PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kiến nghị

Một phần của tài liệu Thảm họa động đất ở khu vực Tây Bắc (Trang 26 - 28)

- Chấn tâm nông thì quy mô rung động sẽ lớn, nhưng bán kinh vùng ảnh hưởng trực tiếp sẽ nhỏ hơn.

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1.Kiến nghị

3.1. Kiến nghị

3.1.1. Đối với cơ quan chức năng có thẩm quyền

10. Nên thường xuyên cung cấp các thông tin cần thiết về động đất trên các phương tiện thông tin, sách báo.

11. Hướng dẫn người dân cách thức đối phó với động đất.

12. Tổ chức các buổi họp về động đất ở các khu vực, cơ quan, tổ dân phố định kì năm năm một lần.

13. Quản lí, kiểm tra các công trình thi công có quy mô lớn, xem có đủ khả năng chống chọi với động đất khi xảy ra không.

14. Cập nhật máy móc, trang thiết bị hiện đại để có thể dự báo nhanh nhất các nguy cơ xảy ra động đất.

3.1.2. Đối với môi trường giáo dục

15. Tổ chức các buổi học ngoại khóa về động đất thường niên cho học sinh, sinh viên.

16. Hướng dẫn học sinh, sinh viên xử lý tình huống khi xảy ra động đất, và tổ chức các buổi diễn tâp.

17. Tạo sân chơi lành mạnh, các cuộc thi tìm hiểu động đất, báo tường,… 3.1.3. Đối với người dân

3.1.3.1. Trước khi xảy ra động đất

18. Trang bị cho bản thân những kiến thức cần thiết về động đất. 19. Tránh để các vật to lớn, cồng kềnh ngần các cửa ra vào.

20. Không treo các vật dễ rơi như tranh ảnh, gương, đồng hồ ngay trên giường ngủ và nơi ngồi làm việc.

21. Các thiết bị điện tử nên để chạm đất.

22. Luôn dự trữ lương thực khô và nước phòng khi cần thiết. 23. Cần có các dụng cụ cần thiết như thuốc, đèn pin, áo khoác,… 3.1.3.2. Khi xảy ra động đất

24. Tắt cầu dao, khóa van gas, đề phòng hỏa hoạn, điện giật.

25. Kêu gọi mọi thành viên trong gia đình cầm theo túi đồ dự phòng, lương thực và nước uống.

26. Đội nón bảo hiểm.

27. Đưa mọi người núp dưới bàn, kéo bàn tới góc tường hoặc cửa ra vào. 28. Nếu ở ngoài đường, nhanh chóng rời khỏi những tòa nhà cao ốc, trụ điện,…

29. Nếu đã an toàn, không bị thương nặng, nên ra xem mọi người xung quanh có cần người giúp đỗ hay không.

30. Không sử dụng diêm lửa… đề phòng rò rỉ gas.

31. Nếu kẹt trong nơi khuất, dùng đèn pin rọi để các nhân viên cứu hộ tìm ra nhanh chóng.

3.2. Kết luận

Tóm lại, cơ chế động đất đã nghiên cứu một cách đầy đủ bản chất của động đất và phương thức phá hủy của nó đã được xác định, các tuyến, các đai động đất đã được xác minh. Những hiểu biết này đã giúp cho con người quy hoạch sử dụng đất một cách an toàn hơn. Trong lúc, con người đã nắm bắt được nhung phương pháp phân vùng dự báo rủi ro động đất thì công tác dự báo chính xác thời điểm xuất hiện động đất vẫn còn là một thách thức đối với các nhà địa chấn học. Do vậy, để có thể sống và phát triển trong vùng có nguy cơ động đất, vấn đề tìm kiếm các giải pháp kĩ thuật thích hợp để giảm thiểu tối đa khi có động đất đang được nhiều lĩnh vực khoa học tham gia và đã đạt được nhiều thành công.

Đông Nam Á co nguy cơ xảy ra động đất có chấn cấp lớn hơn hoặc bằng 7. Trên phạm vi đới ranh giới mảng Đông Nam Á có thể xuất hiện động đất có cường độ mạnh tại các đới phát sinh Sumatra, Java và Manila. Vì vậy, các nước trong khu vực co sự liên kết chặt chẽ với nhau trong phòng chống tai biến động đất.

Một phần của tài liệu Thảm họa động đất ở khu vực Tây Bắc (Trang 26 - 28)