Góp phần bảo vệ các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 62)

8. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Góp phần bảo vệ các cơ quan kháng chiến và lực lượng vũ trang

Từ 1960 -1961, trước sức tiến ồ ạt, mạnh mẽ của phong trào cách mạng, Mỹ-Diệm đã tiến hành chuyển hướng về chiến lược.Tạm hoãn kế hoạch Bắc tiến, chỉ tăng cường tung biệt kích ra Bắc để mưu đồ phá hoại. Tạm hoãn kế hoạch Bắc tiến là để tập trung lực lượng đàn áp phong trào nhân dân cách mạng miền Nam. Mỹ-Diệm chia lại chiến trường thành 3 vùng chiến thuật: Vùng I, từ vĩ tuyến 17 đến Komtum, Quảng Ngãi. Vùng II, là phần còn lại của Trung Bộ. Vùng III, cả Nam Bộ, trừ Sài Gòn-Gia Định là “biệt khu thủ đô”. Mỗi vùng chiến thuật lại chia thành nhiều tiểu khu. Trong năm 1961, Mỹ-Diệm tăng cường những hoạt động quân sự nhằm hai mục tiêu chính: Thứ nhất, là tiêu diệt lực lượng vũ trang nhân dân. Thứ hai, là chiếm đóng trở lại những vùng ở đó nhân dân đã tự quản sau khi chính quyền địa phương của Diệm bị tan rã hay bị suy nhược đến cao độ. “Riêng ở phía nam vùng Chiến khu Đ, chúng đóng tới một trung đoàn lính bảo an rải rác khắp nơi. Các xã ven chiến khu như Tân Hiệp, Khánh Vân, Phước Thành,Thạnh Hội cũng mỗi xã có một đại đội. Tại chi khu Tân Uyên, chúng đóng tới 2 đại đội, một hậu cứ trung đoàn 48, một đại đội pháo binh, trong đó có 5 khẩu 105 ly. Cùng với việc tăng cường lực lượng ngụy quân, ngụy quyền, chúng tiến hành xây dựng và dồn dân quy mô lớn vào các ấp chiến lược”[29,4].

Ngoài ra, trên địa bàn Chiến khu Đ (khu A) địch tăng cường lực lượng và đóng thêm đồn bốt, mở rộng tiểu khu Phước Thành thành một cứ điểm quân sự mạnh, làm bàn đạp đánh phá, chia cắt Chiến khu Đ, tìm diệt lực lượng vũ trang cách mạng. Tiếp đó, ngày 13-4-1961, địch bố trí lại chiến trường, thành lập khu chiến thuật 31 đảm nhiệm việc đánh phá cách mạng ở miền Đông, trong đó có hai tỉnh Phước Thành và Phước Long nằm trên địa bàn

Chiến khu Đ. Hệ thống đồn bốt ở Phước Thành, Phước Long được địch xây dựng đến xã, mỗi xã có từ 1 đến 3 trung đội bảo an, dân vệ. Nhiều chốt quân sự được địch xây dựng trong căn cứ như Rầy Gạch, Váng Hương, Suối Ngang. Các chi khu Hiếu Liêm, Tân Uyên, Phú Giáo đều được tăng cường một đại đội pháo 105 ly để bắn phá vào căn cứ của ta. Sư đoàn bộ binh ngụy số 5 và các tiểu đoàn biệt động quân 35,38 ở Biên Hòa là lực lượng cơ động đánh phá và yểm trợ cho bảo an dân vệ đánh phá vào chiến khu; “Năm 1961,khi bắt đầu thí điểm kế hoạch lập ấp chiến lược đã diễn ra 1.253 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên qua năm 1962 lên tới 2.577 cuộc trong đó có tới 200 cuộc có kết hợp thủ đoạn“trực thăng vận”[10,11]. Vì vậy, nhân dân miền Đông Nam Bộ nói chung và vùng Chiến khu Đ nói riêng chẳng những chống lại với quân ngụy Diệm, mà còn phải đương đầu trực tiếp với đế quốc Mỹ. Trước chuyển biến mới của chiến trường. Tháng 1-1961, Bộ Chính trị nhận định:“Thời kỳ tạm ổn của chế độ Mỹ-Diệm đã qua và thời kỳ khủng hoảng liên tiếp, suy sụp nghiêm trọng đã bắt đầu, các hình thái du kích cục bộ, khởi nghĩa từng phần đã xuất hiện mở đầu cho một cao trào cách mạng ngày càng rộng lớn” [35,81]. Bộ Chính trị vạch ra phương châm chiến lược của cách mạng miền Nam là:“Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị đồng thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tấn công địch bằng cả hai mặt chính trị và quân sự”[52,203]. Hưởng ứng tinh thần chỉ đạo của Bộ Chính trị, nhân dân khắp nơi trong vùng Chiến khu Đ đã đứng lên chống địch với nhiều hình thức phong phú, đa dạng nhằm bảo vệ Đảng, cơ sở cách mạng. Ở Tân Uyên-địa bàn tiếp giáp với Chiến khu Đ, đây là nơi nhân dân có truyền thống cách mạng luôn đoàn kết gắn bó, sẵn sàng đấu tranh chống địch. “Tháng 3-1961, địch dùng 1 đại đội thiết giáp càn vào căn cứ Vĩnh Lợi. Du kích Vĩnh Tân kết hợp với du kích Bình Mỹ chống càn, sau một ngày chiến đấu quân ta đã phá hủy 3 xe tăng, tiêu diệt nhiều sinh lực địch”[79,9]. Phối hợp với trận Phước Thành, nhân dân cùng du kích xã Thái Hòa đốt cầu Tổng Bảng để không cho viện binh từ Biên Hòa kéo lên. Du kích cùng nhân dân Tân Bình, Bình Mỹ đào hào đắp ụ trên các đường số 15,16 để cản địch, lực lượng của huyện cùng du kích các xã ven vùng Chiến khu Đ tấn công bao vây toàn bộ địch ở các bốt cầu Ông Hựu, cầu Gõ, cầu Chùa, cầu Rạch Rớ, cầu Bà Đặng... “Ngày 16-3-1961, Khu ủy miền Đông quyết định mở cuộc tiến công vào chi khu quân sự Hiếu Liêm, sau 30 phút nổ súng, ta tiêu diệt toàn bộ chi khu Hiếu Liêm, thu một pháo 105 ly, 80 súng các loại, một kho đạn, quân định hoảng sợ”[27,250]. Thừa thắng, sáng 17-3-1961, đơn vị hành quân dọc bờ sông Đồng Nai, tiến công bốt Lạc

An, uy hiếp các bốt Bà Cẩm, Sình, Tân Hòa, Tân Tịch, Mỹ Lộc, đồng bào nổi dậy diệt ác phá kìm. Toàn bộ bọn tề xã, tề ấp bỏ trốn. Ta làm chủ một đoạn đường 16, đường số 8 và tổ chức nhiều cuộc vũ trang tuyên truyền, vận động thanh niên tham gia giết giặc. “Ngày 21-4- 1961, lực lượng của huyện đã kết hợp với lực lượng Uyên Hưng, Khánh Bình cùng với quần chúng nhân dân đánh qua cầu Rạch Tre và phục kích địch ở cây số 19, đốt cháy một xe, thu 12 súng các loại”[90,170].Tháng 5-1961, du kích Tân Phước Khánh phối hợp cùng nhân dân tấn công đồn Tân Phước Khánh, ta đã loại khỏi vòng chiến đấu 20 tên địch, thu được một số vũ khí”[79,9].

Vào giữa 1961, Mỹ thông qua kế hoạch Staley-Taylor, nhằm bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng và chia thành 3 bước: Bước 1, từ giữa 1961 đến cuối 1962, “bình định” xong miền Nam với chỉ tiêu xây dựng hoàn chỉnh 16.000 trên 17.000 ấp chiến lược, tách dân ra khỏi ảnh hưởng của Cộng sản. Bước 2, khôi phục kinh tế và hoàn thiện công cuộc “bình định”, tăng cường ngụy quân, ổn định ngụy quyền, tạo cơ sở vững chắc cho quân ngụy đủ sức chiến đấu tiêu diệt lực lượng vũ trang cách mạng và triệt hạ cơ sở cách mạng trong dân.Bước 3, phát triển kinh tế toàn diện để đến cuối năm rút bớt cố vấn Mỹ về nước, đưa trạng thái cách mạng miền Nam trở lại thời kỳ sau 1954.Với kế hoạch này, Nhà Trắng và Lầu Năm Góc ôm ảo mộng sẽ đè bẹp phong trào cách mạng miền Nam mà “xương sống” của nó là quân đội ngụy, với biện pháp hành quân càn quét, gom dân lập ấp chiến lược, thực hiện chương trình “bình định nông thôn”. Với phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ, với chiến thuật tân kỳ như; “trực thăng vận”, “thiết giáp vận”, có sự tham gia trực tiếp của “lực lượng đặc biệt” Mỹ. Chúng chắc mẩn rằng sẽ tiêu diệt được lực lượng quân giải phóng non trẻ, “bình định” được miền Nam trong một thời gian tương đối ngắn. “Từ chỗ nhận định phong trào cách mạng phát triển được là do đối phương có chỗ đưa vững chắc trong dân. Muốn đánh thắng đối phương, phải tìm mọi cách tách dân ra khỏi ảnh hưởng của cách mạng. Muốn vậy không có cách nào tốt hơn là lập ấp chiến lược”[27,255]. Chúng xác định, thành công hay thất bại của ấp chiến lược sẽ quyết định thành công hay thất bại của chiến lược“Chiến tranh đặc biệt”.Trên địa bàn Chiến khu Đ để thực hiện kế hoạch Staley-Taylor, chúng bố trí lại lực lượng, tổ chức mở các cuộc hành quân càn quét, dồn dân lập ấp. “Theo lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam vào ngày 24-4-1961 thì năm 1960 có 2.185 trận càn lớn nhỏ, còn năm 1961 số trận càn quét và chống càn là 15.525 trận”[97,91]. Chúng đưa ra nhiều luận điệu như;“ấp chiến lược có cảnh sống như

một thiêng đường dưới chế độ cách mạng quốc gia”,“ở ấp chiến lược, đồng bào được cung cấp đủ mọi thứ, không lo thiếu, đói”, “được quốc gia bảo vệ, không sợ cộng sản tiến công”.

Bên cạnh đó, chúng còn tiến hành xây dựng hệ thống đồn bốt trên tất cả các xã trên vùng Chiến khu Đ. Ở mỗi đồn bốt có từ 1 trung đội đến 1 đại đội bảo an dân vệ. Riêng ở Bàu Cá Trê có tới 2 đại đội địa phương quân. Tại các ấp chiến lược Sình, Bà Đã, mỗi nơi đóng 1 đại đội. Ở các xã ven Chiến khu Đ, chúng đóng thêm nhiều chỗ nhỏ như: Rẫy Gạch (Phước Hòa) 1 đại đội, Váng Hương 1 đại đội, Suối Ngang 1 trung đội, tại các đồn Phước Sang, Uyên Hưng địch có 1 đại đội. Ngoài ra, chúng còn thực hiện việc bắt lính, tiến hành lôi kéo dụ dỗ thanh niên đi vào con đường trụy lạc, du nhập lối sống kích động, nhằm đầu độc nhân dân, tất cả những hành động trên được làm một cách ồ ạt. Với khí thế cách mạng tiến công sau phong trào “Đồng khởi”, phát huy truyền thống chiến đấu anh dũng đã được tôi luyện trong chống Pháp và lòng căm thù sôi sục khi bị Mỹ-ngụy dồn vào các trại tập trung, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ. Nhân dân các địa phương, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã anh dũng đứng lên đấu tranh để giữ lấy mảnh đất thiêng liêng của mình, tháng 7-1961, bộ đội địa phương và du kích Tân Uyên đã đánh diệt tua cầu Trại Cưa, trong tháng 9 và 10, đại đội 304 cùng du kích xã Tân An (Bến Cát) kết hợp với cơ sở nội ứng tiến công Bến Thế, diệt gọn hai trung đội dân vệ. Đại đội 61 và du kích xã Thới Hòa (Bến Cát) tiến công tiêu diệt toàn bộ trung đội dân vệ trong bốt Thới Hòa. Tiểu đội du kích xã Phú An (Bến Cát) đánh lùi một trung đội địch và 8 xe ủi đất chuẩn bị gom dân lập ấp chiến lược.“Trong trận này, chiến sĩ du kích nguyễn Văn Được với 10 viên đạn đã diệt được 9 tên địch”[65,107].

Cũng trong thời gian trên, đơn vị 303 đã kết hợp với lực lượng du kích cùng nhân dân Tân Bình tấn công đồn Nhà Đỏ. “Lực lượng địch ở đây gồm một trung đội dân vệ có vũ khí đầy đủ và hệ thống phòng vệ vững chắc, sau 45 phút chiến đấu, quân ta đã làm chủ trận địa. Kết quả ta tiêu diệt 16 tên, bắt sống 10 tên, thu hơn 20 súng các loại”[79,9]. Tại thị trấn Uyên Hưng, ta đã đánh sập nhà thông tin của địch tại chợ. Vùng Chiến khu Đ được mở rộng ra đường số 16 và hữu ngạn sông Đồng Nai sát thành phố Biên Hòa. Khi Mỹ-Diệm triển khai càn quét gom dân lập ấp,thì đây cũng là thời kỳ dấy lên phong trào toàn dân đánh giặc một cách sôi động với nhiều hình thức đấu tranh phong phú. Thanh niên, thiếu niên hăng hái tự tìm vũ khí tham gia giết giặc.“Ở Tân Hợi có em gánh phân ra đồng, gặp lính sư 5 đi lẻ dùng đòn gánh đánh địch, giật súng để vào đội du kích. Để có súng tham gia bộ đội, một thanh niên ở Tân Khánh lập mẹo rủ lính đi nhậu rồi đập đầu lấy súng. Một thanh niên khác

ở Thái Hòa trước khi tòng quân đã tìm cách giết tên Tổng Giỏi ác ôn để lấy súng…”[27,260]. Khắp các nơi trong vùng chiến khu dấy lên phong trào diệt địch cướp súng để có vũ khí tham gia du kích, bộ đội, các mẹ, các chị lo sắm từ quần áo, trang bị võng, giầy, dép…cho các em mình đi đánh giặc. Mặt khác, để chuẩn bị lực lượng đấu tranh chống địch “bình định” gom dân, vận động binh lính ngụy đứng về phía cách mạng. Toàn dân đánh giặc, toàn dân đấu tranh chống địch gom dân lập ấp trở thành lẽ sống của mọi người. Điều đó đã giải thích được là tuy kế hoạch “bình định” của Mỹ-Diệm rất thâm độc nhưng chúng vẫn không thể thu được hiệu quả trên địa bàn này.Tại Phước Thành, đây là cửa ngỏ quan trọng của Chiến khu Đ. Diệm đã từng tuyên bố:“PhướcThành ra đời như một ngọn dao cắm phập vào Chiến khu Đ, từ đó quân lực Việt Nam cộng hòa sẽ dẫm nát Chiến khu Đ ra từng mảnh”[27,261-262].Với ta, Phước thành không chỉ là địa bàn quan trọng đối với cả với miền Đông Nam Bộ mà còn là cửa ngõ then chốt, yết hầu của Chiến khu Đ - căn cứ địa cách mạng quan trọng đối với cả chiến trường miền Nam. Ngày 17-9-1961, các mũi tiến công xung phong, đánh chiếm các mục tiêu. Ta tiêu diệt hoàn toàn bộ máy chỉ huy quân sự, hành chính của địch ở tỉnh lỵ Phước Thành, diệt tại chỗ 40 tên, làm bị thương 30 tên, bắt sống 11 tên, thu 332 súng các loại, phá hủy trận địa 1 pháo 105 ly, 32 máy truyền tin, 12 xe cơ giới, trong đó có 2 xe thiết giáp For Lynk, giải thoát gần 272 tù binh. Chiến thắng Phước Thành đã bẻ gãy một cái chốt rất kiên cố án ngữ ngay cửa ngõ yết hầu Chiến khu Đ, phá thế bao vây chia cắt của địch đối với vùng căn cứ chiến lược; đánh thông một bàn đạp và hành lang chiến dịch tiến công của lực lượng vũ trang ta từ Chiến khu Đ phát triển đi các hướng, nối liền vùng địa bàn miền Đông với địa bàn chiến lược Nam Tây Nguyên, Cực Nam Trung Bộ, mở rộng và nối liền Chiến khu Đ với chiến khu Long Nguyên, Thuận An Hòa, Dương Minh Châu… tạo nên một vùng căn cứ liên hoàn rộng lên khắp miền Đông Nam Bộ. Tại Phước Long (phía bắc Chiến khu Đ), khu vực có vị trí chiến lược địa đầu của miền Đông Nam Bộ, là nơi tiếp giáp với chiến trường rừng núi Cực Nam Trung Bộ nên địch luôn xem đây là địa bàn xung yếu nhất. Thường xuyên bố trí tại đây hơn 3.000 tên lính các loại, để kìm kẹp đồng bào địa phương.“Tháng 3-1961, đội vũ trang tuyên truyền đồng bào các dận tộc gồm 9 anh em ở vùng Nước Sông do đồng chí Ba Phú và Tư Ngụ đã bắt liên lạc với Điểu Đích chỉ huy đồn dân vệ ở cây số 81 trên quốc lộ 14, chịu làm nội ứng cho ta đánh đồn. Trận đánh diễn ra chớp nhoáng, tất cả dân vệ trong đồn bỏ chạy, ta thu được 7 súng và một bộ chiêng đồng. Điểu Đích cùng em vợ bỏ ngũ theo cách mạng. Trận đánh tuy nhỏ

nhưng có tác dụng tích cực đối với phong trào, đặc biệt là trong đồng bào dân tộc”[70,572].

Cuối 1961, ngụy quyền Diệm tuyên bố đã giết được một số quân du kích so ra là lớn ba lần hơn số du kích mà chúng ước đoán hồi đầu 1961, nhưng sang đầu 1962 thì cũng theo ước đoán của chúng, số quân du kích đã vượt quá 2 vạn người. Còn vùng mà chế độ Diệm bị tan rã, thế kìm kẹp bị phá, nhân dân tự quản, thì năm 1960 ở Nam Bộ có 1.000 xã trên 1.300, năm 1961 có 1.070 trên 1.300. Trong 1961, lực lượng vũ trang nhân dân đã gây cho địch những thiệt hại nặng nề hơn là trong năm 1960, 11.000 tên bị giết chết, ngót 2.000 bị thương, trên 3.000 tên bị bắt sống,7.000 tên đào ngũ hoặc trả súng về quê hoặc đi theo Mặt trận giải phóng miền Nam [97,92]. Bước sang 1962, khi chiến lược “chiến tranh đặc biệt” được thực hiện ở mức cao hơn, Mỹ tăng viện trợ quân sự cho Diệm lên 2 lần so với năm 1961, khoảng 600 triêu đôla, đưa sang miền Nam hơn 12.000 sĩ quan, chuyên viên, binh lính thuộc nhiều binh chủng khác nhau, không kể 2.000 quân Tưởng mà Mỹ đưa vào đóng ở mũi Cà Mau, 300 máy bay các loại, nhiều xe bọc sắt lội nước. Mỹ lập tại Sài Gòn Bộ chỉ huy quân sự, do đại tướng Harkis chỉ huy. Ngày 12-12-1962, Tổng thống Ken-nơ-đi tuyên bố:“Hiện nay ở miền Nam Việt Nam, số người Mỹ đông hơn 10 lần so với năm trước, Mỹ

Một phần của tài liệu vai trò của nhân dân trong xây dựng và bảo vệ chiến khu đ (1954 1975) (Trang 62)