0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH KHÁC

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN II- CHƯƠNG 4&5 PPT (Trang 34 -35 )

- Cá nhân Hộ gia đình

5.3. CÁC TỔ CHỨC TRUNG GIAN TÀI CHÍNH KHÁC

Sau hệ thống ngân hàng trung gian là mạng lưới đồ sộ của các tổ chức trung gian tài chính khác. Người ta gọi chung đây là các tổ chức trung gian tài chính (Financial Intermediary) bởi vì không những nó có rất nhiều tên gọi riêng khác nhau, mà còn vì hoạt

động của nó vô củng đa dạng. Trong những nền kinh tế đã phát triển như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Pháp, Đức,… và một số nền kinh tế của các nước mới công nghiệp hoá như Singapore, Hàn Quốc,… hoạt động của các tổ chức tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong sự vận hành của thị trường tiền tệ, tài chính và cả nền kinh tế. Các công ty tài chính, tổ chức tín dụng, các công ty bảo hiểm,… không phải là một ngân hàng. Và không giống ngân hàng, nó không phải báo cáo hoạt động với NHTW hoặc chịu sự chi phối của bất kỳ một ngân hàng nào. Tuy nhiên, hoạt động của nó trên thị trường tiền tệ và tài chính thì lại không khác bao nhiêu so với một NHTG. Mỗi năm, một tổ chức tái chính như công ty American Express (AMEX) bán ra đến 15 tỷ USD loại thẻ tín dụng Traveler’s Checks, và thực chất, Traveler’s Checks được sử dụng trên hầu khắp thế giới không khác gì tiền. Công ty Citicorp, giống mọi công ty tài chính khác của các tập đoàn Công nghiệp lớn như AT&T, IBM, General Motors, mỗi năm tạo ra trên dưới 7,5 tỷ USD các loại séc du lịch tương tự trên, hình thành những tổng cung tiền tệ (dưới hình thức séc) khổng lồ trong nền kinh tế.

Một đất nước càng phát triển, nhu cầu về vốn càng lớn. Sự ra đời và tồn tại của thị

trường tài chính là điều tất nhiên để đáp ứng nhu cầu cần thiết này. Chức năng và hoạt động của thị trường tài chính sẽ là chủ đề của một chương sau. Khi đã có thị trường tiền tệ, tài chính, sự có mặt một cách phong phú các đối tượng kinh doanh, như các tổ chức tài chính mà chúng ta đang phân tích cũng lại là vấn đề mang tính bản chất. Trong nền kinh tế, các tổ chức tài chính hợp thành một mảng không thể tách rời với hoạt động ngân hàng, cùng trực tiếp tạo ra các dạng biến chuyển trong cung ứng tiền, vốn và điều kiện tín dụng, để hệ quả cuối cùng là tác động dây chuyền đến những thay đổi trong đời sống kinh tế vĩ mô và vi mô.

Tất cả các tập đoàn công nghiệp lớn ngày nay đều có một hoặc nhiều công ty tài chính thuộc sở hữu tập đoàn. Một điều gần như trở thành thông lệ là trên con đường phát triển từ một xí nghiệp nhỏ tiến lên thành một tập đoàn sản xuất đa quốc gia, các ông chủ tư bản đều sớm có ý thức về cáu gạch nối bổ sung giữa sản xuất kinh doanh và tài chính tiền tệ. Công thức: sản xuất + kinh doanh + tài chính - tiền tệ mau chóng trở thành các bước của kế hoạch phát triển và do vậy, không đợi đến khi trưởng thành, từ những năm của thập niên 60, nhiều tập đoàn, công ty đa quốc gia đã đẻ ra tổ hợp tài chính riêng cho đơn vị mình. Các tổ chức tài chính này được hình thành để bảo đảm 2 nhiệm vụ chủ chốt: (1) Huy động mọi nguồn vốn một cách nhanh nhất khi hoạt động của công ty mẹ cần đến; (2) kinh doanh tiền tệ, tài sản như một doanh nghiệp.

Xuất phát từ nguồn gốc hình thành, có thể phân chia các tổ chức tài chính tín dụng ở

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TIỀN VÀ HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG PHẦN II- CHƯƠNG 4&5 PPT (Trang 34 -35 )

×