0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Mạng lưới các chi nhánh

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN II- CHƯƠNG 4&5 PPT (Trang 33 -34 )

- Cá nhân Hộ gia đình

5.2.2.2. Mạng lưới các chi nhánh

Ít có doanh nghiệp nào có mạng lưới chi nhánh khá phong phú như các ngân hàng trung gian nhất là các ngân hàng lớn. Năm 1996, Hoa Kỳ có hơn 15.000 ngân hàng trung gian. 99% số này là các ngân hàng nhỏ. Thế mà số chi nhánh bình quân của mỗi ngân hàng đã lên 100. Những ngân hàng lớn còn lại có số lượng chi nhánh dao động từ 1000 đến 5000 trên khắp cả nước và thế giới.

Năm 1995, tập đoàn ngân hàng thương mại HongKong - Thượng Hải (HongKong Shanghai Banking Corporation Ltd: HSBC) có tổng tài sản hơn 202 tỷ bảng Anh và hơn 3.000 chi nhánh, có văn phòng với tổng số hơn 100.000 nhân viên ở khắp 68 nước.

Số chi nhánh của một ngân hàng trung gian, do vậy, chỉ phụ thuộc vào quy mô và năng lực hoạt động của nó, và có thể biến động từ 1 chi nhánh đến 1000, không có giới hạn nào về pháp định. Thông thường khi một ngân hàng trung gian quyết định mở chi nhánh, nó cần căn cứ vào các thông số sau:

- Sựđầy đủ hoặc chín muồi của nhu cầu giao dịch tại nơi cần mở.

- Vị trí địa lý của chi nhánh cần mở có tiềm năng phát triển trong tương lai hay không. - Khối lượng giao dịch bình quân được dự đoán trong 3 năm đầu, 3 năm kế tiếp và những năm sau.

- Dân số, thu nhập, tình hình thương mại. - Mức độ trung tâm hoá.

- Các loại chí phí để mở chi nhánh là cao hay thấp. - Thủ tục có khó khăn quá hay không.

Chương 5 - Hệ thống ngân hàng hiện nay

- Triển vọng mở rộng tài sản.

… …

Từ những nhu cầu trên, chi nhánh của một ngân hàng trung gian thường phải là những trung tâm thương mại, kinh tế đang phát triển hiện nay và có triển vọng trong tương lai. Không nhất thiệt là địa phương nào cũng sẽ mở chi nhánh, chỉ có địa phương nào hội tụ đủ

những điều kiện thuận lợi cho kinh doanh mà thôi.

Tuy nhiên, đó là những doanh nghiệp ngân hàng cổ phần tư nhân. Với những ngân hàng trung gian thuộc sở hữu nhà nước, vì tính chất phục vụ công cộng và nhu cầu phát triển kinh tế chung, nó mở chi nhánh ở khắp các địa phương, thậm chí đến từng huyện trong thành phố. Thí dụ như Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư và phát triển, Ngân hàng nông nghiệp của nước Việt Nam (xem sơđồ 5.9). Ngân hàng các hộ gia đình (FHLB), Tổ chức cho vay cầm cố liên bang (FNMA), Tổ chức cho vay cầm cố của nhà nước (GNMA) ở Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN II- CHƯƠNG 4&5 PPT (Trang 33 -34 )

×