Tham gia tái lập căn cứ, nuôi dưỡng các đơn vị vũ trang

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 39)

8. Kết cấu của luận văn

2.1.2. Tham gia tái lập căn cứ, nuôi dưỡng các đơn vị vũ trang

Sau năm 1954, Chiến khu Đ không còn lực lượng vũ trang cách mạng, không còn chính quyền và các đoàn thể quần chúng. Cán bộ chủ yếu là cán bộ xuất phát từ dân được bố trí ở lại bám vào dân, sống hợp pháp để xây dựng cơ sở và hoạt động. Hình ảnh những ngày sống, chiến đấu đầy gian khổ nhưng rất tình người, đậm đà tình đồng chí, tình quân dân thắm thiết giữa cán bộ, bộ đội Cụ Hồ còn in sâu trong ký ức của mỗi người dân vùng chiến khu. Đảng ta đã dự đoán trước tình hình sẽ biến chuyển theo chiều hướng xấu.Xứ ủy Nam Bộ đã có chỉ thị cho các địa phương chôn giấu lại một phần vũ khí, số cán bộ, bộ đội, du kích ở lại được tổ chức khung trở về sống trong dân, khi cần là có thể tổ chức vũ trang lại ngay. “Ở chiến khu Đ hơn 450 súng các loại từ súng ngắn đến cối, đại liên, cả máy tiện, máy in đều được chôn rải rác nhiều nơi”[104,19]. Ngay từ khi bắt đầu thay Pháp, Mỹ đã nhận thức ngay rằng, Chiến khu Đ là một căn cứ địa quan trọng của các mạng, là nơi uy hiếp trực tiếp cơ quan đầu não của chúng ở miền Đông và Sài Gòn. Do đó, một trong những mục tiêu hàng đầu là triệt phá và chia cắt Chiến khu Đ. “Theo điều 14 đ của Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, trong thời gian 300 ngày, lúc hai bên đều tập kết và chuyển quân, thì nhân dân hai miền đều được quyền chọn miền Bắc hay miền Nam làm nơi sinh sống, tùy theo sở nguyện”[96,47]. Ta đã thi hành nghiêm chỉnh điều 14 đ; đồng bào ai muốn vào Nam sinh sống đều được cấp giấy phép và được chính quyền địa phương giúp đỡ khi cần thiết. Ngược lại, Mỹ-Diệm đã vận động cưỡng bức đồng bào Công giáo từ Bắc đi vào Nam. “Theo con số nắm được, thì tất cả miền Nam đến năm 1955 có 711.714 tí đồ, 1.087 linh mục,10 giám mục,324.630 người công giáo di cư trên số 1.099.007 người công giáo ở miền Bắc”[96,55].“Ngay trong chiến khu, Mỹ-Diệm bố trí hơn 7.000 đồng bào Thiên chúa giáo được rải rác từ ngã ba sông Bé đến Lạc An, thành lập xã Thái Hưng, số còn lại được bố trí bên bến đò Rạch Đông để xây dựng các khu dinh điền” [90,147]. Hàng loạt dinh điền được Diệm lập lên ở Khánh Vân, Sình, Bà Đã, Váng Hương, Bàu Cá Trê, Nước Vàng…Ngoài ra, chúng còn cho bọn tư sản và công chức cao cấp khai thác lâm sản, nhằm phá rừng, ủi đường để xẻ ngang, cắt dọc Chiến khu Đ, phục vụ yêu cầu kiểm soát đánh phá vùng căn cứ kháng chiến. Diệm và Nhu công khai nói rõ ý đồ của mình:“Biện pháp xẻ đường, đưa dân vào mật khu Việt Cộng là để dùng dân đẩy cộng sản ra khỏi vùng đất đó. Dinh điền là nơi cung cấp

tin tức tình báo, nơi xuất phát để hành quân, rào chặn xâm nhập”[52,176]. Trước âm mưu của Mỹ-Diệm, tháng 9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết chỉ đạo; “Giữ vững và đẩy mạnh cuộc đấu tranh chính trị của nhân dân miền Nam đặng củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập dân chủ trong toàn quốc”[70,214].Trong khi bộ đội ta rút khỏi các căn cứ thì ngụy quân, ngụy quyền đã nhanh chóng xâm nhập và tiến hành nhiều biện pháp để phá hoại Chiến khu Đ, lúc đầu ta còn gặp nhiều khó khăn hơn so với kháng chiến chống Pháp. Vì vậy mà sự tham gia của quần chúng nhân dân trong xây dựng cơ sở và nuôi dưỡng các đơn vị vũ trang là một việc làm cần thiết, góp phần quan trọng trong việc củng cố và mở rộng vùng chiến khu.

Nhằm uy hiếp và tạo bàn đạp đánh phá Chiến khu Đ, ngày 22-10-1956, Ngô Đình Diệm ký sắc lệnh số 143/ NV thay đổi địa giới hành chính, lập thêm một số tỉnh mới như Phước Long, Bình Long. Tỉnh Phước Long gồm bốn quận; Phước Bình, Đức Long, Đôn Luân, Bù Đốp ở phía bắc Chiến khu Đ. Tỉnh Bình Long gồm ba quân; Hớn Quản, An Lộc, Lộc Ninh ở phía tây Chiến khu Đ. Diệm tiếp tục chia các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa ra thành nhiều tỉnh nhỏ.Thành lập tỉnh Phước Thành nằm ngay trong lòng Chiến khu Đ. Ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố là:“Đã cắm được lưỡi dao vào giữa lòng Chiến khu Đ, từ đây Chiến khu Đ sẽ nát ra từng mảnh vụn”[56,239].Từ giữa 1956 trở đi, địch dùng lực lượng quân sự ráo riết mở các cuộc hành quân càn quét vào Chiến khu Đ. Những hoạt động đó đã gây ra nhiều khó khăn và tổn thất cho ta. Trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù, để bảo vệ cơ sở quần chúng, tháng 12-1956 Xứ ủy họp nhận định đánh giá tình hình và đề ra chủ trương: “Do yêu cầu của cách mạng miền Nam trong chừng mực nào đó cần có lực lượng tự vệ và vũ trang tuyên truyền để hỗ trợ cho đấu tranh chính trị và tiến tới sau này dùng lực lượng vũ trang đó để làm cách mạng đánh đổ Mỹ-Diệm…Tích cực xây dựng lực lượng vũ trang tuyên truyền, lập các đội vũ trang bí mật, xây dựng căn cứ rừng núi”[36,145]. Sau Nghị quyết, việc xây dựng Chiến khu Đ được đi vào hoạt động. Mục tiêu ban đầu đặt ra lúc này là tạo cơ sở vật chất để cung cấp cho các hoạt động ở vùng chiến khu, tiến tới phát triển cơ sở chính trị, xây dựng lực lượng vũ trang. Nếu xét về vị trí chiến lược của các căn cứ bao quanh Sài Gòn lúc này thì Chiến khu Đ cũ được mở rộng lên phía bắc và đông bắc là vùng có rừng núi rậm tương đối hiểm trở, lại có thế liên hoàn với vùng rừng núi Tây Nguyên, khu V, việc lập căn cứ ở đây sẽ được rừng và địa hình hiển trở che chắn, và qua Tây nguyên, khu V sẽ giữ được sự lưu thông với miền Bắc. Vì vậy, cùng với Chiến khu Dương Minh

Châu, Chiến khu Đ là một trong hai căn cứ chiến lược quan trọng của cả chiến trường miền Nam lúc bấy giờ. Tự sự phân tích, cân nhắc mọi mặt Xứ ủy đặt mục tiêu xây dựng hai vùng Đông Bắc và Tây Bắc Sài Gòn thành các căn cứ của cả Nam Bộ. Trong kháng chiến chống Mỹ, việc xây dựng, mở rộng Chiến khu Đ đã diễn ra nhiều giai đoạn và gặp phải những khó khăn nhất định. Ban đầu, tham gia vào quá trình này chủ yếu là lực lượng Bình Xuyên ở Dên Dên-Suối Linh, bên Cây Súng rồi sau đó phát triển về Ràng-Cooc, Suối Bô chạy lên tới Bù Cháp, Bù Nord sát đường 14. “Được cán bộ Đảng dẫn dắt về Chiến khu Đ từ cuối 1955, đến cuối 1956, một nửa lực lượng Bình Xuyên đã đi đầu hàng Diệm, chỉ còn khoảng 10 người và 200 cây súng, nhưng vẫn là đơn vị đông nhất, trang bị tốt nhất trong căn cứ”[95,45]. Cuối 1956, một số cán bộ bị giam tại nhà tù Biên Hòa, nổi dậy cướp vũ khí phá khám, đã có hàng trăm cán bộ, đảng viên và những người dân yêu nước đã tìm về Chiến khu Đ để tiếp tục hoạt động. Một số cán bộ đảng ở miền Đông còn vận động nhiều thanh niên trốn lính vào các vùng căn cứ để chuẩn bị lực lượng cho sau này. Chiến khu Đ dần dần trở thành nơi thu hút cán bộ, chiến sĩ và nhân dân yêu nước ở khắp nơi tụ về đây. Để có một vùng căn cứ rộng lớn và vững chắc để chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống Mỹ, ngay từ đầu ta chủ trương mở rộng Chiến khu Đ lên phía bắc, bằng cách tổ chức những đoàn đi mở đường. Trong năm 1956, ta mở đường từ Đakia lên Thuận Lợi đi Bù Đốp theo 3 mũi: Từ Phú Riềng, Đồng Xoài chọc lên. Từ Mé Cháng Mai, Cầu Trăng, Thuận Lợi đi lên. Một cánh lên chiếm lĩnh sóc Bom Bo. Cũng trong 1956, ta đã chuẩn bị cho đường dây liên lạc từ Trung ương vào Nam Bộ. Sau trận đánh Minh Thạnh, lực lượng ta về tiếp tục sản xuất và mở rộng vùng Chiến khu Đ, ta tiến lên vùng sóc Bom Bo, Bù Gia Mập, Bù Gia Phác, Bù Đăng, lần nay ta xây dựng được các chốt ở Phú Riềng, Bù Gia Mập, Sóc Bom Bo…Các chốt vừa là điểm tăng gia sản xuất vừa là bàn đạp để tấn công địch sau này, từng bước hình thành đường dây vận tải lương thực và liên lạc. Lực lượng vũ trang của Miền, tỉnh được tăng cường công tác võ trang tuyên truyền hạ uy thế địch, phát huy khí thế đấu tranh cách mạng của nhân dân. Trong thời gian này, lực lượng vũ trang miền Đông tiếp tục ra đời. Đại đội 50 lấy vùng rừng núi hai xã Bù Cháp, Lý Lịch xây dựng căn cứ, đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Stiêng, Chơro có truyền thống đấu tranh cách mạng kiên cường. Xây dựng Bù Cháp, Lý Lịch làm căn cứ, đại đội 50 đã tạo điều kiện để phát triển Chiến khu Đ thành căn cứ khu A rộng lớn, nối liền với hành lang vận tải chiến lược sau này, đại đội 60 được tách ra một trung đội và một tiểu đội về Chiến khu Đ.Việc xây dựng căn cứ đi đôi với việc

bảo vệ và mở rộng địa bàn. Ta chủ trương mở rộng căn cứ lên sát Tây Nguyên và tận biên giới Campuchia, tại các vùng đồng bào dân tộc mà ngay trong chín năm chống Pháp ta chưa đến được. Khẩu hiệu “chiếm lĩnh vùng rừng núi”, nhiều đội vũ trang tuyên truyền được tổ chức. Đội tiến lên phía Bắc qua Sóc BomBo, đội tiến lên làm chủ vùng BaNa, Bù Cháp, Phước Long, đội đi song song với đường 14 tiến lên khu vực lưỡi câu. Các đội đi “đầu nhọn đuôi dài”, đến đâu xây dựng được cơ sở chính trị là đặt ngay cơ sở sản xuất tự túc cũng là bàn đạp để cho lực lượng vũ trang ta tiến công địch.

Đầu năm 1957, Xứ ủy Nam Bộ chủ trương củng cố và mở rộng căn cứ địa miền Đông trên hai khu vực Bắc và Đông Bắc, cử các đồng chí Lê Thanh và Lâm Quốc Đăng (Nguyễn Thược) phụ trách việc này. “Chiến khu Đ được mở rộng lên khu vực Đồng Nai Thượng. Chiến khu Tây Bắc là chiến khu Dương Minh Châu mở rộng lên biên giới Campuchia. Xứ ủy điều lực lượng vũ trang ở đồng bằng lên cùng với lực lượng vũ trang tại chỗ của Tây Ninh xây dựng lực lượng tập trung của Xứ ủy”[70,544]. Cuối 1957, ở miền Đông Nam Bộ đã hình thành các vùng căn cứ lớn như: Căn cứ Đông Bắc; gồm Chiến khu Đ cũ được mở rộng lên giáp biên giới Việt Nam-Campuchia (Khu A). Vùng căn cứ Tây Bắc; gồm căn cứ Dương Minh Châu cũ và rừng núi tỉnh Tây Ninh (Khu B). Khu căn cứ Thị Tính, Long Nguyên, Bến Cát (Khu C). Các căn cứ núi Mây Tàu, Hắc Dịch, rừng Sác, sông La Ngà (Khu E). Từ Chiến khu Đ được nối thông bằng đường bộ với các căn cứ khác. Do ta chủ trương khôi phục lại các căn cứ cũ, tái vũ trang tự vệ, đẩy mạnh hoạt động diệt ác ngăn chặn khủng bố, làm cho tình hình của địch ngày càng bất ổn, quân địch bắt đầu thực hiện việc gom dân ở các vùng căn cứ về sống tập trung gần đồn bốt của chúng hoặc các đường giao thông nơi địch dễ kiểm soát. Chiến khu Đ là nơi mà dân bị gom ráo riết nhất, hàng trăm buôn làng người dân tộc bị đưa về sống dọc theo quốc lộ 20, từ Bù Na, Bù Cháp tời Bù Đăng, Xa Ray. “Quan điểm của địch là phải dời dân chúng ở các căn cứ của Việt Cộng về các vùng dễ kiểm soát để cho Việt Cộng mất ba lợi thế: Dân chúng không báo tin tức. Trà trộn trong dân chúng để tránh những đòn đánh của ta. Dân chúng tiếp tế”[95,40]. Lúc này, Chiến khu Đ bước đầu được khôi phục, là địa bàn xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng của Xứ, là nơi đứng chân hoạt động của nhiều đơn vị vũ trang tập trung như: C50, C70, C80, C250. Tháng 1-1958, đại đội 60, đại đội vũ trang tập trung đầu tiên của miền Đông Nam Bộ chính thức ra đời, tiếp đó các đại đội 50, đại đội 70 cũng được thành lập, đại đội 50 xây dựng căn cứ ở Bù Cháp, Lý Lịch. Trong buổi đầu thiếu thốn, đồng bào các dân tộc

Chơro, Stiêng đã hết lòng đùm bọc, cưu mang đơn vị:“Họ san sẻ từng củ khoai, trái bắp, cùng bộ đội khai phá nương rẫy, tăng gia sản xuất, đóng góp một phần lương thực nuôi cán bộ, chiến sĩ các đơn vị, các cơ quan của Xứ ủy Nam Bộ và Liên Tỉnh ủy miền Đông”[36,151]. Giữa 1958, đại đội 60 tách ra một trung đội về Chiến khu Đ hợp nhất với các lực lượng của tỉnh Biên Hòa và một bộ phận lực lượng Bình Xuyên thành lập đại độ C250. Trong năm 1958, Diệm càng đẩy mạnh hơn chiến dịch “tố công, diệt cộng”, đàn áp phong trào cách mạng ngày càng khốc liệt. Cán bộ, đảng viên bị địch giết hại, bắt tù đày, cơ sở cách mạng bị phá vỡ, nhiều đồng chí không còn điều kiện hoạt động hợp pháp trong nhân dân phải ra Chiến khu Đ. Trong khi các đơn vị vũ trang tiếp tục phát triển, nhưng thiếu vũ khí và lương thực gay gắt. Ta liên tục đánh thắng 3 trận lớn mở rộng vành đai Chiến khu Đ như: Tấn công đồn điền Minh Thạnh ngày 4-1-1958. Trận đánh ở Dầu Tiếng tháng 8-1958 và tấn công vào phái đoàn, cố vấn quân sự Mỹ MAAG ở Biên Hòa ngày 25-10-1958. Đặc biệt, với thắng lợi trong trận đánh vào quận lỵ Dầu Tiếng ta đẩy mạnh hoạt động về hướng đông Chiến khu Đ với nhiệm vụ; giữ dân, giữ đất, tạo địa bàn đứng chân lâu dài cho lực lượng cách mạng và cơ quan lãnh đạo miền Đông.Trong năm 1958, ta đã khôi phục, mở rộng và xây dựng các chiến khu cũ thành những căn cứ vững chắc, làm nơi đứng chân của các lực lượng vũ trang. Bên cạnh việc mở rộng và củng cố các khu căn cứ, các đường dây liên lạc giữa các khu cũng được chú ý khai thông.“Các con đường mật trong căn cứ khu A từ Mã Đà lên Bàu Cá, Đồng Xoài, Bà Rá, và từ Mã Đà xuống Vĩnh An, Cây Gáo, rồi từ Mã Đà lên Bù Khiêm, Lâm Đồng ra giáp đường Trường Sơn tới ngã ba biên giới do đồng chí Lâm Quốc Đăng mở năm 1958. Đường dây liên lạc từ khu A xuống Bà Rịa rồi từ Bà Rịa đi Bình Thuận cũng được khai thông trong năm 1958”[32,40]. Đến lúc này, Chiến khu Đ đã trở thành căn cứ chỉ huy của lực lượng vũ trang miền Đông, là nơi đứng chân của Đảng ủy quân sự miền Đông, tạo bàn đạp và thế tiến công địch, không chỉ đơn thuần là nơi ẩn náu, tránh né sự khủng bố càn quét của địch như trước nữa. Sau nghị quyết 15, tháng 9-1959, Xứ ủy đã quyết định mở đường từ bắc Chiến khu Đ ra tới Lâm Đồng, Quảng Đức để đón các đoàn càn bộ từ miền Bắc và bước đầu đặt nền móng cho đường mòn Hồ Chí Minh sau này: “Hai đoàn được giao nhiệm vụ này cho đồng chí Lâm Quốc Đăng và Ba Phú chỉ huy gồm 19 đồng chí. Đoàn đã xây dựng được một căn cứ ở xã Đaknhau. Một đường đi từ Bù Thiện, Bù Na ra Lâm Đồng-ĐăkLăk, điểm gặp nhau là ở Quảng Đức. Một đường đi từ Bình Long, Lộc Bình đến Bù Đăng cũng ra đến ĐarLac. Tháng 9-1959, đoàn cán bộ từ miền Bắc vào

đến ĐarLac gồm 29 đồng chí do đồng chí Ba Phước, Ba Cung, Bẩy Kính dẫn đầu, đến tháng 12-1960, hai đoàn gặp nhau ở Đồng Nai Thượng. Từ đấy hành lang Bắc-Nam được khai thông tạo điều kiện thuận lơi cho cách mạng miền Nam”[39,45-46]. Cuối 1959, nhờ nguồi chi viện và sự giúp đỡ của đồng bào dân tộc Stiêng, Chơro như: củ chụp trong rừng, các rẫy lúa đã cho thu hoạch mà các cơ quan và lực lượng vũ trang trong chiến khu đã vượt

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 39)