Visa Card, Master Card, Traveler’s Card giống như Card điện thoại công cộng ở Việt Nam nhưng hoàn toàn được dùng để tiêu xài và rút tiền mặt khi cần. Nó là một loại hình của tiền, và thực sự trên cơ sởđó, các tổ chức tài chính, không khác gì NHTM cũng tạo ra tiền ngân hàng.

4) Nếu NHTG là cầu nối giữa NHTW và nền kinh tế, thì các tổ chức tài chính nói trên lại là cầu nối chi tiết hơn giữa mọi thành phần nhân dân có thu nhập với hoạt động kinh tế và tài chính.

5) Nói cách khác từ NHTW đến các NHTG, các tổ chức tài chính, chính sách tiền tệ, cung ứng tiền được lan truyền, tác động đến đời sống từng người một trong nền kinh tế. Thông tin ảnh hưởng được phản hồi.

6) Ba bộ phận trên hợp thành Hệ thống kín về tài chính và tiền tệ. Người ta cũng gọi

Bảng 5.9 và 5.10 là những khái quát về mối quan hệ giữa 3 bộ phận trên (Hệ thống NHTW, Hệ thống NHTG, Hệ thống các tổ chức tài chính) trong hoạt động tài chính, tiền tệở

Nhật Bản và Hàn Quốc. Cần lưu ý rằng trong Hệ thống tài chính tiền tệ của 2 nước, NHTW là

định chế công cộng mang tính quản lý, điều tiết chiến lược, NHTG và tổ chức tài chính có nhiều loại hình sở hữu hơn (nhà nước, tư nhân, liên doanh, cổ phần...) là những đơn vị tác nghiệp chủ chốt trên thị trường.

NHTW Ngân hàng Hàn Quốc (Bank of Korea)

NHTM quốc gia (15 ngân hàng) Ngân hàng địa phương (10)

NH ngoại thương và NH nước ngoài (52) Hệ thống NH trung giani NH Thương mại Hệ thống tín dụng ngoài ngân hàng NH Phát triển Hàn Quốc NH Xuất nhập khẩu Hàn Quốc NH Tín dụng dài hạn Hàn Quốc Các tổ chức

phát triển NH đặc biệt

NH Phát triển công nghiệp Hàn Quốc NH Phát triển nhà ở Hàn Quốc

NH Tín dụng của các cty nông nghiệp quốc gia NH Tín dụng của các cty ngư nghiệp quốc gia NH Tín dụng của các cty chăn nuôi

Biểu đồ 5.11: Hệ thống tài chính Hàn Quốc cho đến tháng 6 năm 1996

Công ty Tài chính và Đầu tư (15) Liên hiệp ngân hàng nội thương (15) Công ty Đầu tư chứng khoán (8)

Liên hiệp cty tài chính và chứng khoán Hàn Quốc Các tổ chức

đầu tư

Tài khoản tín dụng (51)

Công ty Tài chính và tiết kiệm (236) Liên hiệp tín dụng (1639)

Tổ chức tiết kiệm (1705)

Tập đoàn tín dụng cộng đồng (3014) Tổ chức tiết kiệm bưu điện Các tổ chức

tiết kiệm

Công ty bảo hiểm (33) Bảo hiểm tài sản Các tổ chức bảo

Chương 5 - Hệ thống ngân hàng hiện nay

Công ty chứng khoán (45) Công ty Cố vấn đầu tư (29)

Quỹ bảo hiểm tín dụng Hàn Quốc Quỹ bảo hiểm tín dụng kỹ thuật Hàn Quốc

Cty hỗ trợ tài chính cho các xí nghiệp lắp đặt kỹ thuật mới (4) Công ty hỗ trợ cho các xí nghiệp nhỏ và vừa

Các công ty tài chính cổ phần

Công ty cho thuê (25)

Công ty bảo hiểm tài sản khác (17) Các tổ chức khác

Công ty tín dụng vật nuôi và cây trồng (3) Các công ty bảo hiểm tín dụng Các công ty chứng khoán Các công ty tài chính khác

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN II- CHƯƠNG 4&5 PPT (Trang 42 -44 )

×