- Cá nhân Hộ gia đình
5.3.3. Các công ty bảo hiểm
Các công ty bảo hiểm là hình thức điển hình của dạng công ty tài chính ở hầu khắp các nước công nghiệp trên thế giới. Từ những năm 1830 ở Châu Âu và Bắc Mỹ, các công ty bảo hiểm đã đóng vai trò cung ứng tài chính quan trọng cho thị trường vốn.
Với nguồn vốn hoạt động rất dồi dào và khá dễ dàng từ sựđóng góp tự nguyện của các thân chủ, các công ty đã nhanh chóng dùng vốn ấy đem cho vay hoặc đầu tư để tạo ra lãi. Ngay từ khi mới bắt đầu phát triển, công ty bảo hiểm đã phân ra thành 2 nhóm: nhóm các công ty bảo hiểm sinh mạng và nhóm các công ty bào hiểm tài sản, bảo hiểm, rủi ro…
Bảng 5.7: Balance Sheet của một công ty bảo hiểm ở Hoa Kỳ
vào ngày 1 tháng 1 năm 1981 (Tỷ USD)
TÀI SẢN CÓ TÀI SẢN NỢ Hạng mục lượSống Tỷ% lệ Hạng mục lượSống Tỷ% lệ Chứng khoán dài hạn Chứng khoán ngắn hạn Cho vay có cầm cố Cho vay khác Tài sản cốđịnh TỔNG TÀI SẢN CÓ 329,5 14,6 131,6 41,0 12,3 529 62,4 2,8 24,9 7,8 2,2 100 Tiền bảo hiểm của thân chủ Tiền gửi không kỳ hạn Các khoản vay ngắn kỳ khác TỔNG TÀI SẢN NỢ 378,2 5,3 145,5 529 71,5 1,0 27,5 100
Nguồn: Gary Smith, Money and Banking - P.Cover
Hầu hết các công ty bảo hiểm sinh mạng đều có khuynh hướng dùng tiền bảo hiểm để đầu tư vào tài sản dài hạn, thí dụ như chứng khoán dài hạn của chính phủ hoặc cho vay cầm cố. Bảng 5.7 cho thấy lượng chứng khoán dài hạn của một công ty bảo hiểm sinh mạng chiếm tới 62,3% tài sản có của nó. Bởi vì số lượng người tử vong hoặc chết hàng năm thường không nhiều. Do vậy lượng tiền mặt phải chi ra vì trách nhiệm bảo hiểm thường không nhiều. Chính vì thế, các công ty này nắm trong tay một nguồn vốn lớn, ổn định và rất lâu dài, còn hơn cả
tiền gửi có kỳ hạn. Việc đầu tư vào chứng khoán dài hạn (long - term bond) trở thành điều
đương nhiên để có lãi suất cao.
Ngược lại, các công ty bảo hiểm tài sản như xe cộ, môtô, nhà cửa và các phương tiện khác hoặc bảo hiểm rủi ro như cháy, nổ, ăn trộm… thì tình hình lại khác. Những tai nạn như
cháy, nổ, trộm cắp xảy ra thường xuyên hơn dẫn tới việc lượng tiền bảo hiểm phải chi hàng tháng, thậm chí đến hàng tuần, là rất cao. Do đó, các công ty bảo hiểm thuộc 2 nhóm sau rất ít dám dùng vồn để đầu tư vào những tài sản lâu dài. Thông thường, họ chỉ đầu tư vào chứng khoán ngắn hạn hoặc các loại tài sản dễ thanh khoản (dễ thanh toán và tiêu thụ), để bất cứ khi nào cần tiền mặt đột ngột vì trách nhiệm bảo hiểm, họ có thề bán các loại tài sản ấy một cách dễ dàng ra thị trường để lấy tiền chi trả.
Không phải hoạt động của các công ty bảo hiểm đều suôn sẻ. Năm 1835, trận hỏa hoạn lớn nhất lịch sử nước Mỹ xảy ra ở New York đã làm hầu như tất cả các công ty bảo hiểm của thành phố này bị phá sản vì lượng tiền phải chi ra. Năm 1871, Chicago lại cháy. Năm 1904, thành phố Baltimore bị cháy và năm 1906, động đất ở San Francisco cũng làm cho hàng loạt công ty bảo hiểm phải đóng cửa vì thua lỗ. Cuộc cách mạng năm 1789 ở Pháp và chiến tranh của Napoleon cũng mang tới sự sập tiệm của nhiều công ty bảo hiểm từng tồn tại nhiều thập niên. Tuy nhiên, vì hoạt động bảo hiểm dễ có lãi và vốn ban đầu gần như không cao, chủ yếu hoạt động dựa vào tiền bảo hiểm của nhân dân (đến 71,5%, bảng 5.7) là chính, khi kẹt thanh toán lại có thểđi vay dễ dàng ở các NHTG khác. Tất cả những điều kiện trên đã làm cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm vẫn phát triển rất nhanh ở nhiều nước. Năm 1929, tổng tài sản có của các công ty bảo hiểm sinh mạng ở Hoa Kỳ lên tới 17,5 tỷ USD. Và đến năm 1994 nó xấp xỉ 600 tỳ USD.
Trong những năm gần đây, các công ty bảo hiểm vẫn tiếp tục như là một bộ phận huy
động tiền để dành của đại đa số nhân dân, để rồi cung ứng một cách rât quan trọng cho nhu cầu đầu tư các mặt trong nền kinh tế ở các nước công nghiệp. Tuy nhiên, vận tốc phát triển
Chương 5 - Hệ thống ngân hàng hiện nay
của nó không còn nhanh nữa, vì 2 lý do: (1) nhân dân các nước trên đã có khuynh hướng chuyển mua phiếu bảo hiểm định kỳ với chỉ số bồi hoàn hấp dẫn hơn, và (2) lợi tức thấp từ
các khoản đầu tư vào trái phiếu và sự thiếu an toàn trong cho vay cũng buộc các công ty phải tự giới hạn bởi vận tốc bành trướng và quảng cáo dịch vụ của công ty mình.
Ở Việt Nam chỉ mới có một vài công ty bảo hiểm. Hoạt động chính vẫn là Công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt), Công ty bảo hiểm Thành phố Hồ Chí Minh (Bảo Minh) những doanh nghiệp nhà nước và một số công ty bảo hiểm nước ngoài như Prudential, Manulife,… Nhưng cường độ hoạt động, mức độ phát triển tài sản nợ và có, cũng như phương thức hoạt
động vẫn còn rất chậm so với nước ngoài. Sự phát triển của thị trường tài chính trong tương lai tất yếu sẽđòi hỏi nhiều tổ chức tài chính khác nhau có mặt. Trong đó, sự hình thành các công ty bảo hiểm tư nhân sẽ là điều cần thiết, không những tốt cho thị trường tài chính, mà còn giúp củng cố và phát triển ngành bảo hiểm Việt Nam.