Phối hợp cùng lực lượng vũ trang, chống lại hai cuộc phản công chiến lược mùa

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 78)

8. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Phối hợp cùng lực lượng vũ trang, chống lại hai cuộc phản công chiến lược mùa

của Mỹ-Ngụy.

Tháng 12-1965, tư lệnh MACV Westmoreeland đánh giá là đã hoàn thành giai đoạn 1 (triển khai quân Mỹ trên toàn chiến trường, ngăn chặn nhiều hướng thua của quân ngụy) và chuyển sang giai đoạn 2, giai đoạn 3. Thực tế là hai cuộc phản công mùa khô: Phản công lần 1, từ tháng 01-1966 đến giữa 1966. Phản công lần 2, từ tháng 10-1966 đến giữa1967.

Trong mùa khô lần 1, địch xác định miền Đông Nam Bộ với hai hướng chủ yếu, nhằm vào các mục tiêu: Thực hành chiến lược “tìm diệt” những sư đoàn của “Việt cộng” hoặc buộc những đơn vị này phải phân tán đánh du kích, bình định có trọng điểm, đánh phá hậu cần dự trữ của đối phương giành dân. Địch tập trung chủ lực tinh nhuệ (chủ yếu là Mỹ) đánh mạnh vào căn cứ Dương Minh Châu, Bời Lời, Củ Chi, Long Nguyên, Chiến khu Đ, Xuyên Mộc, Hắc Dịch, đồng thời dùng quân ngụy, cùng bảo an, dân vệ bình định bốn tỉnh quanh Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long. “Từ ngày 8-1-1966 đến ngày 10-5-1966, địch mở 13 cuộc hành quân quy mô sư và lữ tăng cường đánh vào Chiến khu Đ, Chiến khu Dương Minh Châu [31,135]. Ở Chiến khu Đ là nơi có lực lượng chủ lực, cơ quan đầu não, căn cứ hậu cần và hành lang của ta. Địch chia thành hai đợt tấn công. Đợt 1: Từ ngày 1-1- 1966 đến cuối tháng 3-1966, với 7 cuộc hành quân đánh vào Chiến khu Đ và Chiến khu Dương Minh Châu. Những cuộc hành quân có ảnh hưởng tực tiếp đến vùng Chiến khu Đ là: Cuộc hành quân Rolling-stone đánh vào Nhà Đỏ-Bông Trang trong tháng 3 năm 1966. Cuộc hành quân Silver-city đánh vào Chiến khu Đ của lữ đoàn 173 dù Mỹ và Ô-xtrây-li-a, từ ngày 7-3 đến ngày 24-3-1966. Đợt 2: Từ đầu tháng 4-1966 đến tháng 5-1966, địch tiến hành 6 cuộc hành quân cấp sư và lữ tăng cường, đánh vào Dương Minh Châu và vùng biên giới, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não và đẩy lùi chủ lực ta ra xa. Đặc biệt,“Cuộc hành quân Birmingham đánh vào Chiến khu Đ của F1.BB Mỹ, lữ đoàn dù 173 Mỹ và 7d ngụy, diễn ra từ 24-4 đến 18-5-1966. Cuộc hành quân Austin đánh vào Bù Gia Mập, biên giới Phước Long của lữ 1/ F101 dù Mỹ diễn ra từ ngày 1-5 đến 17-5-1966 và cuộc hành quân Houston đánh vào Dầu Tiếng”[31,135-136]. Như vậy, trong 10 tháng đầu năm 1966, trên chiến

trường miền Đông Nam Bộ, Mỹ-ngụy đã mở 450 cuộc hành quân vừa diệt chủ lực vừa yểm trợ bình định, trong đó có 13 cuộc hành quân với quy mô cấp sư đoàn tăng cường hoặc lữ đoàn tăng cường đánh vào hai hướng chính là miền Đông Nam Bộ và Khu V.Ngoài ra, ở những vùng tạm chiến, Mỹ-ngụy ra sức củng cố các ấp chiến lược, đóng thêm nhiều đồn bốt, lập thêm các chốt ngăn chặn trên đường giao thông. Kết hợp với bao vây kinh tế, phá hoại hoa màu ở các vùng giải phóng, âm mưu của địch là triệt phá nguồn bảo đảm hậu cần của bộ đội ta, làm cho đời sống nhân dân vùng giải phóng gặp nhiều khó khăn, tạo điều kiện cho việc dồn dân ra các khu vực chúng kiểm soát. “Mỗi tuần địch chỉ bán cho mỗi người dân trong ấp chiến lược 5 ki-lô-gam gạo, một lượng muối rất hạn chế, nhằm ngăn chặn từ gốc nhân dân tiếp tế cho bộ đội”[27,325].Tiếp theo là các cuộc hành quân “tìm diệt” với quy mô lớn, đây là những thủ đoạn rất thâm độc trong kế hoạch “bình định” của địch. Đứng trước những thử thách mới, quân dân vùng Chiến khu Đ vừa có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội chủ lực đánh bại các cuộc hành quân “tìm diệt” của quân Mỹ, vừa phải kiên cường bàm trụ, đập tan các âm mưu và thủ đoạn “bình định” của địch, bảo vệ căn cứ kháng chiến. Lực lượng vũ trang trên địa bàn vừa phải chủ động tiến công, vừa tích cực phản công khi địch đánh vào vùng giải phóng, kết hợp tác chiến thường xuyên, giữ thế chiến trường với tác chiến tập trung từng đợt, kéo địch ra khỏi hang ổ, căng địch ra mà đánh, luồn sâu vào hậu phương địch mà đánh. Trong cuộc hành quân “Hòn đá lăn” (Rolling-Stone) với quy mô lớn, nhằm mở rộng kiểm soát đường số 7, chia cắt Chiến khu Đ, bình định khu vực Bông Trang- Nhà Đỏ-Bình Mỹ. Sau những đợt máy bay B52 dội bom ác liệt và pháo binh bắn cấp tấp dọn đường, quân Mỹ chia làm hai cánh tiến vào căn cứ. Cánh quân thứ nhất là lữ đoàn 1, sư đoàn 1 bộ binh Mỹ, được trực thăng yểm trợ đổ xuống khu vực Sình, Bà Đã, Váng Hương. Cánh thứ hai gồm lữ đoàn dù 173, một tiểu đoàn Ô-xtrây-li-a, 2 tiểu đoàn thuộc sư đoàn 10 bộ binh ngụy từ Tân Uyên, Biên Hòa được đổ xuống Hiếu Liêm. Hai cánh quân địch tạo thành hai gọng kìm đánh thẳng vào chiến khu, tìm diệt chủ lực ta, phá kho tàng, đường giao liên vận chuyển. “Từ ngày 5 đến 22-2-1966, các lực lượng sư đoàn 9 chia nhỏ, bộ đội Phước Thành, bộ đội Tân Uyên và du kích nhiều xã Chiến khu Đ đã liên tục chặn đánh địch, loại khỏi vòng chiến hơn 100 tên Mỹ”[65,225],du kích và nhân dân các xã đã liên tục chặn đánh tiêu hao sinh lực địch. Quân địch càn đến đâu cũng đụng phải mìn, đạp phải chông. Từ “tìm diệt” quân Mỹ phải chuyển sang hỗ trợ quân ngụy tiến hành “bình định” ở Nhà Đỏ, Bông Trang, Tân Bình, Bình Mỹ, Vĩnh Tân và các xã dọc đường 16. Mệt mỏi, tối

ngày 23-2-1966, cả hai cánh quân Mỹ cụm về đóng tại hai chốt dã ngoại tại Bông Trang- Nhà Đỏ với xe thiết giáp án ngữ vòng ngoài. “Tại Nhà Đỏ, 1 giờ 20 phút, ngày 24-2-1966, ta bắt đầu nổ súng, đến 6 giời 30 phút, quân ta hoàn toàn làm chủ trận địa. Sau hơn 4 giờ chiến đấu quyết liệt, ta diệt gần hết 2 tiểu đoàn thuộc lữ 1/F1BB Mỹ, loại khỏi vòng chiến hơn 1.200 tên cùng với sở chỉ huy hành quân lữ 1,2 chi đoàn thiết vận xa, 2 pháo và nhiều xe vận trải” [31,136]. Phát huy thắng lợi, ngày 5-3-1966, trung đoàn 2 sư 9 và lực lượng vũ trang huyện Tân Uyên lại tập kích diệt 1 tiểu đoàn Mỹ ở dốc Bà Nghĩa, diệt 500 tên. Cuộc hành quân “Hòn đá lăn”đánh vào Chiến khu Đ bị bẻ gãy.

Trong cuộc hành quân “Thành phố bạc”(Silver-city) diễn ra từ ngày 7-3- 1966 đến 24- 4-1966, nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não miền Đông, phá nát vùng Chiến khu Đ. Lữ đoàn dù 173, sư đoàn 1 Mỹ có máy bay, pháo binh, xe tăng yểm trợ càn vào khu vực trọng điểm là suối Mã Đà, Rang Rang, Bà Hào, Bà Buông, nơi đóng cơ quan Khu ủy và Bộ Tư lệnh miền Đông. Ngày 10-3-1966, trung đoàn 48 sư đoàn 10 bộ binh ngụy mở tiếp cuộc hành quân “Dân tâm 38” ở khu vực bắc Tân Uyên, xe tăng địch theo đường ủi 322, 323 càn phá vào rừng để tìm và phá hủy các kho tàng, dự trữ và bến bãi của ta. Ở Chiến khu Đ, trên thế trận đã được chuẩn bị, dựa vào ô ụ chiến đấu, bộ đội và du kích trong căn cứ nổ súng đúng lúc địch vừa đổ quân, phối hợp với bộ đội sư đoàn 9 từ ngoài đánh vào, loại khỏi vòng chiến đấu 3 đại đội Mỹ, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng. “Ngày 12-3-1966, trung đoàn 1 sư đoàn 9 Miền đã phục kích bao vây tiêu diệt 1 tiểu đoàn quân Mỹ tại dốc Bà Nghĩa (Tân Uyên).Tại Cù Đình, trung đoàn 1 hai lần tập kích vào lữ đoàn dù 173 Mỹ, diệt và làm bị thương 300 tên”[52,250].Sau một tuần càn quét không “tìm diệt” được lực lượng ta, địch bị tổn thất nặng, ngày 15-3-1966, Mỹ chấm dứt cuộc càn. Chúng tăng cường máy bay ném bom, bắn pháo vào rừng, dọn bãi để trực thăng bốc quân về. “Tại khu vực Bàu Sắn, nơi địch cụm lại, ngày 16-3-1966, ta tổ chức tập kích, loại khỏi vòng chiến đấu ba đại đội Mỹ, bắn rơi 5 máy bay lên thẳng, thu nhiều chiến lợi phẩm. Ta hy sinh 72, bị thương 242”[65,226]. Cuộc hành quân “Thành phố bạc” không đạt được mục tiêu. Đây là một trong những thử nghiệm lớn đầu tiên về khả năng bảo vệ căn cứ của ta trước những cuộc hành quân lớn của Mỹ. Ngày 24-3-1966, quân Mỹ và chư hầu phải chấm dứt cuộc hành quân, Chiến khu Đ được bảo vệ an toàn. Bẻ gãy hai cuộc càn quét “Hòn đá lăn” và “Thành phố bạc”, là quân dân vùng Chiến khu Đ cùng với sự hỗ trợ tích cực của quân chủ lực Miền đã đánh bại mũi tiến công quan trọng của địch ở miền Đông Nam Bộ trong đợt phản công chiến lược mùa khô lần thứ

nhất. Với chiến thắng này mở ra một tiền đề về khả năng bảo vệ căn cứ trước những cuộc hành quân lớn của Mỹ-ngụy. Cuối tháng 3-1966, Trung ương Cục miền Nam mở Hội nghị lần thứ IV để kiểm điểm toàn diện tình hình các chiến trường sau khi đánh bại cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ nhất của Mỹ. Hội nghị đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam, trong đó nhấn mạnh: “củng cố và mở rộng thế làm chủ rừng núi” “hết sức chú trọng vấn đề sản xuất tiết kiệm, bồi dưỡng sức dân, xây dựng căn cứ địa, từng bước hoàn chỉnh những vùng chiến lược”[52,251].Từ tháng 5 đến 7-1966, Bộ Tư lệnh Miền đã mở chiến dịch Bình Long-Lộc Ninh. Quân chủ lực Miền, quân khu và bộ đội địa phương Bình Long-Phước Long đã tiến công vào các chi khu quân sự Hớn Quản-Lộc Ninh, diệt các đoàn công voa, đánh giao thông địch trên lộ 13. “Trong hai tháng ta diệt 2.500 tên, phá hủy 130 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi 20 máy bay, phá banh hoàn toàn 11 ấp chiến lược, giải phóng trên 2 vạn dân”[52,253]. Chiến dịch Bình Long-Lộc Ninh đã mở hành lang chiến lược từ Chiến khu Đ lên biên giới Campuchia, tạo điều kiện tiếp nhận hàng chi viện từ Trung ương vào chiến trường Nam Bộ. Chiến khu Đ (khu A) được mở rộng lên phía bắc, mở hành lang nối thông với Trung ương qua đường Trường Sơn. Ở Phước Long (phía bắc Chiến khu Đ), giữa năm 1966, đội công tác núi Bà Rá được thành lập do đồng chí Tư Quý, thường vụ huyện ủy làm đội trưởng và nữ đồng chí Bảy Tuyết làm đội phó. Nhiệm vụ chính của đội là xây dựng cơ sở đảng, cơ sở chính trị trong quần chúng cách mạng, phát động nhân dân diệt ác, phá kìm…Tin tưởng vào đồng bào các dân tộc, biết dựa vào dân, sống chết vì dân, từng bước đội đã xây dựng được căn cứ trong dân. Đội công tác Bà Rá đã lập nhiều chiến công, nhiều thành tích xuất sắc chính là dựa vào những “căn cứ lòng dân”. Dân chỉ cho biết ai là người tốt, kẻ nào là phản động. Dân cung cấp mọi hoạt động, quy luật hành quân của địch. Thiếu gạo, muối có dân là có ăn. Ngoài ra, với phương thức đấu tranh chính trị và vận động binh lính địch, nhân dân vùng Chiến khu Đ đã góp phần ngăn chặn, hạn chế các cuộc hành quân tội ác của địch. “700 người ở ấp chiến lược Bù Môn (Phước Long) đấu tranh liên tục với địch trong 10 ngày liền, buộc chúng phải cứu chữa người bị thương, chôn cất người bị chết, bồi thường tài sản bi hư hại. 200 người ở Bù Đăng đấu tranh buộc địch phải trừng trị tên lính giết người. Hàng trăm lượt người ở Bù Lạch, Bôm Đăng đấu tranh trực diện với lính Mỹ, đòi chúng phải bồi thường thiệt hại, thả người bị bắt [27,335]. Trong mùa khô lần 1; mục đích của Mỹ-ngụy càng lớn thì thất vọng của chúng càng to. Theo Thông tấn xã giải phóng (17-4 -1966) về thành tích đấu tranh to lớn của quân dân miền

Nam trong 3 tháng đầu năm;“Mùa khô cuối 1965 đầu 1966 là một thời kỳ hết sức trọng yếu trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Bọn xâm lược Mỹ đã dốc lực lượng ra chiến trường hòng giành lại thế chủ động đã mất, nhưng đã thất bải thảm hại và rơi vào tình thế càng bị động hơn”[99,1626]. Đại sứ Mỹ, Ca bốt Lodge ở Sài Gòn đã thú nhận tại Mỹ vào ngày 30-4-1966 rằng:“Cuộc phản công mùa khô lần 1 không làm hao tổn được Việt cộng, không ngăn chặn được du kích phát triển, hậu phương không ổn định. Quân đội Sài Gòn giảm chất lượng nhanh chóng, lực lượng Mỹ tăng cường, bổ sung không kịp, khả năng tiếp vận hạn chế, quân chính quy Việt cộng cơ động”[31,150].

Mùa khô lần thừ hai, diễn ra từ tháng 10-1966 đến 4-1967. Sau thất bại trong đợt phản công mùa khô lần thứ nhất, ý chí xâm lược của Mỹ bắt đầu nao núng, mâu thuẫn nội bộ thêm gay gắt. Tuy nhiên, Giôn-xơn vẫn chủ trương tăng quân Mỹ vào miền Nam, “tăng chi phí tới mức cao nhất cho hơn 1 triệu quân “đồng minh” ở miền Nam Việt Nam (28 tỷ trong số 68 tỷ, chiếm 40% quân sự)”[31,149].Trong cuộc phản công chiến lược mùa khô lần thứ hai, địch thay chiến lược“tìm diệt” bằng chiến lược “hai gọng kìm” tức là “tìm diệt và bình định”, vừa tiêu diệt chủ lực ta đồng thời đẩy mạnh “bình định”, giành dân, mở rộng vùng kiểm soát kết hợp leo thang chiến tranh ở miền Bắc, giành thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định, làm chuyển biến cục diện chiến tranh vào giữa cuối năm 1967, hoặc tiến tới buộc ta phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ, nếu không cũng giảm bớt quy mô chiến tranh.“Bị thất bại trong cuộc phản công chiến lược lần thứ nhất, đế quốc Mỹ ráo riết đưa thêm quân chiến đấu Mỹ và chư hầu vào miền Nam, đồng thời tăng cường cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân đối với miền Bắc. Với gần 40 vạn quân Mỹ, 56 vạn quân ngụy, chúng gấp rút chuẩn bị và từ tháng 10-1966 mở tiếp cuộc phản công chiến lược lần thứ hai. Hướng chính là miền Đông Nam Bộ [27,343]. Nếu trong mùa khô lần 1, Mỹ- ngụy chỉ lo phản công thì trong mùa khô lần 2, thực hiện vừa tấn công vừa phòng ngự, nhưng vẫn còn tin vào sức mạnh quân đông, vũ khí nhiều. Trong đợt phản công này, Mỹ dự định đánh trên hai hướng Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ, với yêu cầu “cải thiện tình hình”, mong tìm một lối thoát cho cuộc chiến tranh. Tư tưởng chỉ đạo cụ thể của chúng là: tập trung cố gắng trên hai hướng Đông Nam Bộ đánh vào nhóm căn cứ ở các tỉnh Tây Ninh- Bình Dương-Long An…Trọng điểm là chiến khu Dương Minh Châu và vùng ven Chiến khu Đ, mở rộng vành đai an ninh quanh Sài Gòn. Trong tình hình Mỹ đang tiếp tục tăng quân ồ ạt, leo thang chiến tranh, ngày 17-7-1966, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu

gọi:“Giôn-xơn và bè lũ phải biết rằng: chúng có thể đưa 50 vạn quân, một triệu quân hoặc nhiều hơn nữa để đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Chúng có thể dùng hàng nghìn máy bay tăng cường đánh phá miền Bắc. Nhưng chúng quyết không lay chuyển được ý chí sắt đá, quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam anh hùng…, chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa, Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ. Không có gì quý hơn độc lập, tự do”[36,206-207]. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, quân dân vùng Chiến khu Đ tiếp tục đẩy mạnh tiến công và nổi dậy, góp phần cùng quân dân toàn Miền đập tan cuộc phản công chiến lược lần thứ hai của địch. Trên chiến trường sau chiến thắng mùa khô lần thứ nhất, quân dân vùng Chiến khu Đ khẩn trương chuẩn bị nhiệm vụ kế tiếp với khí thế mới, trên thế trận mới. Tuy nhiên, trước âm mưu lớn, toàn diện của địch, ta chưa theo kịp tình hình cả về nhận thức và biện pháp lẫn xây dựng lực

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 78)