Góp phần giữ gìn lực lượng cách mạng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 27)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Góp phần giữ gìn lực lượng cách mạng sau Hiệp định Giơ-ne-vơ

Hiệp định Giơ-ne-vơ ký kết là thắng lợi to lớn của quân và dân cả nước sau chín năm kháng chiến trường kỳ, là một đòn giáng nặng nề vào âm mưu muốn mở rộng và kéo dài chiến tranh ở Đông Dương của đế quốc Mỹ, Mỹ coi đây như một thảm họa đối với chúng và là một bước tiến quan trọng của chủ nghĩa Cộng sản có thể dẫn tới việc mất cả khu vực Đông Nam Á. Tổng thống Mỹ, Ai-xen-hao tuyên bố: “Mỹ không ký Hiệp định Giơ-ne-vơ nên không bị ràng buộc bởi Hiệp định”. Theo Hiệp định, các đơn vị bộ đội của ta ở miền Nam sẽ chuyển quân tập kết ra miền Bắc trong thời hạn từ 80 đến 300 ngày. Các đơn vị ở Chiến khu Đ và một số tỉnh miền Đông sẽ tập kết về Hàm Tân-Xuyên Mộc và chuyển quân ra Bắc trong thời hạn 80 ngày. Ngày 22-7-1954, Hồ Chủ tịch ra lời kêu gọi:“Đồng bào miền Nam kháng chiến trước hết, giác ngộ rất cao. Tôi tin chắc rằng đồng bào sẽ đặt lợi ích cả nước lên trên lợi ích địa phương, lợi ích lâu dài trên lợi ích trước mắt, mà ra sức cùng đồng bào toàn quốc phấn đấu để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ trong toàn quốc…Đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập, dân chủ cũng là một cuộc đấu tranh lâu dài và gian khổ. Để giành lấy thắng lợi, toàn thể nhân dân, quân đội và cán bộ ta từ Bắc đến Nam cần phải đoàn kết chặt chẽ, tư

tưởng phải thống nhất, hành động phải nhất trí”[63,224].Trong khi toàn Đảng, toàn dân ta nghiêm chỉnh thi hành Hiệp định thì đế quốc Mỹ và bọn tay sai tiến hành phá hoại, hòng biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của chúng, ngày 7-7-1954 Mỹ đã đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng chính phủ bù nhìn. Thông qua Ngô Đình Diệm, Mỹ hất cẳng Pháp, độc chiếm miền Nam Việt Nam. Trong thời gian 300 ngày tập kết chuyển quân, việc đầu tiên của Diệm là tiêu diệt các lực lượng nhân dân trong các khu giải phóng và du kích cũ, phạm vi ở khắp các tỉnh miền Nam. “Diệm đánh vào các lực lượng kháng chiến cũ, bắt giam, bắn giết một số người mấy lần nhiền hơn số người bị bắt, bị giết thuộc các đảng phái và giáo phái đối lập với Diệm: 1.202 người bị giết, 750 người mất tích, 4.231 người bị thương và 2.500 người bị bắt. Chỉ trong vòng 300 ngày tập kết chuyển quân mà cuộc khủng bố của Diệm đã đưa lại cho nhân dân bấy nhiêu thiệt hai, thì thật là quá lớn”[96,180]. Ở Thủ Dầu Một, ngày 28-9-1954, Mỹ-Diệm đưa Nguyễn Văn Sung lên làm tỉnh trưởng, chúng

đã điều về địa bàn này hai trong bảy sư đoàn hiện có của chúng; sư đoàn 5 gồm bọn Nùng- Hoa phản động từ miền Bắc vào đóng ở Chơn Thành nhằm đánh phá Chiến khu Đ và vùng rừng núi phía Bắc. Sư đoàn 13 đứng chân tại Bến Cát để đánh phá Bến Cát, Dầu Tiếng, Tây Ninh… Mỹ-Diệm ban hành nhiều chính sách như lập khu dinh điền, khu trù mật và “cải cách ruộng đất”, nhằm xóa bỏ thành quả của cách mạng trong chín năm chống Pháp của ta. Chúng dụ dỗ hàng vạn đồng bào Công giáo di cư từ miền Bắc vào lập hàng loạt khu dinh điền ở xung quanh và ngay trong lòng Chiến khu Đ như: Khánh Vân, Sình, Bà Đả, Váng Hương, Bàu Cá Trê, Nước Vàng (ở Tân Uyên). Ở Phước Long có dinh điền Phước Vĩnh, Phước Yên, Phước Tín, Phước Quả... và các khu trù mật Đông Phát, Tổng Cui, Văn Hiến, Bù Com, Nhà Bò, nhằm xây dựng cơ sở chính trị hạ tầng cho chúng và lập hành lang bao vây chia cắt Chiến khu Đ, lập lá chắn an toàn ở phía bắc Sài Gòn. Chúng còn mở các tuyến đường 322 từ Cây Gáo lên Mã Đà, đường 323 từ Đồng Xoài đến bờ sông vừa vơ vét tài nguyên, vừa chuẩn bị đường hành quân cơ giới. “Với những chính sách trên mà vào 6 tháng cuối năm 1954 là thời gian có hàng chục hàng trăm cuộc biểu tình lớn nhỏ, có khi bao gồm hàng vạn quần chúng chống những sự áp bức, bất công đó. Ngoài ra còn có vô số cuộc đấu tranh lẻ tẻ của từng người, của từng nhóm người. Trong các cuộc biểu tình của quần chúng, bọn cầm quyền thường dùng vũ lực để đàn áp”[96,80]. Cuối năm 1954, phong trào mừng hòa bình, phong trào đấu tranh đòi địch thi hành Hiệp định đã diễn ra sôi động trên vùng Chiến khu Đ. Đấu tranh chính trị hợp pháp bắt đầu từ những cuộc quần chúng kéo lên gặp quận trưởng hoan nghênh hòa bình được lặp lại, chiến tranh đã chấm dứt, yêu cầu chính quyền làm đúng điều khoản Hiệp định, không bắt bớ, trả thù những người kháng chiến cũ,

“hòa bình rồi bắt dân vào lính làm chi, cách mạng đi hết rồi, ở đây chỉ còn dân với quốc gia”[27,191]. Nổi bật lúc này là phong trào bảo vệ hòa bình do luật sư Nguyễn Hữu Thọ khởi xướng từ Sài Gòn lan đi sôi động khắp các tỉnh. Địch triệu tập quần chúng giải thích những chính sách lừa mị của chúng, quần chúng dùng lý lẽ, dựa vào Hiệp định tranh cãi, đấu tranh với chúng, đấu tranh chính trị của quần chúng được hình thành, phong trào đấu tranh của quần chúng càng phát triển theo hình thức từ thấp đến cao, từ hợp pháp đến nửa hợp pháp và tiến lên bất hợp pháp. Mở đầu là cuộc đấu tranh của nhân dân huyện Tân Uyên bằng một phong trào đấu tranh chính trị có tính quần chúng rộng lớn, mạnh mẽ sôi nổi, kéo dài suốt mấy năm liền, đòi chính quyền Diệm phải thi hành Hiệp định. Điển hình là nhân dân các xã Mỹ Lộc, Tân Tịch, Tân Hòa đã đem đơn kiến nghị xuống đòi tên quận trưởng

Tân Uyên phải thi hành hiệp thương tổng tuyển cử, địch đã cho tiểu đoàn 64 ra chặn và bắt 3 người ở xã Mỹ Lộc về giam tại đồn của chúng. Đồng chí Năm Quyết (cán bộ nằm vùng) đã dẫn đầu một đoàn người đấu tranh đòi thả 3 người dân vô tội và cuối cùng tên quận trưởng đành chấp nhận. Cũng trong thời gian trên.“Ở Tân Phước Khánh nổ ra một cuộc đấu tranh của 15 người do đồng chí Trần Văn Quý, Sáu Nghĩa, Út Xe dẫn đường xuống ủy hội quốc tế (đường Yên Đô-Sài Gòn) đòi thi hành Hiệp định, chống đánh đập bắt bớ người vô cớ, buộc chúng phải thả 10 người (có cả cán bộ và du kích) bị chúng bắt”[79,2-3]. Ngoài ra, quần chúng nhân dân ở các xã như: Phước Hòa, Bình Mỹ, Thái Hòa, Tân Vĩnh Hiệp, Tân Bình… cũng liên tiếp nổi dậy chống Mỹ-Diêm. Sôi động nhất là phong trào đấu tranh của công nhân đồn điền cao su; “tháng 12-1954, 4.000 công nhân ở Phú Riềng, Sóc Trào, Sóc Gòn, Xa Cô 6, Xa Cô 28, Trà Thanh tập họp thành đội ngũ kéo về chợ Hớn Quản đấu tranh đòi tên chủ sở cải thiện đời sống, đòi thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định”[27,192]. Địch điều một tiểu đoàn bảo an cùng cảnh sát chuẩn vị đàn áp. Sáng hôm sau, đồng bào cả Kinh lẫn Thượng từ Xa Trạch, Xa Cát tiếp tục kéo đến chi viện cuộc đấu tranh. Trước uy thế và áp lực ngày càng mạnh của quần chúng, tên quận trưởng và tên chủ sở không dám đàn áp, chấp nhận yêu sách tăng lương, phát gạo trắng, hủy bỏ chế độ đánh đập.

Trước cao trào đấu tranh chính trị sôi sục của quần chúng, Mỹ-Diệm ngày càng bộc lộ rõ bộ mặt cướp và bán nước, nguy hiểm, thâm độc, và cực kỳ tàn bạo. Điều lo lắng hàng đầu và cũng là việc tập trung nhiều công sức nhất của chúng là tiêu diệt Đảng cộng sản.“Chúng biết rằng ở miền Nam, Đảng cộng sản còn thì như ánh sáng mặt trời chói lọi, mọi âm mưu đen tối của chúng không thể thực hiện được. Hình ảnh đẹp đó về tinh thần vì dân vì nước của người Cộng sản đã khắc sâu trong lòng nhân dân”[104,9].Tháng 3-1955, Ngô Đình Diệm chính thức thông quan kế hoạch “tố cộng, diệt cộng”, được chia thành 2 bước: Bước 1;Tiến hành đổi thẻ căn cước nhằm nắm lại dân và phân chia dân ra làm ba loại sau. Loại thứ nhất; gọi là loại A (công dân bất hợp pháp), loại này bao gồm tất cả những người yêu nước, yêu hòa bình, tán thành Hiệp định Giơ-ne-vơ, số đông là những người kháng chiến cũ, nhưng không phải chỉ có người kháng chiến cũ. Anh có thể không kháng chiến ngày nào, nhưng nay anh ủng hộ “phong trào hòa bình” thì anh bị xếp vào loại công dân bất hợp pháp. Loại thứ hai; gọi là loại B (công dân bán hợp pháp), bao gồm họ hàng, bè bạn của loại A và họ hàng bè bạn của những người tập kết ra Bắc. Loại thứ ba; gọi là loại C (công dân hợp pháp), gồm tất cả những người còn lại. Đường lối của Diệm là dựa vào loại C đánh vào

loại A, làm cho loại B khiếp sợ và khuất phục. Sự phân biệt đối xử rất rõ nhằm khủng bố, đàn áp sự đi lại của loại A hay B, nhất là hạng A. Để thực hiện âm mưu trên, chúng bắt mỗi gia đình phải chụp 1 tấm hình khai tên họ, tuổi, nghề nghiệp treo trước cửa nhà. Từ 7 đến 10 gia đình chúng gom lại thành một liên gia, có liên gia trưởng kìm kẹp nhân dân. Sau khi phận loại xong, chúng buộc những người kháng chiến cũ phải ra trình diện, nhận giấy chứng nhận “cán bộ hồi cứ”. Đây là bước chuẩn bị cho một kế hoạch khủng bố quy mô và toàn diện đối với những người kháng chiến. Bước 2; Được mở màn bằng một chiến dịch tuyên truyền quy mô chưa từng có trên tất cả báo chí, truyền thanh, trường học và bằng cả miệng lưỡi bọn công dân vụ ở thôn ấp, nhằm xuyên tạc sự thật, nói xấu Đảng, tô vẽ cho bộ mặt bán nước của chính quyền tay sai, uy hiếp tinh thần cuả nhân dân ta. Vào giữa năm 1955, Mỹ- Diệm bắt đầu phát động chiến dịch“tố công, diệt cộng” giai đoạn một, điên cuồng khủng bố, bắt bớ cán bộ, đảng viên, những người kháng chiến cũ. Nhân dân đã tiến hành đấu tranh với địch để giữ gìn lực lượng, lợi dụng pháp lý Hiệp định, tận dụng cả ba thế hợp pháp, nửa hợp pháp, bất hợp pháp để đấu tranh. Địch bắt đồng bào, đảng viên phải xé cờ Đảng, bước qua ảnh Bác Hồ “tỏ rõ tinh thần chống Cộng sản và lòng trung thành với chính quyền quốc gia”, nếu không sẽ bị chúng quy tội “ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng sản”,rồi bắt tù đày, ám hại. Biết bao người từ cụ già đến em bé dù chết vẫn không chịu làm theo lời giặc, khi địch buộc đồng bào phải bước qua ảnh Bác Hồ, một cụ già đứng ra trả lời:“Tục lệ ông bà ta là trọng người già, trong hình là một cụ già râu tóc bạc phơ, ai lại bước qua đầu cụ,tội lỗi lắm”[65,26].Tháng 9-1955, chiến dịch “tố cộng” lan đến Thủ Dầu Một và vùng Chiến khu Đ, Mỹ-Diệm ra sức càn quét, khủng bố quần chúng, lùng sục khắp hang cùng, ngõ hẻm, vào tận làng sở cao su, buôn sóc đồng bào các dân tộc để bắt cán bộ, đảng viên cùng những người yêu nước. Ngoài ra, nhân dân còn tìm cách đấu tranh tẩy chay cuộc “trưng cầu dân ý”,“bầu cử quốc hội” của bọn tay sai Ngô Đình Diệm; quần chúng trong vùng chiến khu biểu tình, mít tinh đưa yêu sách đòi chính quyền không được đàn áp, khủng bố; công nhân cao su đòi tăng lương, đòi cải thiện đời sống, dân chủ; cùng với công nhân đồn điền, bà con dân tộc Stiêng, Mnông đấu tranh chống lệnh dồn dân vào “khu dinh điền”, đòi được tự do sống yên ổn ở các buôn sóc cũ. Đây là những cuộc đấu tranh sôi nổi và quyết liệt đầu tiên của đồng bào Stiêng và Mnông ở vùng Bình Long, Bù Đốp, Bù Đăng chống Mỹ-Diệm. Qua những cuộc đấu tranh này, các đội công tác tuyên truyền vũ trang của cách mạng đã tái lập những làng căn cứ thời kháng chiến chống Pháp ở Bù Cháp, Bù Rưng, Bù Tôm được phát

triển lên các buôn sóc dọc đường chiến lược 14 đến Đồng Xoài, Bù Đăng. Đi đôi với lừa bịp, gây sức ép, sở trường của địch là khủng bố và tàn sát vô tội vạ. Đó là phương sách vừa loại trừ tình cảm lý tưởng của công sản trong nhân dân vừa tiêu diệt con người cộng sản. Khẩu hiệu hành động của chúng sặc mùi phát xít “thà bắt lầm, giết lầm còn hơn bỏ sót”.

Chúng quyết đánh vào dân để “tát nước bắt cá”,để dân chịu không nổi tra tấn, tù đày phải chỉ bắt cán bộ. Bọn thừa hành “thừa nước đục thả câu” lợi dụng“diệt công” để cướp bóc của cải, trả thù cá nhân. Một không khí khủng bố khủng khiếp bao trùm khắp thôn xóm, đã làm xáo trộn gia đình cả về đời sống, tâm lý, tình cảm cũng chính là để ly tán, xâu xé tình cảm và lý tưởng cách mạng trong nhân dân. Bọn công dân vụ đến từng nhà vẽ hoặc bắt dân mua khẩu hiệu chống cộng dán trước cửa, trên cột trên vách như:“Gia đình tôi không chứa chấp cộng sản”,“gia đình tôi ly khai với cộng sản”[104,13].Đầu 1956, sau khi củng cố lại hệ thống chính quyền từ trung ương đến xã, thanh toán các lực lượng giáo phái, Ngô Đình Diệm trắng trợn tuyên bố không thi hành Hiệp định Giơ-ne-vơ, hò hét “lấp sông Bến Hải”,“Bắc tiến”.Và đặc biệt nghiêm trọng là ban hành quốc sách “tố cộng, diệt cộng” trên toàn miền Nam. Chúng cho đây là thời cơ tốt nhất để tiêu diệt từng đảng viên, tiến tới tiêu diệt tổ chức đảng. Bộ đội cách mạng không còn, đảng viên và quần chúng chỉ có hai bàn tay không, chúng chắc mẩn sẽ tiêu diệt được cộng sản. Chúng đánh vào Đảng, đồng thời đánh vào nhân dân, chúng hy vọng dùng bạo lực bắt nhân dân phát hiện, tố cáo đảng viên. Đồng thời, chúng dùng lực lượng quân ngụy kết hợp với cảnh sát, bảo an, dân vệ, gián điệp, chỉ điểm ngày đêm càn quét lùng sục, truy lùng đảng viên và những người kháng chiến cũ.Chúng chà đi xát lại nhiều vùng, đặc biệt là những vùng căn cứ, vùng du kích trong kháng chiến chống Pháp như: Chiến khu Đ, Bến Cát, Lộc Ninh, Dầu Tiếng, Phú Riềng đến đâu chúng cũng tổ chức mit tinh, tuyên truyền chiến tranh tâm lý, bôi nhọ đảng viện, cán bộ, đánh đập những gia đình có người đi kháng chiến, có người thân tập kết, bắt vợ cán bộ đi tập kết ly khai chồng. Một không khí ngột ngạt, bao trùm khắp toàn vùng chiến khu. Đi đôi với việc củng cố lại chính quyền, địch ra sức cưỡng bức thanh niên vào dân vệ, bảo an, phân chia ranh giới một số xã, bắt dân chụp hình làm lại tờ khai gia đình, tổ chức “ngũ gia liên bảo” để quản lí. Đối với những gia đình có người thân tham gia kháng chiến, đi tập kết, chúng cho sơn cửa màu đen, quy vào loại A. Những gia đình này thường xuyên phải lên trụ sở trình diện, hễ chúng nghi là phạt vạ, bỏ tù không cần xét xử. Trước tình hình trên, các tổ chức quần chúng trước đây như; Nông hội, Thanh niên, Phụ nữ cứu quốc…được giải thể,

chuyển sang hình thức hoạt động hợp pháp, biến tướng như hội đình, hội chùa, hội tương tế… Ngoài ra, Mỹ-Diệm còn dùng thủ đoạn thâm độc là cứ ấn súng vào tay dân lành buộc phải hoạt động cho chúng. Từng bước, chúng đã biến một số người vốn không thù ghét cách mạng nhưng hoang mang, sợ sệt, dần dần trở thành có tội với nhân dân. Trong đó, một số người trở thành chỉ điểm, ác ôn.“Ở Dầu Tiếng có tên Bảy Xê, tên Trần Trung Bảy đã chỉ cho địch bắt 28 trên 42 đảng viên của ta, một số đồng chí bị chúng thủ tiêu”[27,198].Trước tình hình bất lợi cho cách mạng, cuộc đấu tranh một mất một còn giữa Đảng và nhân dân vùng Chiến khu Đ với địch để bảo vệ Đảng, bảo vệ phong trào cách mạng đã diễn ra hết sức quyết liệt, căng thẳng và dai dẳng, quần chúng nhân dân đã nêu cao tinh thần bất khuất, đấu

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 27)