Các chỉ tiêu phản ánh

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hà Nội (Trang 35)

4.2.1. Các chỉ tiêu tài chính

Nhóm chi tiêu tài chính gồm: Doanh số, doanh thu, chi phí, TTQT theo L/C, chi phí rủi ro phát sinh và doanh thu, nợ quá hạn của tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu.

*Doanh số thanh toán L/C nhập khẩu là giá trị thanh toán theo phương thức L/C.

Doanh số thanh toán L/C xuất khẩu là doanh số báo có hàng xuất khẩu từ thanh toán quốc tế.

Chỉ tiêu cho thấy khả năng hoạt động cảu NH trong lĩnh vực TTQT. Doanh số cao chứng tỏ số lượng L/C được thanh toán nhiều, giá trị L/C lớn. Doanh số còn là chỉ tiêu của NH để NH thu phí thanh toán. Phí thanh toán thường áp dụng theo giá trị của L/C. Tuỳ từng NH có mức phí thanh toán khác nhau phù hợp với quy định của NHNN và theo chiến lược kinh doanh của NH.

* Doanh thu, chi phí, và lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT bằng L/C.

- Doanh thu là số tiền thực tế mà NH thu được từ TTQT bằng L/C, bằng tổng phí thu được, bao gồm: phí mở, phí thông báo, phí tu chỉnh L/C,…

- Chi phí cho hoạt động TTQT theo L/C là tất cả các chi phí mà NH phải bỏ ra để phục vụ, phát triển hoạt động thanh toán TTQT

theo L/C, chi phí điện SWIFT, chi phí trang thiết bị, chi phí cho thanh toán viên,…

- Lợi nhuận thu được từ hoạt động TTQT theo L/C là phần NH thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí cho hoạt động này.

Lợi nhuận được từ TTQT theo L/C =

Doanh thu từ

TTQT theo L/C -

Chi phí hoạt động TTQT theo L/C Lợi nhuận là chi tiêu quan trọng nhất phản ánh phần giá trị gia thặng dư hay mức hiệu quả kinh doanh mà NH thu được từ hoạt động TTQT

theo L/C. Mục tiêu kinh doanh cuối cùng là lợi nhuận. * Chi phí rủi ro phát sinh mà NH phải bồi thường

Trong TTQT, các NH có thể gặp các rủi ro phát sinh như: NNK không đủ khả năng thanh toán, hoặc từ chối thanh toán. Khi rủi ro xảy ra thì chi phí của NH tăng thêm, lợi nhụân của NH giảm. Vì vậy việc thực hiện ký quỹ rất quan trọng. NH phải đánh giá rõ tình hình tài chính, khả năng thanh toán của NNK. Khi NH đã kiểm tra bộ chứng từ hợp lệ và thực hiện thanh toán mà NNK phát hiện vẫn còn sai sót và từ chối thanh toán thì NH phải hoàn toàn chịu phí tổn.

* Nợ quá hạn của tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu

Để phục vụ cho việc thanh toán xuất nhập khẩu kịp thời, tạo điều kiện để các doanh nghiệp không bị đọng vốn và cung cấp hàng hoá kịp thời cho hoạt động sản xuất kinh doanh, các NH thực hiện tài trợ thương mại.

- Với NXK:

NH chiết khấu bộ chứng từ: NXK sau khi giao hàng có thể thương lượng với NHCK bộ chứng từ hàng hoá, giá trị chiết khẩu nhỏ hơn giá trị của L/C. NHCK thực hiện truy đòi tiền hàng tại NH thanh toán trong thời gian hiệu lực của L/C.

Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu: NH tài trợ cho NXK vốn lưu động trong thời gian sản xuất hàng hoá để chuẩn bị giao hàng dựa trên L/C đã mở.

- Với NNK:

NHPH cho NNK vay để mở L/C, tức là cho vay để ký quỹ.

NHPH cho NNK vay để thanh toán hàng nhập khẩu: NNK phải lập được phương án sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và chứng tỏ được khả năng thanh toán của mình.

Bằng các hình thức cấp tín dụng trên thì NH đã tài trợ vốn cho NNK, NXK, khuyến khích hoạt động xuất nhập khẩu, từ đó mở rộng hoạt động TTQT . Doanh số tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tăng, có thể dẫn

đến nợ quá hạn của NH gia tăng do rủi ro về phía NNK, NXK. NH cần kiểm soát chặt chẽ khoản tài trợ, thẩm định kỹ tình hình tài chính của các DN.

4.2.2. Các chỉ tiêu phi tài chính

Bao gồm: số L/C thanh toán, mạng lưới NH đại lý, số vụ tranh chấp trong thanh toán bằng L/C.

* Số lượng L/C được thanh toán qua NH là mục tiêu quan trọng của NH. NH có uy tín và khả năng thanh toán thì mới thu hút được khách hàng, tạo niềm tin cho các nhà xuất nhập khẩu. Để có những L/C có giá trị thanh toán lớn đòi hỏi khách hàng là những doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt, hoạt động xuất nhập khẩu phát triển mạnh mẽ. Chính vì vậy NH cần mở rộng thị phần, có được những khách hàng lớn.

* Mạng lưới NH đại lý

Để thực hiện phương thức TTQT bằng L/C, các NH cần có nhiều NH đại lý tại các nước khác nhau trên thế giới. Với mạng lưới NH đại lý này, NH có thể dễ dàng có được các thông tin nhanh và chính xác nhất về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh của khách hàng để đảm bảo hàng được giao đúng hạn và tiền hàng được thanh toán đầy đủ. NH có mạng lưới NH đại lý nhiều và trải khắp thế giới sẽ thực hiện được việc thanh toán bằng L/C nhanh chóng.

* Số vụ tranh chấp trong thanh toán theo phương thức L/C

Nếu NH việc thanh toán bằng L/C xảy ra rủi ro thì tranh chấp dễ xảy ra đối với các bên tham gia. Việc này dẫn đến thu nhập của NH giảm và họ cũng bị mất uy tín trên thị trường. Sự cố tranh chấp sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động TTQT bằng L/C của NH.

4.3.1 Nhân tố từ phía NHTM

- Chính sách Marketing hợp lý : NH sẽ thu hút được nhiều khách hàng lớn nếu họ có quan hệ tốt với những khách hàng tiềm năng. Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu rất lớn. NH cần có biện pháp mở rộng thị trường, tạo hình ảnh tốt đẹp trong lòng khách hàng, có chính sách phục vụ khách hàng tốt nhất như giá phí thấp, tác phong làm việc nhanh chóng, hạn mức tín dụng cao, thái độ phục vụ khách hàng nhiệt tình chu đáo,…Nếu chính sách Mar thì NH phát triển được hoạt động thanh toán bằng L/C.

- Uy tín và năng lực tài chính thực sự của NH: NNK và NXK luôn mong muốn sự mua bán diễn ra thuận lợi, hàng hoá được giao đúng hạn và tiền hàng được thanh toán đầy đủ, nhanh chóng theo hợp đồng giữa hai bên. Họ cần những NH có khả năng tài chính tốt, nguồn ngoại tệ dồi dào, ổn định, có uy tín cả trong và ngoài nước, để đảm bảo việc thanh toán diễn ra theo dự định. NH có nguồn ngoại tệ lớn, đa dạng và có phương thức thanh toán quốc tế hiện đại thì hiệu quả TTQT bằng L/C tốt. - Quy trình thanh toán L/C nhanh chóng, chính xác. Đây là toàn bộ quá trình mà bộ L/C từ lúc mở đến lúc người hưởng lợi được hưởng đầy đủ giá trị của L/C.Quy trình này phải được chuẩn hoá, thống nhất, linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Với NHPH đòi hỏi quá trình thẩm định khách hàng từ khâu ký quỹ và thực hiện mở phải diễn ra nhanh chóng. Sau khi nhận được bộ chứng từ do NH của NXK xuất trình phải thực hiện kiểm tra chi tiết chính xác và thông báo kịp thời nếu có bất hợp lệ. Với NH của NXK, cần kiểm tra L/C kỹ càng, sớm phát hiện sai sót để nhanh chóng chỉnh sửa, đẩy điện sang NHPH.

Quy trình được thực hiện nhanh chóng còn phụ thuộc vào công nghệ NH. Các phương tiện vật chất kỹ thuật về máy tính, đường truyền của NH phải hiện đại, giảm thiếu sai sót trong quá trình xử lý điện. Mối

quan hệ của NH với các đại lý cũng là yếu tố quan trọng đảm bảo khả năng thanh toán nhanh cho người thụ hưởng.

- Con người là yếu tố quan trọng nhất trong TTQT bằng L/C cũng như trong bất cứ hoạt động nào của NH. Trình độ của thanh toán viên và tác phong làm việc quyết định việc thực hiện thanh toán có hiệu quả tốt hay không. Do việc thanh toán L/C bằng điện Swift, đòi hỏi nhân viên phải mở L/C chính xác với các chi tiết. Khi nhận được thông báo sai sót và yêu cầu tu chỉnh từ phía khách hàng, thanh toán viên có trách nhiệm tu chỉnh L/C đây đủ và nhanh chóng đẩy điện ra nước ngoài để L/C được thanh toán kịp thời. Đồng thời, đòi hỏi thanh toán viên làm việc tạo sự thoả mái cho khách hàng, làm việc dứt khoát, đúng hẹn.

4.3.2 Nhân tố từ phía khách hàng

Để đảm bảo việc thanh toán được thực hiện đòi hỏi NNK, NXK đều là những doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt.

- Với NNK: yêu cầu có kinh nghiệm và trình độ trong việc lập bộ chứng từ đúng với quy định và thông lệ quốc tế. Đồng thời họ cần có những hiểu biết chính xác nhất định để thực hiện giao hàng theo đúng hợp đồng.

-Với NXK: Nhanh chóng hoàn chỉnh bộ chứng từ theo đúng quy định và thông lệ quốc tế. Để đảm bảo việc thu được tiền hàng đúng thời điểm họ có thể yêu cầu NHXN có uy tín tại nước người mua. Như vậy, họ cũng có những hiểu biết sâu rộng về thị trường tài chính nước ngoài.

4.3.3 Nhân tố từ môi trường xung quanh

Hoạt động TTQT diễn ra giữa các đối tác tại các nước khác nhau. Vì vậy nó chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như thông lệ quốc tế, hệ thống luật pháp, chế độ chính trị, cùng những biến động trong nền kinh tế của từng quốc gia.

- Về môi trường pháp lý: Mỗi nước có quy phạm pháp luật khác nhau với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước và nước ngoài. Có thể hàng đã đến cửa khẩu NNK, nhưng do có quy định đột ngột cấm nhập khẩu mặt hàng đó vào nước này mà việc giao hàng không được thực hiện, rủi ro xảy ra với các bên tham gia. Cần có thông tin đầy đủ về các mặt hàng được phép xuất nhập khẩu tại nước của đối tác. Khi có tranh chấp xảy, nội dung của UCP xung đột với luật quốc gia thì luật quốc gia vượt lên trên bề mặt pháp lý.

- Các chính sách của nền kinh tế: tỷ giá, lãi suất, thuế xuất nhập khẩu và thuế với một số mặt hàng sản xuất trong nước. Nếu thuế XK tăng cao thì giá hàng hoá tăng. Đồng thời do tỷ giá tại các thời điểm khác nhau nên NH có thể chịu rủi ro tỷ giá trong việc huy động ngoại tệ để thanh toán cho khách hàng.

- Chế độ chính trị của các quốc gia: Nếu một quốc gia có tình hình chính trị ổn định, hoạt động xuất nhập khẩu được mở rộng thì việc thực hiện TTQT bằng L/C rất phổ biến. Các doanh nghiệp có thể yên tâm về bạn hàng của mình. Ngược lại, tại các quốc gia có xung đột vũ trang, bạo động, khủng bố thì các doanh nghiệp và ngân hàng không thể bảo đảm khả năng sản xuất và thanh toán theo đúng hợp đồng, rủi ro rất lớn.

Hoạt động TTQT bằng L/C có hiệu quả hay không phụ thuộc vào tất cả các yếu tố trên. Yếu tố nào cũng đóng vai trò quan trọng. NH có thu được lợi nhuận cao từ hoạt động thanh toán hay không, trước hết họ cần có các yếu tố tốt từ phía mình, đồng thời thu hút được khách hàng tốt trong điều kiện môi trường thuận lợi.

Chương II: HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn chi nhánh Hà Nội (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w