*Ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) Sài Gòn ( Sai Gon Commercial Joint Stock Bank - SCB) xuất thân từ NHTMCP Quế Đô, được thành lập năm 30/06/1992, theo số ĐKKD gốc 05019/NH-GP. Vì một số nguyên nhân, sau khi đi vào hoạt động NH Quế Đô đã gặp phải rất nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh không hiệu quả, thậm chí trên bờ vực phá sản. Trước tình hình đó hội đồng cổ đông (HĐCĐ) hiện tại của NH đã tiến hành mua lại ngân hàng, cơ cấu lại tổ chức và hoạt động để tiếp tục đưa NH phát triển. Thương hiệu NHTMCP Sài Gòn chính thức được giới thiệu trên thị trường từ ngày 08/04/2003, có hội sở chính tại 193-203 Trần Hưng Đạo, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Với thương hiệu mới, cùng những nỗ lực đổi mới và phát triển, SCB đã đạt được những kết quả đáng kể trong thời gian.
Chi nhánh SCB tại Hà Nội được thành lập theo GPTL số 0113009192 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 04/10/2005.Từ khi thành lập đến nay, CN Hà Nội đã có 6 phòng giao dịch, hoạt động rất hiệu quả, thu được nguồn lợi rất lớn, đứng đẩu về tỷ suất lợi nhuận so với các chi nhánh trong toàn hàng.
* Các sản phẩm dịch vụ chính tại Chi nhánh Hà Nội
- Huy động vốn: Huy động tiền gửi từ doanh nghiệp và cá nhân bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng với các chương trình tiết kiệm dự thưởng và khuyến mãi.
Đối với khách hàng cá nhân có sản phẩm như "chiếc ví thông minh" với tiền gửi tiết kiệm thanh toán, với tiền gửi tiết kiệm có các sản phẩm: TK thông thường, TK tám chữ vàng, TK tích luỹ lĩnh hoạt, TK hưu trí, TK rút gốc phần thưởng lãi suất bậc thang.
Từ ngày 03/04/2008, CN Hà Nội đã tung ra sản phẩm kỳ phiếu có sự hấp dẫn với khách hàng.
- Dịch vụ tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay mua ô tô , sửa chữa mua sắm, xây dựng nhà ở, hỗ trợ học tập, tiêu dùng, bảo lãnh trong và ngoài nước, kinh doanh bán sỉ, kinh doanh chứng khoán...
- Các dịch vụ khác: Các dịch vụ tài khoản thanh toán, thu chi hộ, chi hộ lương thanh toán quốc tế, chuyển tiền trong và ngoài nước, kinh doanh ngoại hối và vàng, kiều hối, thẻ, tư vấn nhà đất, SMS Banking, đầu tư trực tiếp, Repo chứng khoán, Ngân quỹ,...
*Cơ cấu tổ chức và nhân sự
Từ khi thành lập CN Hà Nội có 30 thành viên. Đến cuối năm 2006, cả CN có 58 cán bộ nhân viên, tăng lên 32 người trong năm 2007, và đến thời điểm tháng 4/2008, toàn CN Hà Nội có 97 cán bộ nhân viên, chiếm gần 11% so với toàn hàng. SCB CN Hà Nội luôn chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại từ cấp quản lý đến đội ngũ cán bộ nhân viên, bổ sung nguồn nhân lực trẻ được đào tạo bài bản từ các trường Học viện ngân hàng và đại học Kinh tế thông qua thi tuyển trực tiếp... nhằm có được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp phục vụ nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
* SCB CN Hà Nội thực hiện dịch vụ ngân quỹ cho các công ty chứng khoán Tân Việt, Chúng khoán Vina. CN Hà Nội đã tham gia hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union, ký kết hợp tác với Vietcombank, hệ thống liên minh thẻ Smartlink. SCB ký kết hợp tác
với NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam, NH Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội, hợp tác công nghệ thông tin với tập đoàn IBM và công ty Temenos với giải pháp T24, tập đoàn Bảo hiểm.
1.2 Hoạt động kinh doanh của CN Hà Nội trong những năm gần đây Từ năm 2005 đến cuối năm 2007, tình hình tài chính của CN Hà Nội đã từng bước được lành mạnh hoá và hoạt động kinh doanh liên tục có lãi, năm sau cao hơn năm trước. Các chỉ tiêu tổng tài sản, nguồn vốn huy động, dư nợ đầu tư tín dụng đều có mức tăng trưởng cao và ổn định. Năm 2005, mức cổ tức chia là 12%, và năm 2006 mức cổ tức chia là 16%.
Cuối năm 2005, vốn điều lệ SCB đạt 271.788 tỷ đồng với 235 cổ đông.
Năm 2006 tiếp tục chứng kiến những bước tăng trưởng đột phá của SCB với hàng loạt chỉ tiêu và hoạt động kinh doanh đều có mức tăng trưởng cao, và ổn định và vượt rất xa so với yều cầu của Hội Đồng Quản Trị. Tổng tài sản của ngân hàng đã vượt ngưỡng 10,000 tỷ đồng. Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ của SCB đạt 600 tỷ đồng với 291 cổ đông, tổng thặng dư vốn xấp xỉ 88 tỷ đồng được chia lại cho cổ đông hịên hữu nâng tổng thu nhập trên một cổ phần năm 2006 (phần cổ tức năm 2006 và thặng dư vốn) lên 45,91%.
Trong năm 2007, bên cạnh hình ảnh một ngân hàng vững mạnh, SCB Hà Nội còn được công chúng biết đến là một ngân hàng luôn hướng đến cộng đồng thông qua những đợt quyên góp, tài trợ những chương trình từ thiện của các tổ chức chính trị xã hội Trung ương và các địa phương diễn ra đều đặn, liên tục khắp các vùng, miền trong cả nước.
Cơ cấu nguồn vốn của SCB CN Hà Nội bao gồm : tiền gửi của các tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế, cá nhân dân cư, trong đó nguồn tiền gửi của cá nhân chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Nguồn vốn (Đơn vị : Triệu đồng)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 tăng(lần)Tỷ lệ 1. Tiền gửi của KBNN và
TCTD khác 505,434.5 452,033 .89
2.Tiền gửi của TCKT ,dân cư 591,383.3 5,962,038.8 10.08 3. Tài sản nợ khác 18,841.9 142,040 7.54 4. Vốn và các quỹ 11,146.9 71,773.5 6.44 Tổng nguồn vốn 1,126,806.6 6,627,885.3 5.88
*Với những nỗ lực không ngừng, công tác huy động vốn trong năm 2006 tăng trưởng khá mạnh. Tổng nguồn vốn toàn Ngân hàng đạt 10.973 tỷ, gấp 2,7 lần so với năm 2005 (4.032 tỷ đồng).Nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế và dân cư đạt 3.576 tỷ đồng. gấp 2,2 lần năm 2005 (1.287 tỷ đồng).Trong đó CN Hà Nội chiếm 10.27% so với toàn hàng. CN Hà Nội huy động nguồn vốn từ kho bạc nhà nước và huy động từ tổ chức kinh tế có tỷ lệ ngang nhau. Tình hình huy động năm 2006 là đáng kể vì lúc đó CN mới chỉ có 3 phòng giao dịch, địa bàn hoạt động còn hạn chế. Để đạt được kết qủa tốt như vậy, để có thể khơi tăng nguồn tiền gửi từ dân cư và các tổ chức kinh tế, CN Hà Nội đã thực thi nhiều chính sách hợp lý như: chính sách khuyến mại, chính sách lãi suất hấp dẫn với từng đối tượng khách hàng, miễn giảm phí thanh toán đối với khách hàng vay, ưu đãi với khách hàng doanh nghiệp chuyển doanh thu về SCB... Năm 2006, đã đánh dấu sự phát triển của các chương trình tiết kiệm nhờ đáp ứng đúng thị hiếu và yêu cầu của khách hàng, như chương trình "Niềm vui nhân 3 cùng vàng ba chữ A"... Vốn huy động từ các TCTD khác :5.299 tỷ đồng, chiếm 53,3% trong tổng vốn huy động.
Trong năm 2006, SCB đã tiến hành 2 đợt tăng vốn điều lệ ( vào tháng 4 và tháng 8), thông qua việc phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Quy mô vốn của CN Hà Nội tăng lên là cơ sở để đẩy mạnh và nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh, gia tăng giá trị thị trường của SCB đối với khách hàng và nhà đầu tư. Nhờ đó, không chỉ huy động được lượng vốn cần tăng mà theo kế hoạch mà SCB còn thu đựoc khoản thặng dư dùng để dự trữ bổ sung vốn điều lệ trong thời gian tới. Đến cuối năm 2006, vốn điều lệ và các quỹ đạt 696,5 tỷ đồng, gấp 2 lần so với năm 2005, chiếm 6,6% trong tổng nguồn vốn.
* Tình hình huy động vốn của năm 2007
Tính đến thời điểm 31/12/2007 tổng nguồn vốn của SCB là 25,980 t ỷ đồng, tăng 15,307 tỷ( tăng 137,41%) so với đầu năm. SCB Hà Nội chiếm 25.51% tổng nguồn vốn toàn hàng với tổng nguồn là 6,627.9 tỷ đồng. Trong đó, số lượng cán bộ nhân viên của CN Hà Nội bằng 1/10 số lượng của toàn hệ thống. Nguồn vốn của SCB Hà Nội chiếm tỷ lệ khá lớn. Tỷ lệ gia tăng nguồn vốn của CN Hà Nội là 5.88 lần so với đấu năm. Con số này cho thấy sự phát triển vượt bậc của NH trong năm 2007.
Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là nguồn từ tiền gửi của các tổ chức kinh tế và cá nhân trên địa bàn Hà Nội chiếm tỷ lệ 89.95% so với tổng nguồn vốn. Số còn lại là tiền gửi của các TCTD, các tài sản nợ khác, vốn và các quỹ.
1.2.2 Hoạt động sử dụng vốn
Tổng tài sản của NH qua các năm (triệu đồng)
TT Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Tỷ lệ gia tăng
(lần) 1 Tiền mặt 1,329.3 8,272.4 6.22 2 Tiền gủi tại NHNN 1,455.7 342.9 0.24 3 Tiền gửi tại TCTD trong
và
ngoài nước 4 Cho vay khách hàng 391,242.3 1,051,437.2 2.69 5 Tài sản cố định 2,878.7 41,806.7 14.52 6 Tài sản có khác 628,051.1 5,524,053.8 8.80 Tổng tài sản có 1,126,806.2 6,627,885.3 5.88 Toàn hàng 10,973,000. 0 25,980,000.0 0 2.37 Năm 2006, tổng dư nợ tín dụng, đầu tư SCB đạt 391.2 tỷ đồng,
tăng 279.2 tỷ đồng (tăng 2.49 lần)so với năm 2005. Nét nổi bật trong tình hình hoạt động đầu tư tín dụng của SCB là có sự tăng trưởng cao, giữ chân phục vụ tốt các khách hàng truyền thống, đồng thời mở rộng đối tượng khách hàng vay mới, nhất là khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, đi đôi với kiểm soát tín dụng đựoc duy trì thường xuyên không chỉ trong và bộ phận tác nghiệp kinh doanh mà cả trong hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ...
Tỷ lệ nợ quá hạn từ đầu năm đến nay luôn được duy trì ở mức thấp, xoay quanh mức 1% đến cuối năm 2006 còn 0,89%. Nợ xấu chỉ chiểm 0,85% tổng dư nợ. Hoạt động đầu tư năm 2006 của SCB tăng trưởng rất tốt, gấp 4,9 lần năm 2005. Đây chính là cơ sở để SCB đạt được 2 mục đích: vừa từng bước đa dạng hoá danh mục tài sản có, cải thiện cơ cấu nguồn vốn thu, vừa tăng cường dự trữ thanh khoản cho ngân hàng.
Tính đến 31/12/2007, tồn quỹ của CN Hà Nội là 8.3 tỷ, tăng gần 7tỷ (tăng 5.4 lần so với đầu năm). Tỷ lệ tồn quỹ bằng 0,12% tổng tài sản, là một mức tồn quỹ tương đối hợp lý so với số lượng chi nhánh, phòng giao dịch hiện tại của SCB. Sau những tháng đầu năm để tồn quỹ cao làm ảnh hưởng đến khả năng sinh lời, bắt đầu từ quý I/2007, tồn quỹ của SCB đã được điều chỉnh và kiểm soát tốt hơn.
Tiền gửi tại NHNN giảm 1.1 tỷ so với đầu năm. Việc điều hành hiệu quả vốn tồn quỹ và tiền gửi tại NHNN đã góp phần tối đa hoá lợi nhuận đồng thời đảm bảo an toàn thanh khoản cho SCB.
Tính đến 31/12/2007, dư nợ tín dụng của SCB đạt 1051.4 tỷ đồng tăng 1012 tỷ so với đầu năm (tăng 2.59 lần), hoàn thành 300,28% kế hoạch của HĐQT và thực hiện được 258,04% kế hoạch do BĐH đặt ra. Cơ cấu dư nợ tín dụng tính theo thời gian chủ yếu là dư nợ ngắn hạn chiếm đến 82,59% trong tổng dư nợ, còn lại là dư nợ trung và dài hạn và chiết khấu
Dư nợ tín dụng của SCB Hà Nội tăng trưởng đều qua các tháng. Tỷ lệ sử dụng vốn cho vay trên số dư vốn huy động đến 31/12/2007 là 85,6%. Như vậy hiện nay, hoạt động tín dụng vẫn là hoạt động thế mạnh mang lại nguồn thu nhập chính cho SCB. Với hoạt động tín dụng hiệu quả, SCB đã thể hiện tốt vai trò trung gian tài chính góp phần phân bổ và khai thác hợp lý nguồn lực tiết kiệm của dân cư vào hoạt động phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
-Chất lượng tín dụng
Cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng tại SCB luôn kiểm soát và cải thiện. Đến 31/12/2007, tổng dư nợ xấu của CN Hà Nội là 50,86% tỷ đồng, chiếm 0,25% so với tổng dư nợ. Nếu đầu năm, tỷ lệ nợ xấu này là 0,85% thì đến cuối năm 2007, tỷ lệ này chỉ còn 0,25 % tức là chỉ bằng 1/4 so với đầu năm dù quy mô tín dụng đã tăng gấp 2.59 lần.
Chất lượng tín dụng ngày càng cao không chỉ phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của SCB, mà còn là tín hiệu cho một sự tăng trưởng bền vững, và góp phần nâng cao vị thế của SCB trên thị trường tài chính. Để quản lỹ được chất lượng tín dụng, SCB đã duy trì 100% quy trình cho các sản phẩm tín dụng được triển khai, vấn đề tuân thủ quy trình được hệ thống kiểm soát giám sát một cách nghiêm ngặt (thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay). Đồng thời SCB đã thiết lập một sợi chỉ xuyên suốt trong công tác tín dụng toàn hệ thống thông qua việc phân cấp phán quyết và xét duyệt thông qua Hội đồng tín dụng, 100% hồ sơ duyệt có 2 chữ ký hoặc có chữ ký của thường trực HĐQT thông qua.
*Một sổ chỉ tiêu hoạt động kinh doanh năm 2006,2007 Đơn vị tính: Triệu đồng, lần CÁC CHỈ TIÊU 2006 2007 Tỷ lệ tăng Tổng tài sản 1126.8 6627.9 5.88 Vốn và các quỹ 11.15 71.77 6.43 Tổng nguồn vốn huy động 1096.8 6414.07 5.84
Tổng dư nợ cho vay 391.2 1051.4 2.68
Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ 1,1% 0,72%
Tổng thu nhập 32.51 172.95 5.32
Tổng chi phí 21.36 87.58 4.1
Lợi nhuận trước thuế 11.15 85.37 7.66
ROE 17,96% 18,39%
ROA 1,22% 1,01%
Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) 9,24% 9,40%
Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng, năm 2007, SCB vẫn đạt được những thành quả rất đáng ghi nhận.
Chênh lệch thu - chi của SCB năm 2007 đạt 75.44 tỷ đồng, vượt 25 tỷ so với kế hoạch do HĐQT và ĐHĐCĐ giao. Thực hiện chính sách đã được ĐHĐCĐ thông qua, sau khi trích 20% chênh lệch lợi nhuận vượt kế hoạch, lợi nhuận trước thuế của CN Hà Nội là tỷ đồng, gấp 2,34 lần so với lợi nhuận năm 2006.
Đóng góp chủ đạo cho thu nhập của SCB năm 2007 là thu từ lãi, thu nhập lãi thuần năm 2007 là 445,21 tỷ. Trong năm, SCB cũng đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ khác như hoạt động đầu tư, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ...Các hoạt động này cũng đã đóng góp đáng kể vào kết quả kinh doanh và đa dạng hoá thu nhập cho SCB. Thu dịch vụ trên tổng thu năm 2007 là 14,64%, đây là một dấu hiệu hết sức khả quan của SCB vì năm 2006, tỷ lệ này đạt 37,7% tổng lợi nhuận trước thuế.
Trong năm 2010, theo lộ trình trích lập dự phòng chung và với tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, SCB đã trích lập thêm khoản dự phòng 58,44 tỷ, tăng số dư quỹ dự phòng rủi ro tín dụng đến 31/012/2007 lên 81,16 tỷ. Ngoài ra, SCB cũng đã trích lập hơn 3 tỷ dự phòng cho các khoản giảm giá chứng khoán kinh doanh.
Chi nhánh Hà Nội có mức đóng góp là 19,89%. Năm 2007 có thể coi là năm thắng lớn của SCB Hà Nội với việc hoàn thành gần gấp đôi kế hoạch được giao. Với thành tích này, toàn thể cán bộ nhân viên chi nhánh Hà Nội được thưởng lớn theo mức 20% lợi nhuận vượt KH với số tiền lên đến 7,96 tỷ.
2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo L/C tại NHTMCP
Sài Gòn chi nhánh Hà Nội