2.1.1 Hoạt động TTQT tại SCB đã thực sự thay đổi về chất. Nếu như trước đây SCB chỉ thực hiện thanh toán quốc tế thông qua các ngân hàng bạn, vừa phải chia sẻ nguồn thu phí dịch vụ, tốn nhiều thời gian
giao dịch giữa các ngân hàng lại không tạo được tên tuổi SCB trong nước và quốc tế, thì giờ đây SCB đã thực hiện TTQT độc lập và trực tiếp. Vì vậy, doanh thu xuất nhập khẩu và cả nguồn thu phí dịch vụ đều tăng hơn so với thời gian trước. Trong năm 2007,doanh số mở L/C tăng 953,13%, tổng doanh thu phí dịch vụ TTQT tăng gần 352 % so với năm 2006 Cùng với việc rà soát và ban hành mới một số quy trình, quy định nhằm tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống, nghiệp vụ TTQT tại SCB đang dần được chuyên nghiệp hoá, chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện.
Năm 2007, hoạt động TTQT của SCB đã có những phát triển vượt bậc so với năm 2006. Doanh số TTQT năm 2007 là 195,26 triệu USD tăng 137% so với năm 2006. Trong đó, doanh số thanh toán hàng xuất khẩu đạt 15,08 triệu USD, tăng 421,8% so với năm 2006, doanh số hàng nhập khẩu đạt 122,24 triệu USD, tăng 70,97% so với năm 2006, doanh số thanh toán phi mậu dịch 57,94 triệu USD, tăng 626,98% so với năm 2006.
Tổng doanh số phát hành L/C năm 2007 là 67,18 triệu USD tăng 28 triệu (tăng 71,49%) so với năm 2007, thanh toán L/C xuất là 8,36 triệu USD tăng 6,02 triệu USD (tăng 257,32%) so với năm 2006. Trong năm 2008, SCB sẽ triển khai mô hình Trung tâm xử lý chứng từ nhằm từng bước tập trung hoá, chuyên môn hoá và chuyên nghiệp hoá hoạt động thanh toán quốc tế.
- Ngân hàng đại lý
Xác định là nghiệp vụ hỗ trợ cho hoạt động TTQT và các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác, bộ phận Quan hệ quốc tế thời gian qua đã hết sức nỗ lực và đạt được một số kết quả đáng khích lệ; SCB đã thiết lập quan hệ Testkey với 6 ngân hàng nước ngoài và hơn 70 chi nhánh trực thuộc, thiết lập quan hệ đại lý với rất nhiều ngân hàng có uy tín trên thế giới, trong đó đã có quan hệ tài khoản với các ngân hàng như Wachovia
New York, Citibank New York, Destche Bank Trust Co., Americas New York, Desche Bank Frankfut, BHF Frankfut, Standard Chartered Bank London,... Có thể nói nghiệp vụ ngân hàng đại lý đã góp phần đáng kể vào kết quả TTQT của SCB trong năm qua.
Một dấu hiệu hết sức đáng mừng đối với SCB trong thời gian gần đây là những chuyến viếng thăm ngày càng nhiều của các đoàn khách nước ngoài (chủ yếu là từ các ngân hàng nước lớn trên thế giới, các tổ chức tài chính, các quỹ đầu tư,...) mang theo nhiều cơ hội hợp tác cho SCB. Nghiệp vụ ngân hàng đại lý đã góp phần đem thương hiệu SCB đến gần sự quan tâm của các ngân hàng bạn trên thế giới. Ngày 01/03/2007, SCB đã chính thức tham gia hệ thống SWIFT, mở ra một lộ trình phát triển nghiệp vụ ngân hàng quốc tế đầy triển vọng.
Tính đến tháng 3/2008, SCB đã có mạng lưới NH đại lý là 1027 NH và chi nhánh NH tại 82 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. SCB vừa mới được Wachovia trao tặng chứng nhận TTQT xuất sắc năm 2007 với tỷ lệ điện đạt tiểu chuẩn cao.
Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế cảu SCB trong tháng 3/2008 đạt kết quả như sau:
- Thu phí dịch vụ tháng 3/2008 :412 triệu - Chi cho hoạt động tháng 3/2008 : 31.62 triệu
- Chênh lệch thu chi : 308.38 triệu đồng so với tháng 02/2008 Doanh số TTQT thường gắn liền với khả năng mở rộng tài trợ tín dụng xuất- nhập khẩu. Mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu 25% trong năm 2008 do Chính phủ đặt ra, cùng các giải pháp vĩ mô trong lĩnh vực NH nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu như ưu tiên mua ngoại tệ, cho vay ngoai tệ đối với các doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn hiện nay…sẽ
tạo điều kiện để SCB năng cao khả năng cung ứng dịch vụ TTQT, tài trợ xuất khẩu trong thời gian tới. Đặc biệt, trong hoạt động TTQT sẽ có vai trò quan trọng trong mục tiêu nâng cao tỷ lệ thu dịch vụ lên mức 15% tổng thu nhập dịch vụ lên mức 15% tổng thu nhập của SCB trong năm 2008.
2.1.2 Biểu phí dịch vụ tín dụng chứng từ tại SCB
Tín dụng thư nhập khẩu Mở L/C
L/C trị giá < 1 triệu USD
L/C trị giá từ 1 triệu USD đến <2 triệu USD L/C >= 2 triệu Tu chỉnh L/C Tu chỉnh tăng tiền - Phí trong nước - Phí ngoài nước Tu chỉnh khác/ Phí huỷ L/C - Phí trong nước - Phí ngoài nước Thanh toán L/C
Chấp nhận thanh toán hối phiếu có kỳ hạn Ký quỹ 100% Ký quỹ < 100% 0.075% TT 2$ TĐ 400$ 0.075% TT 2$ TĐ 500$ 0.075% TT 2$ TĐ 600$ TT 20$ TT 30$ 10$ 30$ 0.2% TT 20$ TĐ 250$ 0.15%/quý TT 20$ 0.15%/quý TT 20$
- Phần ký quỹ
- Phần không ký quỹ
Sửa đổi hối phiếu đã chấp nhận
Ký hậu vận đơn, phát hành thư uỷ quyền nhận hàng
Phát hành thư bảo đảm nhận hàng khi chưa có vận đơn bản gốc
Tu chỉnh thư bảo lãnh nhận hàng Phạt bất hợp lệ từ người bán Hoàn trả bộ chứng từ cho NN Phí thực hiện hoàn trả theo L/C Tín dụng thư xuất khẩu
Thông báo L/C hoặc sơ báo
SCB là ngân hàng thông báo thứ nhất SCB là ngân hàng thông báo thứ hai Thông báo tu chỉnh L/C
SCB là NHTB 1 SCB là NHTB thứ hai
Chuyển tiếp L/C và tu chỉnh qua NH khác Chuyển nhượng L/C và quyển chuyển nhượng tu chỉnh L/C - Phí trong nước - Phí ngoài nước 0.25%/quý TT 20$ 10$ miễn phí 50$ 10$ 50$ 20$/ lần + ĐP+ Bưu ĐP 25$ /lần +ĐP 12$ 10$+ phí NHTB 5$ 4$+ phí NHTB 1 20$ 20$ 30$ 5$
Nhận và xử lý chứng từ gửi đi Thanh toán L/C
Huỷ L/C xuất
Chiết khấu chứng từ L/C xuất
0.1% TT 20$ TĐ 150$ 10$ + chi phí thực tế
Theo quy định biểu lãi suất cho vay+ chi phí thực tế
2.1.3 Quy trình thanh toán L/C tại CN Hà Nội
Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ được thực hiện Theo Quyết định số 181/QĐ/SCB-TGĐ.07 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn ngày 31/12/2007 quy định về "Bộ quy trình chứng từ và Quy định về chiết khấu chứng từ theo Thư tín dụng".
2.2. Hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C tại chi nhánh Hà Nội
2.2.1. Các chỉ tiêu tài chính
* Báo cáo tình hình mở và thanh toán L/C tại CN Hà Nội BÁO CÁO TÌNH HÌNH MỞ VÀ THANH TOÁN L/C NĂM 2007
SỐLƯỢNG LƯỢNG L/C MỞ GIÁ TRỊ TT L/C ( USD) THU NHẬP TỪ NGHIỆP VỤ TTQT (VND) T2 6 864,283.46 12665609VND + 265.46 USD T3 7 223,214.00 10,408,576 T4 4 159,566 USD + 15,130,000 JPY 19,434,860 T5 4 101,148.00 19,097,347 T6 4 143,554.15 18,786,041 T7 5 386,435.07 28,251,514
T8 5 277,914.97 26,577,164 T9 6 180,661.81 26,577,164 T9 6 180,661.81 26,577,164 T10 5 191,816.36 38,918,770 T11 8 950,742.84 39,756,258 T12 7 35,043,743 Tổn g 61 38523079.66 USD + 15,130,000 JPY 275,517,046 VNĐ+265.46 USD
• Doanh số TTQT theo phương thức L/C(nghìn USD)
Ta thấy doanh số thanh toán L/C luôn tăng qua các năm. Doanh số năm 2007 tăng lên 36485.7 nghìn USD. Năm 2007 tăng gấp 3.51 lần so với năm 2006, và tăng gấp lần 54.54 lần so với năm 2005.
Giá trị thanh toán L/C tăng lên do số lượng L/C tăng lên. Năm 2005, số lượng L/C được mở chỉ là 10 bộ thì năm 2006 đã thanh toán được 40 bộ L/C và tăng lên 21 bộ sang năm 2007. Tuy số lượng L/C thấp
so với toàn hàng nhưng điều này thể hiện sự nỗ lực không ngừng của CN Hà Nội trong việc thu hút khách hàng, và thực hiện nghiệp vụ.
Trong năm 2006, chỉ thực hiện một số ít bộ L/C xuất khẩu và đây là tình trạng chung trong năm 2007 và hiện nay. Khách hàng hiện nay của SCB CN Hà Nội chủ yếu là các doanh nghiệp nhập khẩu như công ty Tân Đại Phát, Công ty Kim Dương,...Khách hàng xuất khẩu như công ty xuất nhập khẩu Kim loại Á Châu. Thực trạng này còn do phía doanh nghiệp Việt Nam phải chấp nhận yêu cầu của đối tác nước ngoài là thực hiện mở L/C để đảm bảo tiền hàng, tăng khả năng an toàn trong thanh toán. Ngược lại, khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu còn dè dặt trong việc thực hiện thanh toán với khách hàng nước ngoài bằng thư tín dụng do sợ thủ tục rườm ra. Các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thực hiện mở L/C chủ yếu ở các cơ sở của SCB phía nam như tại Hội Sở, CN Vũng Tàu,…
* Phí thu được hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C(USD) Chỉ tiêu 2006 2007 Tỷ lệ tăng(lần) Tổng phí thu được 5323.8 18633. 3 3.5 Tổng doanh số XNK 170361.6 543453.5 3.19 Tổng phí/Doanh số(%) 3.125 3.429
Ta thấy do doanh số xuất nhập khẩu tăng lên nên thu nhập từ thanh toán L/C tăng lên. Mức phí mà SCB đã được coi là mức phí cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, thu nhập từ thanh toán quốc tế bằng L/C chỉ chiếm một phần thu nhập rất nhỏ trong tổng thu nhập từ phí dịch vụ nói riêng và tổng thu nhập nói chung. Hiện nay,SCB chi nhánh Hà Nội mới có 8 khách hàng lớn là khách hàng truyền thống, được cấp hạn mức tín dụng tài trợ thương mại và thực hiện thanh toán bằng L/C thường xuyên.
Đây là một con số rất kiêm tốn và điều này giải thích vì sao tổng thu nhập từ thanh toán bằng L/C đã tăng lên nhưng còn quá thấp.
• Chi phí rủi ro phát sinh mà NH phải bồi thường
Từ khi đi vào hoạt động tháng 10/2005 đến nay, CN Hà Nội đã thực hiện việc thanh toán quốc tế bằng L/C và chưa phải bồi thường một khoản tiền nào về rủi ro trong thanh toán. Điều đó cho thấy việc thanh toán L/C tại CN Hà Nội là rất đảm bảo cho khách hàng, trình độ nghiệp vụ của các thanh toán viên cao. Một lý do thêm nữa là các nghiệp vụ phát sinh còn hạn chế, chủ yếu là việc mở các L/C đơn giản như : L/C trả ngay, L/C xác nhận,…Việc bảo đảm an toàn trong thanh toán, tránh những rủi ro xảy ra cho ngân hàng và khách hàng cần được duy trì trong các năm tới, khi SCB thực hiện nhiều và đa dạng hơn hình thức thanh toán tín dụng chứng từ.
2.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính
• Số lượng L/C được thanh toán qua các năm
Tổng số L/C thanh toán là 61 bộ, trong đó có 3 bộ L/C xuất khẩu và 58 bộ L/C nhập khẩu. Giá trị thanh toán của từng bộ L/C thường lớn
vì khách hàng của CN Hà Nội là những doanh nghiệp có khối lượng nhập khẩu lớn nguyên vật liệu và các thiết bị máy móc. Số lượng L/C rất hạn chế, chỉ bằng 1/3 so với toàn hàng trong năm 2007. Đầu năm 2008, tình hình này đã được cải thiện. Trong các tháng đầu năm 2008,CN Hà Nội đã thực hiện thanh toán được 27 bộ L/C và mức phí thu được 8660USD. Điều đó cho thấy hoạt động thanh toán bằng L/C tại CN Hà Nội được cải thiện trong năm 2008. Trong đầu năm 2008, vì hạn chế cho vay nên việc tại trợ tín dụng không được áp dụng rộng rãi. CN Hà Nội vẫn thực hiện tạm ứng ký quỹ cho khách hàng truyền thống, và một phần họ ký quỹ bằng nguồn vốn tự có nên tình hình thực hiện L/C vẫn khả quan. Trong năm 2008, theo kế hoạch thực hiện, tổng mức phí thu được từ hoạt động thanh toán bằng L/C phải tăng gấp 1.2 lần so với năm 2007.
• Về quan hệ với các NH đại lý
SCB có quan hệ với 1027 ngân hàng đại lý và chi nhánh tại 82 quốc gia trên thế giới. Con số này tăng lên 1.32 lần so với năm 2007, thể hiện việc thanh toán L/C tại CN Hà Nội trở nên thuận tiện hơn. Đặc biệt việc có quan hệ với nhiều chi nhánh ngân hàng trên khắp thế giới giúp cho ngân hàng tìm hiểu đẩy đủ thông tin về người hưởng lợi L/C, cung cấp cho khách hàng của mình những thông tin quan trọng. Điều này rất cần thiết đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu hiện nay, khi có nhiều luồng thông tin trái chiều trên thị trường, tránh những rủi ro xảy ra.
*Số vụ tranh chấp trong thanh toán bằng L/C
Từ khi CN Hà Nội thực hiện nghiệp vụ thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ chưa có vụ tranh chấp nào xảy ra. Điều này chứng tỏ , hoạt động thanh toán L/C hoàn toàn đảm bảo an toàn cho khách hàng và SCB nói chung và CN Hà Nội nói riêng đã trở thanh một ngân hàng uy tín trên thị trường trong lĩnh vực thanh toán quốc tế.
3.1 Kết quả đạt được
Với mạng lưới NHĐL là 1027 ngân hàng ở 82 quốc gia trên thế giới, tuy CN Hà Nội mới đi vào hoạt động hơn 3 năm nhưng hoạt động thanh toán quốc tế luôn được đảm bảo giao dịch thuận tiện, đáp ứng nhu cầu thanh toán của khách hàng. Do đó, hoạt động thanh toán bằng L/C của chi nhánh đã không ngừng phát triển về mọi mặt.
Hoạt động TTQT bằng L/C từ năm 2005 đến nay đã đạt được những kết quả khả quan so với vị thế là một chi nhánh mới đi vào hoạt động. Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều NH có khả năng cạnh tranh rất lớn trong lĩnh vực thanh toán quốc tế như Techcom bank, Vietcombank, …nhưng SCB đã khẳng định uy tín của mình trong lĩnh vực này. Doanh số thanh toán L/C tăng lên đáng kể qua các năm. Hoạt động thanh toán không chỉ tăng về số lượng mà còn cải thiện về chất lượng, các nghiệp vụ phức tạp được thực hiện ngày càng nhanh chóng, chính xác.
Hoạt động hỗ trợ nghiệp vụ thanh toán quốc tế bằng L/C trong những năm qua đạt kết quả tốt. Các sản phẩm, dịch vụ liên quan như: cho vay hỗ trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, thanh toán séc, hối phiếu,…Các nghiệp vụ này góp phần tạo ra sự thay đổi cả chiều rộng và chiều sâu trong quan hệ với khách hàng, thu hút được thêm nhiều khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
Trong năm 2005 đến cuối năm 2007, tình hình ngoại tệ có nhiều biến động trên thị trường, nhưng bộ phận thanh toán quốc tế tại CN Hà Nội kết hợp với Hội Sở SCB vẫn đảm bảo đáp ứng kịp thời các nhu cầu về ngoại tệ để thực hiện thanh toán cho khách hàng.
Hiện nay, mức phí dịch vụ mà CN Hà Nội đưa ra đã là mức phí cạnh tranh trên thị trường. Điều đó vừa đảm bảo lợi ích cho khách hàng vừa tăng kết quả kinh doanh của toàn chi nhánh.
Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán quốc tế bằng L/C luôn tuân thủ theo các quy định về pháp luật, cũng như các quy tắc, tập quán, và thông lệ quốc tế. Khi có những thay đổi trong luật pháp quốc tế ảnh hưởng đến phương thức tín dụng chứng từ, ngân hàng cũng có những điều chỉnh kịp thời về quy trình nghiệp vụ để đảm bảo thực hiện thanh toán. CN Hà Nội là một trong những chi nhánh thực hiện thanh toán quốc tế bằng L/C hiệu quả nhất trong toàn hệ thống SCB.
3.2 Các hạn chế
* Doanh số hoạt động và phí thu được từ hoạt động TTQT của CN Hà Nội chưa cao.
Tổng thu nhập từ hoạt động thanh toán bằng L/C qua các năm có gia tăng. Tuy nhiên, chỉ tiêu này còn rất hạn chế so với tổng thu nhập từ