III. Thực nghiệm 2.2: Phỏng vấn giáo viên
3. Bộ câu hỏi phỏng vấn:
Câu hỏi 1: Anh (Chị) đã từng nghe nói đến diễn đàn toán học chưa? (Nếu
có) Anh (Chị) có là thành viên của một diễn đàn nào không?
Với câu hỏi 1 chúng tôi mong muốn biết được giáo viên đang được phỏng vấn có biết được một diễn đàn toán học nào không ? Các hoạt động trên diễn đàn là gì? Hoạt động nào là hoạt động chủ yếu? Nếu giáo viên là thành viên của một diễn đàn sẽ biết được diễn đàn là môt nơi có thể tổ chức cuộc hội thoại để mọi người cùng trao đổi về một chủ đề. Để từ đó giáo viên được phỏng vấn có thể trả lời được
câu hỏi 2: “Theo anh (chị) chức năng chính của diễn đàn là gì?” và câu hỏi 3:
“Theo anh (chị) violet.vn có phải là một diễn đàn toán học không? Hay ít nhất violet.vn có hình thức giống diễn đàn?”. Trong trường hợp giáo viên được phỏng vấn không biết đến một diễn đàn toán học nào chúng tôi sẽ giới thiệu sơ qua khái niệm diễn đàn và chức năng của diễn đàn từ đó đề cập đến câu hỏi 3:“Theo anh
(chị) violet.vn có phải là một diễn đàn toán học không? Hay ít nhất violet.vn có hình thức giống diễn đàn?” và câu hỏi 4: “Anh (chị) có thường vào violet.vn
không? Vào violet anh (chị) tham gia những hoạt động nào?” . Với câu hỏi 3 và 4, chúng tôi muốn khẳng định lại một lần nữa tại sao chúng tôi đã lựa chọn trang violet.vn. Đồng thời, chúng tôi muốn biết giáo viên tham gia các hoạt động chính nào? Và hoạt động nào là hoạt động chỉ yếu?
Câu 6: Có khi nào/thỉnh thoảng/ ít khi/ thường xuyên anh (chị) thực hiện chức năng phản hồi/ bình luận/ cho ý kiến về giáo án trên diễn đàn không?
Mục đích cho câu hỏi 6 là nhằm biết được việc giáo viên thực hiện chức năng cao nhất của một diễn đàn là phản hồi, bình luận, cho ý kiến về một tài liệu,
58
chủ đề mà giáo viên quan tâm góp phần cho tài liệu, chủ đề phong phú và hoàn thiện hơn đạt mức độ như thế nào?
Câu 7: Đây là một giáo án trên trang violet.vn về bài “Định nghĩa và ý nghĩa của đạo hàm” anh(chị) có nhận xét gì về giáo án này? Nếu thực hiện các tiến trình trên lớp anh (chị) có thực hiện như giáo án không hay chỉnh sửa cho phù hợp? Nếu chỉnh sửa thì chỉ sửa như thế nào?
Với câu hỏi 7, chúng tôi sẽ nhận được câu trả lời cho câu hỏi: “Sau khi tải một giáo án về giáo viên sẽ giữ nguyên giáo án và đến lớp thực hiện giảng dạy như trong giáo án đã được tải về hay là chỉnh sửa cho phù hợp với thực tế giảng dạy của cá nhân giáo viên?” mà chúng tôi đã đặt ra ở phần trên.
Câu 8: Anh (chị) có bao giờ/ đã từng/ thường xuyên down hàng loạt các tài liệu về máy mà không dùng để làm gì không? Hay chỉ nhìn thấy tài liệu có tên hay là down về mà không cần quan tâm đến nội dung?
Mục đích chúng tôi đặt ra câu hỏi 8 là chúng tôi muốn khẳng định cho dù giáo viên không thực hiện hết chức năng của một diễn đàn nhưng việc tải các tài liệu là có chọn lọc.
4. Phân tích hậu nghiệm:
Qua 3 cuộc phỏng vấn, thì 3/3 người được phỏng vấn đều có chung một câu trả lời là: không hoặc ít khi tham gia việc bình luận cho ý kiến về tài liệu hay giáo án mà giáo viên đã tải về. Với cuộc phỏng vấn 1 với giáo viên M trường THPT ở Tây Ninh. Giáo viên M khi được hỏi về việc cho ý kiến, bình luận về tài liệu , giáo án được tải xuống đã trả lời : “Không, anh rất ngại khi làm việc này.”. Mặc dù giáo viên M đã biết về diễn đàn “Có, nhưng anh chưa tham gia nên anh chưa là thành viên của diễn đàn nào hết” và cũng hiểu được chức năng chính của một diễn đàn “Theo anh chức năng chính của diễn đàn là trao đổi, học hỏi lẫn nhau”. Đồng thời, giáo viên M còn khẳng định các tài liệu, giáo án được đưa lên là không có chất lượng “Mặc dù mọi tài liệu, hay giáo án được đưa lên chưa chắc đã hoàn thiện. Một số người đưa lên ồ ạt các tài liệu nhằm để tăng thêm điểm cho tài khoản của mình”.
59
Với cuộc phỏng vấn 2 với giáo viên C đang dạy một trường THPT . Ngay đầu buổi phỏng vấn giáo viên M đã khẳng định không có thói quen tải giáo án trên mạng mà chỉ lên mạng xem ý tưởng của một vài giáo án sau đó tự thiết kế. Giáo viên M chỉ thực hiện việc tải giáo án khi mới ra trường “Thường thì tôi tự thiết kế bài giảng của mình đôi khi có lên mạng tham khảo một vài giáo án lấy ý tưởng thiết kế chứ không hề tải một giáo án nào về. Chỉ thời gian đầu lúc mới ra trường đi giảng dạy tôi có tải giáo án trên mạng về” do đó khi nhận được câu hỏi về việc cho ý kiến, bình luận giáo viên M đã khẳng định ngay: “Thường thì tôi không có thói quen đó, tôi chỉ xem qua nội dung nếu cần thì tải về. Và bây giờ tôi thấy các giáo án trên mạng cũng không có gì là đặc sắc và không hay lắm. Nên tôi có một lời khuyên nếu giáo viên nào có sử dụng giáo án trên mạng thì khi tải về cần xem xét kỹ và chỉnh sửa cho phù hợp với điều kiện thực tế giảng dạy của mình không nên dùng một cách máy móc mà phải có ý tưởng riêng của mình”. Cuộc phỏng vấn 3, giáo viên được phỏng vấn là một giáo viên T đang giảng dạy ở trường THPT. Giáo viên T chưa từng biết đến một diễn đàn toán học và cho rằng: “ ở Việt Nam chưa có một diễn đàn toán học nào dành riêng cho giáo viên. Có hay chăng là những trang web có mô hình gần giống với diễn đàn toán học”. Giáo viên T cũng nhận xét: “ Chị đã từng vào trang violet.vn một vài lần. Violet theo chị không phải là một diễn đàn mà chỉ có mô hình gần giống diễn đàn. Trang violet.vn ngoài việc cung cấp một số lượng lớn về tài liện, giáo án, bài giảng,… còn cho phép người dùng sử dụng chức năng bình luận, cho ý kiến về một tài liệu nào đó”. Điều này chứng tỏ được rằng giáo viên T đã biết được chức năng của một diễn đàn mặc dù giáo viên T chưa biết đến một diễn đàn nào. Tuy nhiên, chúng tôi đã nhận được câu trả lời không mong đợi khi hỏi giáo viên T về việc sử dụng chức năng bình luận, cho ý kiến về một tài liệu nào đó: “Thường chị chỉ lấy tài liệu mình cần và ít khi cho ý kiến, lời bình” và nhận được một lời giải thích đơn giản: “Vì không có thời gian rảnh và sợ đóng góp ý kiến sẽ mất lòng nhau chạm đến cái tôi của người khác, quan điểm của mọi người khác nhau. Chỉ khi nào thấy hay hay thì chị bấm “thanks”, hay chỉ “cám ơn””. Với những lời bình luận, cho ý kiến như:
60
“thanks” hay “cám ơn” không thể hiện được việc giáo viên đã sử dụng chức năng cho phép bình luận, cho ý kiến của diễn đàn. Hơn thế nữa, cả 3 giáo viên đều cho rằng giáo án trên mạng không có chất lượng và đều xem qua nội dụng giáo án trước khi tải về.
Sau khi xem qua giáo án “ĐỊNH NGHĨA VÀ Ý NGHĨA ĐẠO HÀM”, mỗi giáo viên đều có những lời nhận xét khác nhau. Hai trong ba giáo viên được phỏng vấn nêu cụ thể tiến trình mà giáo viên sẽ thực hiện dạy trên lớp liên quan đến giáo án được thực nghiệm. Giáo viên C và giáo viên T đã tiến hành chỉnh sửa giáo án được thực nghiệm cụ thể là phần Bài toán mở đầu cả hai giáo viên đều thực hiện giống nhau là chỉ giới thiệu bài toán vận tốc tức thời bỏ qua bài toán cường độ tức thời.
Hỏi:Chị có thể xem qua vài phút giáo án “Định nghĩa và ý nghĩa đạo hàm” sau đó cho một vài nhận xét về giáo án này? Nếu thực hiện dạy trên lớp chị sẽ dạy như thế nào?
TL:Giáo viên mà nói như thế này khó hiểu quá: “khi t càng gần t0, tức trong một khoảng thời gian rất ngắn tỉ số này dần đến một giá trị thể hiện chính xác hơn…”. Nếu dạy bài này chị sẽ nói khoảng cách từ t -> t0 là t- t0 và quãng đường đi được từ t0 đến t là S(t) – S(t0) vậy tỉ số ( ) ( )0
0
s t s t t t
−
− là vận tốc trung bình khi chuyển động đều còn không đều thì là vận tốc tức thời sẽ như thế nào lúc đó coi t và t0 gần như sát nhau luôn… cũng giải thích y như trong sách giáo khoa nhưng chỉ khác chút đỉnh vậy thui… sau đó lấy giới hạn tỉ số này khi t dần về t0 là coi như xong…. Rồi phần sau 0 0 0 lim t t Q Q I t t → − =
− không cần phải nói mình chỉ cần giải thích một cái thôi mà chỉ cần nói trong thực tế người ta nhìn thấy giới hạn các tỉ số trên nhiều quá và người ta gom lại đặt cho một cái tên chung “đạo hàm của hàm số tại một điểm”để gọi cho dễ không cần nhắc lại vì quá dài dòng.
Hỏi: Như vậy là khi lên lớp giảng dạy chi sẽ chỉ nêu vận tốc tức thời và bỏ qua phần cường độ tức thời?
61
+ Ở thời điểm t chất điểm sẽ đi được quãng đường là S(t)… mà không ở vị trí S(t), ở thời điểm t0 chất điểm sẽ ở ví trí S(t0) . Khoảng đường sẽ là gì? Sẽ là hiệu của 2 vị trí đó (S(t)- S(t0)).
+ … sang phần 3.cách tính đạo hàm ta có đề cập đến ∆ ∆y, x… nên trong phần này chị nói ∆ =S S t( ) ( )−S t0 ;∆ = −t t t0 phần này chị hỏi khái niệm số các em đã biết chưa? Thì học sinh nói là được học bên vật lý rồi thế là chị nói là học sinh hiểu ngay và sau đó tính giới hạn của tỉ số S
t
∆
∆ đến phần 3 học sinh không bị lúng túng tại sao lại có ∆ ∆y, xmà phần chú ý của sách giáo khoa có đề cấp đến đó đồng thời giảm bớt thời gian cho mình giới thiệu phần cách tính đạo hàm bằng định nghĩa nhưng vẫn đảm bảo được kiến thức. Nếu theo như yêu cần các bước dẫn dắt như sách giáo khoa vẫn đầy đủ.
Muốn khẳng định rõ hơn một lần nữa chúng tôi đã lặp lại câu hỏi:
Hỏi:Như vậy theo chị khi nhận được giáo án này chị sẽ không dạy đúng như vậy mà phải chỉnh sửa lại?
TL:ưh, phải chỉnh sửa lại. Tất nhiên mình có thể kế thừa của người khác. Họ có ý kiến hay của họ và mình cũng có ý kiến riêng nên phải chỉnh sửa thừa kế những cái hay và thể hiện được ý kiến của mình.
Và điều cuối cùng là giáo viên đã có một sự chọn lọc để tải tài liệu mình cần mà không phải tải về một cách ồ ạt để đầy máy tính. Việc này thể hiện rất rõ khi giáo viên được phỏng vấn đã xem trước nội dung trước khi tải về. Đối với giáo viên T đã trả lời:
Hỏi:Khi tải một tài liệu chị có xem trước nội dung hay chỉ nhìn thấy tên hay rồi tải hàng loạt về máy mà không có mục đích gì hay không?
TL:Thường không có thời gian rảnh nên chị không xem trước nội dung.
Ví dụ: như lần này chị cần tìm giáo án “Đạo hàm và ý nghĩa” nhưng chị tìm thấy giáo án “Sự đồng biến – nghịch biến của hàm số” đọc sơ lược thấy nội dung hay chị tải về và lưu vào một thư mục riêng. Thường trên máy chị sẽ phân cấp thành nhiều thư mục Giáo án -> Toán cấp 3-> Toán 10/11/12….khi nào cần đến chị sẽ sử dụng.
62
Đọc sơ lược thấy nội dung hay sẽ tải về lưu vào một thư mục riêng nghĩa là vẫn xảy ra việc xem nội dung tài liệu trước khi tải về. Thể hiện được việc lựa chọn các tài liệu.
KẾT LUẬN CHƯƠNG III
Thực nghiệm 1_ Dùng phiếu điều tra đã cho thấy rằng:
- Giáo viên quan tâm đến từng kỹ thuật để dạy học một khái niệm Toán học. - Trang violet.vn được số đông giáo viên (8/11) lựa chọn.
- Giáo viên tham gia các hoạt động chính : xem tin tức, tải giáo án, tải tài liệu và đa số giáo viên cho rằng giáo án, tài liệu trên mạng đều không có chất lượng nhưng chỉ số ít giáo viên tham gia bình luận đóng góp ý kiến cho giáo án và tài liệu được tải về.
Thực nghiệm 2_ Dự giờ một tiết dạy và phỏng vấn giáo viên:
Giáo viên tải giáo án hay tài liệu một cách có chọn lọc. Giáo án được tải về đều được giáo viên chỉnh sửa cho phù hợp với lớp học. Mặc dù như thế nhưng giáo viên vẫn không cho hay chỉ thỉnh thoảng cho lời bình, đóng góp ý kiến về giáo án, tài liệu được tải với một lý do hết sức đơn giản: không có thời gian rảnh hay sợ chạm đến cái tôi của mọi người.
Giáo viên lên mạng ngoài việc tải tài liệu, giáo án thì còn xem các ý tưởng soạn giáo án của các giáo án trên mạng. Điều này chứng tỏ rằng các giáo án trên mạng có ảnh hướng đến khâu thiết kế giáo án của giáo viên.
Qua đây, chúng tôi kết luận được rằng giáo viên đã không sử dụng hết chức năng của diễn đàn. Điều này đồng nghĩa với việc giả thuyết H1đã được kiểm chứng.
63
KẾT LUẬN
Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đạt được một số kết quả sau: Việc phân tích một số diễn đàn ở chương 2, chúng tôi nhận thấy được rằng các diễn đàn đều có số lượng thành viên tham gia rất đông. Mỗi diễn đàn đều có điểm hay riêng nhưng đều có một điểm chung là mọi thành viên tham gia diễn đàn để trao đổi tài liệu, chưa sử dụng hết chức năng của diễn đàn là chia sẽ và cùng nhau tiến bộ nghĩa là mọi thành viên đưa tài liệu lên và load tài liệu về hoàn toàn không cho một lời nhận xét góp ý nào về tài liệu mà mình đã load về. Từ đó dẫn chúng tôi đi đến giả thuyết H1
H1: ““Không có giáo viên nào cho lời nhận xét hay lời bình về tài liệu mà họ đã tải hoặc chỉ cho những lời nhận xét mang tính có lệ”
Giữa hai trang web được lựa chọn để phân tích thì trang violet.vn có những đặc tính nổi trội hơn. Số tài liệu, giáo án, thành viên và số lượt tải đều được thống kê một cách dễ dàng trong khi đó trang Math.vn.com không có cách nào để biết được số tài liệu giáo án, thành viên và số lượt tải là bao nhiêu. Với violet, mỗi tài liệu hay giáo án mọi người đều xem được nội dung trước khi tải về máy.
Việc phân tích một số giáo án được tải nhiều nhất ở chương 2, cho phép chúng tôi kết luận rằng các giáo án được tải về đều có một cấu trúc chung là được thiết kế theo kiểu hoạt động đều này đồng nghĩa với việc được thiết kế theo sáu thời điểm nghiên cứu của didactic. Và giáo án được tải nhiều nhất là giáo án dạy học khái niệm đây cũng chính là lý do giải thích tại sao chúng tôi lại giới hạn phạm vi nghiên cứu chỉ ở giáo án dạy học khái niệm.
Việc phân tích giáo án “Phương trình mặt phẳng” ở chương 2, chúng tôi rút ra kết quả: giáo viên đã lựa chọn kĩ thuật τ3: “giải quyết vấn đề”để dạy khái niệm phương trình mặt phẳng. Một trình tự bài học được chia ra làm ba phần chính:
Phần đầu tiên: chữa bài tập về nhà và tóm tắt phần kiến thức của bài trước (kiểm tra bài cũ) – phần này chiếm khoảng 5 phút. Sách giáo khoa là một công cụ
64
chính được giáo viên sử dụng. Phần đầu tiên này được xem như là thời điểm thể chế hóa cho tổ chức toán học được chỉ ra từ bài học trước.