Tham gia xây dựng, mở rộng căn cứ địa

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 45)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Tham gia xây dựng, mở rộng căn cứ địa

Từ năm 1961 trở đi, phong trào cách mạng miền Nam đang đứng trước tình hình mới, nhiệm vụ mới, một khí thế mới. Phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân có điều kiện phát triển, đặc biệt là phong trào tham gia xây dựng địa bàn, xây dựng lực lượng vũ trang của nhân dân tại vùng Chiến khu Đ ngày càng có điều kiện phát triển. Chỉ thị của Bộ Chính trị ngày 31-1-1961 chỉ rõ:“Ra sức xây dựng mau chóng lực lượng của ta về cả chính trị và quân sự, tập hợp đông đảo lực lượng cách mạng trong Mặt trận Dân tộc giải phóng, phát động một phong trào đấu tranh chính trị mạnh mẽ của quần chúng, tích cực tiêu diệt sinh lực địch, bảo tồn và phát triển lực lượng ta, làm tan rã chính quyền và lực lượng địch trên phạm vi ngày càng rộng lớn, tiến lên làm chủ vùng rừng núi, giành lại toàn bộ đồng bằng, ra sức xây dựng cơ sở và đẩy mạnh đấu tranh chính trị ở đô thị, tạo điều kiện và nắm mọi thời cơ đánh đổ Mỹ-Diệm, giải phóng miền Nam”[36,164].

Về xây dựng căn cứ V.I.Lênin từng nói: “Muốn tiến hành chiến tranh một cách thực sự, phải có một hậu phương được tổ chức vững chắc”[70,443].Tiếp thu học thuyết quân sự của chủ nghĩa Mác-Lênin, kế thừa truyền thống xây dựng căn cứ địa trong chống ngoại xâm của dân tộc, vận dụng cụ thể vào hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Theo quan điểm của Đảng ta:“Căn cứ địa cách mạng là những vùng giải phóng xuất hiện trong vòng vây của địch, cách mạng phải dựa vào đó để tích lủy và phát triển lực lượng của mình về, tạo thành những trận địa vững chắc về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, lấy đó làm nơi xuất phát để mở rộng dần ra, cuối cùng tiến lên đánh bại kẻ thù lớn mạnh, giải phóng hoàn toàn đất nước. Căn cứ địa là chỗ đứng chân của cách mạng, đồng thời là chỗ dựa để xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang, đẩy mạnh đấu tranh vũ trang cách mạng, trên ý nghĩa đó, nó cũng là hậu phương của chiến tranh cách mạng”[115,90]. Xuất phát từ quan điển trên nên việc xây dựng căn cứ địa trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ luôn được Đảng ta chú trọng. Đặc biệt là trong giai đoạn từ 1961-1965, hệ thống căn cứ địa đã đảm nhiệm các vai trò quan trọng sau: Là nơi đứng chân của các cơ quan lãnh đạo, chỉ huy của Nam Bộ, B2 và toàn miền Nam, của các tỉnh, huyện, xã… Là nơi xây dựng, bảo tồn và phát triển lực lượng vũ trang 3 thứ quân; chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Là nơi xây dựng, tích

lũy và dự trữ hậu cần phục vụ cho cuộc kháng chiến, nơi đứng chân của các đoàn hậu cần, tập trung các kho tàng hậu cần và nơi thu hút các nguồn hậu cần từ nhiều nơi. Là những trung tâm chính trị của kháng chiến, hình ảnh ban đầu về một chế độ xã hội mới. Là nơi diễn ra những sự kiện chính trị lớn trong kháng chiến.Với những vai trò quan trọng trên, căn cứ địa ở miền Đông nói chung và Chiến khu Đ nói riêng đã thật sự trở thành những hậu phương tại chỗ, là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quyết định vào thắng lợi của cuộc kháng chiến. Chiến khu Đ là nơi có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng căn cứ kháng chiến. Đó là tình thần yêu nước của các đồng bào dân tộc Stiêng,Chơro, Khơmer…lại có địa thế rừng rậm rạp, gần sông, trong lòng chiến khu có nhiều suối, bàu nhỏ, và sự vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào điều kiện cụ thể của chiến trường. Đặc biệt là trong quá trình xây dựng căn cứ địa trên các mặt quân sự, chính trị, kinh tế và văn hóa –xã hội.

Xây dựng căn cứ địa về mặt quân sự, quân và dân vùng Chiến khu Đ đã có những bước sáng tạo, sự sáng tạo ấy được thể hiện trong phương thức xây dựng hệ thống căn cứ địa tạo nên thế liên hoàn xen kẽ với vùng địch chiếm đóng.Trong xây dựng căn cứ về quân sự thì việc xây dựng lực lượng vũ trang được chú trọng, tổ chức chặt chẽ công tác phòng thủ bảo vệ căn cứ, xây dựng và phát triển ba thứ quân ngày càng lớn mạnh, phối hợp tốt với nhau trong chiến đấu. Một trong những nguyên nhân góp phần vào thắng lợi to lớn của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước là do Đảng ta đã chú trọng lãnh đạo xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân vững mạnh, thiện chiến. Lực lượng ấy, từ bộ đội chủ lực của Bộ, của khu, bộ đội địa phương của tỉnh, huyện, đến dân quân du kích và quần chúng có vũ trang ở xã, ấp đã không ngừng lớn mạnh và liên tiếp tiến công địch. Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ Chính trị về thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng, ngày 15-2-1961, tại Chiến khu Đ, Trung ương Cục triệu tập hội nghị quân sự đặc biệt để thống nhất các lực lượng vũ trang toàn Miền thành “Quân giải phóng miền Nam Việt Nam”. Ban quân sự đổi thành Bộ chỉ huy Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. “Các đơn vị C59, C80, C300 đã được thống nhất thành D500, tiểu đoàn chủ lực đầu tiên của miền Đông Nam Bộ (sau đổi thành D800)”[56,274]. Việc thống nhất các lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam Việt Nam đã nói lên sự trưởng thành vượt bậc của lực lượng cách mạng, một bước chuyển biến quan trọng của cách mạng sang giai đoạn mới. Vào cuối 1960 đầu 1961, tỉnh ủy Thủ Biên chỉ đạo các địa phương tích cực rút thanh niên từ các xã lên chuẩn bị thành lập bộ đội tập trung tỉnh,

huyện như: đại đội 61 ở Bến Cát, 62 ở Châu Thành, 63 ở Lái Thiêu, 64 ở Dầu Tiêng, lần lượt ra đời. Cũng trong thời gian này, được trên tăng cường một số chiến sĩ và vũ khí, kết hợp với lực lượng địa phương, xúc tiến thành lập đơn vị vũ trang tập trung của tỉnh: “Sau một thời gian ngắn sắp xếp biên chế, tổ chức, đại đội 380-đại đội chủ lực đầu tiên của tỉnh ra đời. Sau đó đại đội 380 được bổ sung quân số, vũ khí gần đủ biến chế trở thành đại đội mạnh của tỉnh. Theo yêu cầu phát triển lực lượng, đại đội 380 chia ra làm nòng cốt xây dựng đại đội 303 Phước Thành, đại đội 304 Thủ Dầu Một và một trung đội về Biên Hòa. Đại đội 304 là tiền thân của tiểu đoàn Phú Lợi sau này”[27,247]. Huyện Phú Giáo xây dựng được một đội vũ trang lấy phân hiệu đại đội 301. Huyên Tân Uyên xây dựng được một trung đội, lấy phiên hiệu 302. Tại các xã trong vùng chiến khu cũng thành lập được trung đội hoặc đại đội dân quân tự vệ, từ 15 đến 20 người.Theo quyết định của Trung ương Cục và Bộ chỉ huy quân sự miền Nam, ngày 2-9-1961 tại rừng Chiến khu Đ đã thành lập 2 tiểu đoàn chủ lực, là tiểu đoàn 1,2 của trung đoàn 1, thuộc sư đoàn 9 sau này. Đây là hai tiểu đoàn chủ lực cơ động đầu tiên của quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường Nam Bộ và Cực Nam Trung Bộ. Cán bộ là bộ đội miền Nam tập kết trở về, chiến sĩ là các thanh niên cách mạng của nhân dân lao động trưởng thành trong phong trào đồng khởi ở khắp các miền từ miền Đông đến Sài Gòn-Gia Định và đồng bằng Sông Cửu Long. Trong buổi lễ thành lập, đại diện Trung ương Cục đã huấn thị: “Đảng ta còn nghèo, nhân dân ta đang bị áp bức bóc lột thậm tệ nên số vũ khí và người hiện nay chỉ có bấy nhiêu, các đồng chí lấy đó làm vốn rồi liên hệ với địa phương xin thêm người nhanh chóng tổ chức huấn luyện cho tốt để gấp rút ra quân hỗ trợ chiến đấu hỗ trợ phong trào”[29,6]. Cuối 1961, một số sĩ quan, hạ sĩ quan được đào tạo từ miền Bắc đã về và được bổ sung cho tỉnh Phước Long (phía bắc Chiến khu Đ), trở thành những cán bộ nòng cốt trong xây dựng lực lượng vũ trang, một số được bổ sung vào Ban quân sự phụ trách các cơ quan tham mưu, chính trị, hậu cần. Như vậy; vào năm 1961, trên địa bàn Chiến khu Đ đã xây dựng được một số đội vũ trang tập trung, hỗ trợ cho phong trào cách mạng của nhân dân địa phương, ngoài các đơn vị vũ trang tập trung ở các huyện thì ở các xã ở đồng bằng và miền núi đều có tổ chức lực lượng vũ trang cơ sở. Xã ít nhất có từ một tổ đến một tiểu đội dân quân du kích, một số tổ tự vệ vũ trang hoặc du kích mật. Các đồn điền cao su có đội vũ trang tuyên truyền, thị xã có đội biệt động…Mặc dù địch tăng cường xua quân đi càn quét khủng bố làm cho ta gặp khó khăn nhất định, nhưng lực lượng du kích ở nhiều xã kết hợp với bộ đội địa phương huyện, tỉnh liên tục chống càn

thắng lợi, thực lực cách mạng đã phát triển đều khắp trên các địa phương quanh vùng Chiến khu Đ, lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, du kích tự vệ các xã, ấp, đồn điền cao su, các thị xã, thị trấn thực sự trở thành nòng cốt, là lực lượng chủ công trong phong trào đấu tranh cách mạng của quần chúng nhân dân. Trong cuộc hành quân đánh phá vào Chiến khu Đ diễn ra từ ngày 29-10 đến 1-11-1961, địch đã có những nhận định về vùng chiến khu Đ như sau:“Về quân sự, Việt cộng tìm cách xây dựng và tổ chức Chiến khu Đ thành một căn cứ vững chắc, có tính cách chiến lược ở miền Nam. Phát triển mạnh các đơi vị mới bằng cách huấn luyện thêm nhiều tân binh. Bao vây và cô lập hóa tỉnh-lỵ, quận-lỵ, đồn bốt ở vùng lân cận. Bảo vệ căn cứ Chiến khu Đ bằng cách bố trí xung quanh căn cứ một số đơn vị chủ lực, tổ chức phòng thủ, bảo đảm đường giao thông, đặt hệ thống báo động. Thành lập được 1 tiểu đoàn chủ lực cho Bộ Tư lênh Miền Đông”[8,57-60].

Năm 1962, trên địa bàn Chiến khu Đ, lực lượng vũ trang ba thứ quân tiếp tục phát triển: “Ở Thủ Dầu Một thành lập thêm đại đội 306. Ở Biên Hòa, Long khánh, Vĩnh Cửu... đều có từ một đến hai trung đội bộ đội địa phương tập trung. Nhìn chung ở toàn Quân khu miền Đông trong năm 1962, số quân tăng gấp ba lần so với năm 1961, tổng cộng có 4.627 cán bộ chiến sĩ”[65,116]. Tháng 12-1962, Bộ Chính trị họp bàn về công tác trước mắt của cách mạng miền Nam. Bộ Chính trị xác định nhiệm vụ cấp bách trong thời gian tới là:“Phát triển quân du kích, củng cố lực lượng vũ trang, đẩy mạnh công tác binh vận, chú ý tiến hành công tác Mặt trận, công tác đô thị, xây dựng căn cứ địa và vùng giải phóng, tăng cường công tác xây dựng Đảng từ trên xuống tận cơ sở”[3,244]. Cuối năm 1962, Khu ủy khu 10 chỉ đạo tổng kết công tác binh vận, khẳng định công tác binh vận có tầm quan trọng đặc biệt, là một mũi tiến công sắc bén vào hàng ngũ địch. Thực tế cho thấy nơi nào làm tốt công tác này thì tranh thủ được sự đồng tình của binh lính trong chống phá ấp chiến lược, chống càn quét trong đấu tranh chính trị. Ở Đồng Xoài (Phước Long) đội mũi công tác xây dựng được cơ sở xã Đồng Tiến, móc nối với một số sĩ quan ngụy chi khu Đồng Xoài để nắm tình hình. Thông qua các tổ chức bên trong, ta nắm được một trung đội thanh niên chiến đấu. Ở Lộc Ninh, lực lượng vũ trang tiến công hai ấp chiến lược của Mỹ-ngụy là Cốc Rưới và Brêlin, nằm trên đường 14A nối liền Lộc Ninh với Bù Đốp để bảo vệ con đường chiến lược này.Vùng căn cứ được mở rộng, các buôn làng từ Brêlin đến ngã ba Cầu Trắng dài hàng chục cây số với nhiều buôn sóc được giải phóng.

Năm 1963, đánh dấu bước khủng hoảng chính trị sâu sắc của Mỹ-ngụy, sau khi Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu bị đảo chính vào ngày 1-11-1963. Tổng thống Mỹ, Ken-nơ-đi bị ám sát vào ngày 22-11-1963. Giônxơn lên làm Tổng thống, tiếp tục theo đuổi cuộc chiến tranh xâm lược ở miền Nam Việt Nam. Trước sự phát triển của phong trào đấu tranh phá ấp chiến lược đang phát triển mạnh mẽ trên địa bàn tỉnh Phước Thành, từ đầu1964, địch đưa lực lượng trung đoàn 48 thuộc sư đoàn 18 bộ binh đánh chiếm Chiến khu Đ, nhằm khóa chặt cửa ngõ căn cứ của ta và khôi phục lại hệ thống dinh điền, ấp chiến lược đang bị quân và dân Phước Thành phá vỡ từng mảng. “Kiên quyết đánh bại âm mưu của địch, tiểu 800 của khu phối hợp với đội du kích xã Tân Hòa, Tân Uyên, Uyên Hưng, đánh thiệt hại nặng một đại đội thuộc trung đoàn 48 sư đoàn 18 ngụy tại khu vực cầu Tân Lợi (Tân Hòa) bẻ gãy cuộc càn quét lấn chiếm của địch ở các xã Tân Hòa, Tân Tịch, Mỹ Lộc, Thường Lang”[6,153].Trước nhiệm vụ chiến lược nặng nề nhưng vô cùng vẻ vang, triển vọng hết sức sáng lạn. Trung ương Đảng kêu gọi:“Toàn Đảng, toàn dân, vượt mọi khó khăn, ra sức phấn đấu xây dựng lực lượng vũ trang làm thay đổi so sách lực lượng giữa ta và địch có lợi cho ta mau chóng hơn”[10,78].Tháng 2-1964, Trung ương Cục mở hội nghị lần thứ 2 để cụ thể hóa Nghị quyết 9 của Ban chấp hành Trung ương. Hội nghị ra văn kiện chỉ đạo, trong đó chỉ rõ: “... giữ vững, xây dựng, mở rộng các khu căn cứ miền núi và đồng bào Thượng theo kịp sự phát triển cách mạng, nhất là trên các địa bàn chiến lược… Đẩy mạnh công tác phá ấp chiến lược của địch để tạo ra vùng giải phóng rộng lớn, liên hoàn, tiếp giáp với vùng căn cứ”[3,262]. Lúc này, lực lượng chính trị của ta đã mạnh nhưng lực lượng quân sự thì còn yếu;“Giữa năm 1964, lực lượng vũ trang giải phóng ở miền Nam đã phát triển lên 120.000 quân, trong đó có 42.000 quân chủ lực”[56,304]. Thực tiễn chiến trường lúc này đặt ra yêu cầu cấp thiết là phải có những bước chuyển biến nhảy vọt về xây dựng lực lượng vũ trang, nhất là tăng cường lực lượng, nâng cao sức chiến đấu của bộ đội chủ lực Miền, chuyển từ tác chiến du kích sang đánh vận động một cách phổ biến, đánh gục chỗ dựa chủ yếu của Mỹ-ngụy trong chiến tranh đặc biệt. “Đến cuối năm 1964, quân thường trực của ta ở miền Nam đã có 11 trung đoàn và 15 tiểu đoàn bộ binh chủ lực Miền, quân khu, 25 tiểu đoàn và 90 đại đội bộ đội địa phương cùng với các đơn vị hỏa lực, đơn vị bảo đảm. Số quân của ta đã lên tới hơn 12 vạn so với 35 vạn quân chủ lực và bảo an của ngụy”[10,88]. Lực lượng du kích tự vệ chiến đấu hình thành rộng khắp thôn xã, tập trung khá mạnh trên những vùng trọng điểm với số lượng 20 vạn, so với 30 vạn dân vệ và thanh niên chiến đấu của

ngụy với tỷ lệ đã có một sự thay đổi so sánh nhảy vọt, tao điều kiện thực hiện những đoàn tiến công tiêu diệt ngày càng lớn. Đoàn vận tải quân sự 559 đã hình thành một mạng lưới vận tải thống nhất với con đường chiến lược xuyên suốt dọc Trường Sơn từ Bắc vào Nam. Trên cơ sở thế trận chiến lược vững vàng, lực lượng vũ trang đã được chuẩn bị lớn mạnh, các khối chủ lực và dự trữ hậu cần được bảo đảm khá tốt, các kế hoạch đánh địch được xây dựng khẩn trương. Các đội trinh sát, các đội đặc công, thám sát đứng vững trên những địa bàn lợi hại. Những trận đánh lớn đã được chuẩn bị trên thế trận tiến công 3 vùng, phát triển đồng đều, các chiến trường quân khu, mặt trận của ta đã hoạt động ngày càng mạnh, nhiều vùng giải phóng đã được mở rộng nối liền, lực lượng vũ trang của ta đã triển khai, nhất là

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 45)