Ngân hàng tiết kiệm

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 4&5 ppt (Trang 30 - 32)

- Cá nhân Hộ gia đình

5.2.1.3. Ngân hàng tiết kiệm

Ngân hàng tiết kiệm được ra đời với ý đồ huy động khoản tiền dành dụm được của nhân dân, để một mặt, làm lợi thêm cho người lao động và mặt khác, gia tăng được nguồn tài chính cần thiết cho hoạt động sản xuất và trao đổi. Daneil Defoe, tác giả của cuốn sách Robison Crusoe, năm 1697 đã từng hô hào thành lập một “quỹ tiết kiệm tình bạn” ở Anh. Nhưng mãi đến năm 1765, những tổ chức tiết kiệm đầu tiên mới được chào đời, và chính xác là cái tên Ngân hàng tiết kiệm (Savings Bank) được sử dụng đầu tiên ở Scotland năm 1810.

Loại hình ngân hàng tiết kiệm bắt đầu thành lập rộng rãi từ thời gian ấy. Năm 1816, ngân hàng tiết kiệm đầu tiên ở Hoa Kỳ mới ra đời tại Philadelphia, vậy mà đến năm 1872, nước Mỹ có hơn 600 ngân hàng tiết kiệm. Ở các nước khác tình hình cũng diễn ra tương tự. Cho đến ngày nay, ngân hàng tiết kiệm là một mảng rất lớn của hệ thống NHTG. Tiền ký gửi dưới dạng tiết kiệm vào loại ngân hàng này, đã có lúc lớn hơn tiền gửi vào các NHTM. Nhóm ngân hàng này có nhiều đặc điểm khác với các ngân hàng khác trong hệ thống NHTG.

5.2.1.3.1. Tính chất

Ngân hàng tiết kiệm khác với các ngân hàng khác ngay từ nguồn vốn huy động. Như

mục tiêu thành lập, ngân hàng tiết kiệm huy động tiền tiết kiệm trong nhân dân là chính và vào buổi đầu, cách hoạt động của nó mang rất nhiều tính tương trợ. Những thập niên 20, 30 của thế kỷ XIX các ngân hàng tiết kiệm của Anh, Pháp và Hoa Kỳ thậm chí chỉ nhận tiền gửi của những người lao động nghèo, và đã từng trả lãi suất cho những khoản tiền gửi nhỏ, cao hơn lãi suất trả cho những khoản tiền gửi lớn vì các ngân hàng quan niệm phải hỗ trợ những người nghèo, ít tiền.

Cho đến thời gian gần đây tính chất huy động vốn của các ngân hàng này cũng không khác trước bao nhiêu. Vốn hoạt động chủ yếu là từ tiền gửi tiết kiệm của nhân dân. Hoặc là vốn đóng góp của các nhà hảo tâm mang mục tiêu hỗ trợ người nghèo là chính hơn là đóng góp để kiếm lợi. Loại ngân hàng này không phát hành phiếu nợđể vay vốn của công chúng và cũng hầu như không vay của các tổ chức nước ngoài hay NHTW. Ngoại trừ những giai đoạn ngắn kẹt tiền mặt.

Bảng 5.4 cho chúng ta thấy các nguồn vốn từ đi vay không quá 13% tài sản nợ của ngân hàng tiết kiệm. Nguồn vốn chính để hoạt động vẫn là tiền tiết kiệm do nhân dân gửi vào (chiếm đến 79%). Do tính chất đặc biệt của vốn huy động, các ngân hàng tiết kiệm cho vay rất cẩn thận. Tiêu chuẩn cho vay an toàn là tiêu chí hàng đầu. Chính sự cẩn thận trong cho vay này mà các ngân hàng tiết kiệm đều vượt qua một cách ổn định các cuộc khủng hoảng tài chính 1857, 1866, 1873 ở Anh và 1873, 1929, 1933 ở Hoa Kỳ trong khi hầu hết các NHTG khác đều khốn đốn. Cho đến những năm 1995, 1996, các nguồn cho vay chính của các ngân hàng tiết kiệm cũng vẫn giống như những thập niên trước, chủ yếu vào những đối tượng vay bằng việc cầm cố nhà cửa, tài sản, hoặc chứng khoán. Bảng 5.4 cũng cho thấy rằng lượng cho vay lớn nhất của ngân hàng tiết kiệm là vào hình thức này, đến 61%. Ngoài ra, loại đầu tư phổ

biến tiếp theo là vào chứng khoán hoặc cho các NHTM khác vay.

Bảng 5.4: Balance sheet của một ngân hàng tiết kiệm vào tháng 1 năm 1996 tại Hoa Kỳ (tỷ USD) Tài sản có Tài sản nợ Hạng mục lượSống Tỷ% lệ Hạng mục lượSống Tỷ% lệ - Tiền mặt và chứng khoán - Cho vay có cầm cố. Trong đó: cầm cố nhà, đất Cầm cố chứng khoán - Cho các NHTG vay - Tài sản khác TỔNG TÀI SẢN CÓ 112 535 409 126 57 172 876 13% 61% (47%) (14%) 7% 19% 100,0 - Tiền gửi tiết kiệm - Vay mượn Trong đó: vay của chính phủ Vay của các NHTG: - Các khoản nợ khác TÀI SẢN NỢ 695 113 64 49 68 876 79% 13% 7% 6% 8% 100,0

Nguồn: Federal Reserve Bulletin, April 1996

Xuất phát từ tiêu chuẩn cho vay an toàn và quan niệm hỗ trợ nhân dân nghèo, đối tượng cho vay của loại ngân hàng này cũng rất đặc biệt. Hầu hết những người được vay tiền

Chương 5 - Hệ thống ngân hàng hiện nay

tại các ngân hàng cũng chính là người đã gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng. Lãi suất cho vay thường rất thấp vì thực chất nó mang tính tương trợ nhiều hơn là kinh doanh.

5.2.1.3.2. Sở hữu

Ở các nước đã phát triển, chủ nhân của các ngân hàng tiết kiệm cũng chính là những người gửi tiền tiết kiệm vào. Khởi đầu thường là một nhóm đứng ra hô hào việc thành lập ngân hàng. Sau khi tạm đủ số người hưởng ứng, họ họp đại hội cổđông, thảo cương lĩnh và xin giấy phép thành lập. Chính những cổ đông này, hầu hết là nhân dân lao động, bỏ những khoản tiền tiết kiệm đầu tiên vào để tạo thành vốn hoạt động. Tửđó về sau, mỗi khi có thêm tiền tiết kiệm mới, họ tiếp tục gửi vào ngân hàng. Khi cần có tiền để làm ăn, lại đi vay của chính ngân hàng đó.

Hoàn toàn có thể nói rằng chủ nhân ngân hàng tiết kiệm cũng là những người đã gửi tiền tiết kiệm, và vay tiền từ ngân hàng. Chỉ có một điểm lưu ý là vì ngân hàng không mở

rộng thêm cổ đông, cho nên những người gửi tiền tiết kiệm sau này là khách hàng mà không là chủ nhân. Chỉ có những người gửi là sáng lập viên mới được xem như chủ nhân. Hàng năm lợi tức của ngân hàng nếu không nhập vào tài sản có thì sẽđược chia nhau bởi chính những người gửi tiết kiệm kiêm sáng lập viên của ngân hàng.

5.2.1.3.3. Các loại ngân hàng tiết kiệm hiện nay

Ngân hàng tiết kiệm không có nhiều loại như các NHTG khác. Ngoài những tổ chức với tên gọi chính thức ngân hàng tiết kiệm, chỉ có một số tổ chức có hoạt động gần tương tự

như nó với những tên gọi hơi khác một ít đó là: - Các quỹ tiết kiệm (Savings Funds).

- Hiệp hội cho vay và tiết kiệm (Savings and Loan Associations)

Riêng loại hình sau (Hiệp hội cho vay và tiết kiệm) chỉ giống ngân hàng tiết kiệm ở

mỗi điểm là nó cũng hướng vào huy động các nguồn tiết kiệm trong dân. Nhưng bên cạnh đó, có những cái khác nhau rất cơ bản, đó là ngoài nguồn vốn từ tiền gửi tiết kiệm, Hiệp hội này huy động rất nhiều nguồn vốn khác, và hơn nữa nó mang đậm nét tính cho vay kinh doanh chứ không phải cho vay tương trợ như ngân hàng tiết kiệm. Bởi vậy, nhiều nhà ngân hàng học Âu Mỹ xếp nó vào nhóm Tổ chức tài chính - tín dụng chứ không đưa vào nhóm các ngân hàng tiết kiệm.

Một phần của tài liệu Tài liệu Tiền và hoạt động ngân hàng Phần II- Chương 4&5 ppt (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)